4. Những đóng góp mới, ý nghĩa khoa học và thực tiễn
3.2.3. Thực trạng tổ chức cụm liên kết sản xuất trồng trọt
Quá trình sản xuất nông nghiệp hiện nay, thông qua hợp đồng hợp tác, liên kết sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp là hợp đồng được ký giữa người sản xuất và người tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp muộn nhất là từ đầu vụ sản xuất, chính nhờ hợp đồng hợp tác, liên kết này, các thành phần sẽ tham gia vào. Người sản xuất và người tiêu thụ trong mối liên kết này đóng vai trò chính, người sản xuất ở đây có thể là nông dân, trang trại, tổ hợp tác, HTX và doanh nghiệp và người tiêu thụ có thể là cá nhân thương lái, tổ hợp tác, HTX, doanh nghiệp, các siêu thị bán lẻ.
Điều quan trọng là trong một vùng sản xuất đó, tổ hợp tác hoặc HTX, doanh nghiệp hợp đồng với nhiều nông dân để nâng cao năng suất, sản lượng một loại nông sản, đáp ứng yêu cầu là một bên sản xuất, cung ứng nông sản. Bên sản xuất căn cứ giá cả thị trường, ước tính chi phí sản xuất, dự kiến giá thành... để đàm phán với bên tiêu thụ, bảo đảm cho sản xuất có lợi nhuận.
Bảng 3.7. Đánh giá hiệu quả hoạt động của các mô hình tổ chức sản xuất trong trồng trọt trên địa bàn huyện Văn Bàn tỉnh Lào Cai
Mô hình tổ chức sản xuất
Cơ chế hoạt động Ưu điểm Hạn chế
Liên kết giữa doanh nghiệp với nông dân
DN ký hợp đồng với từng hộ, xác định trách nhiệm hai bên và cơ chế định giá thu mua, giải quyết tranh chấp. Hộ phải sản xuất theo loại giống yêu cầu. DN ứng trước giống và thuốc BVTV cho hộ nông dân và hộ phải hoàn trả lại cho DN vào cuối vụ mà không phải trả lãi suất.
Vì hợp đồng kinh tế được xây dựng giữa 2 chủ thể (DN và hộ) nên quá trình liên kết được thực hiện ngắn gọn, đơn giản. DN chỉ đạo quy trình kỹ thuật đồng bộ nên đạt khối lượng sản phẩm lớn, đồng đều về chất lượng, được nông dân tin tưởng Quá trình bao tiêu sản phẩm được DN
Mô hình phải dựa vào DN lớn và thực tế dù quy mô lớn thì DN vẫn gặp khó khăn khi thu hoạch và sơ chế sản phẩm trong một thời gian ngắn
Do không có sự liên kết ngang giữa các hộ dân thông qua tổ chức đại diện nên chưa phát huy được hiệu quả của kinh tế tập thể, các hộ ít có cơ
thực hiện trực tiếp với từng hộ. Nếu có xảy ra vướng mắc thì cũng chỉ ở phạm vi cá nhân nên dễ xử lý
hội chia sẻ kiến thức, thông tin với nhau Do đặc điểm của hộ là sx nhỏ, manh mún nên thời gian đầu doanh nghiệp gặp khó khăn khi thay đổi phương thức sx của nông dân Liên kết
doanh nghiệp với HTX
Các tác nhân tham gia gồm: DN, HTXNN, chính quyền địa phương. DN xây dựng hợp đồng với HTX, HTX lại có hợp đồng thứ hai với các hộ nông dân, thực hiện phân phối tiền giống từ DN cho nông dân, và thu hồi nợ của hộ trả cho DN, hỗ trợ DN trong thu hoạch và thu mua sản phẩm. DN chỉ tương tác với HTX mà không cần phải xử lý những vướng mắc với những trường hợp cụ thể từ phía hộ vì đã có HTX đứng ra giải quyết. Có sự hỗ trợ và phối hợp với chính quyền địa phương trong quá trình SX
Nông dân nhận hỗ trợ của DN và tự mua giống từ nhiều nguồn nên chất lượng thiếu đồng bộ
Quy trình kỹ thuật canh tác do không được chỉ đạo trực tiếp nên có khi thiếu thống nhất, sai lệch nên DN và HTX gặp khó khăn trong tổ chức, hỗ trợ hộ sản xuất. Mặt khác do chi phí cho khâu trung gian có thể làm tổng chi phí tăng lên. Hộ tự tổ chức
sản xuất, không liên kết
- Hộ chỉ cần tuân thủ thời vụ gieo sạ do địa phương quy định
- Hộ được tự do lựa chọn giống lúa, tự áp dụng quy trình kỹ thuật riêng mà không bị ràng buộc bởi DN - Sản xuất phân tán nên không thể có cánh đồng lớn theo hướng sản xuất hàng hóa tập trung
- Khi thu hoạch, hộ phải đi thuê máy gặt và tự thỏa thuận với thương lái về giá cả và thời gian thu mua
- Được chủ động trong đầu tư đầu vào và giải quyết đầu ra theo cách riêng
- Do đơn độc nên thường gặp rủi ro về giá cả và thị trường tiêu thụ
Qua nghiên cứu trên địa bàn huyện Văn Bàn cho thấy, việc trên địa bàn huyện đã có 2 doanh nghiệp đầu tư trồng lĩnh vực nông nghiệp trên địa bàn các xã Tân An, xã Khánh Yên Thượng đã phát huy được nguồn lực trong sản xuất.
Tóm lại, việc liên kết sản xuất trồng trọt trên địa bàn huyện Văn Bàn đã có những bước phát triển vượt bậc đặc biệt đối với doanh nghiệp và trang trại đã tham gia sâu vào quá trình liên kết sản xuất. Đối với hộ nông dân tỷ lệ này còn thấp chủ yếu do sản xuất manh mún, việc liên kết gặp nhiều khó khăn trong quá trình sử lý vi phạm hợp đồng sản xuất, khi có giá cả chênh lệnh với giá trị trường tự do.