Biến đo lường tăng trưởng tín dụng của ngân hàng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tác động của tăng trưởng tín dụng đến nợ xấu nghiên cứu thực nghiệm tại các ngân hàng thương mại việt nam (Trang 36)

LGT = (Dư nợ năm nay – Dư nợ năm trước) / Dư nợ năm trước × 100%

Biến đại diện cho tăng trưởng tín dụng của ngân hàng, được tính bằng số tăng (giảm) tổng dư nợ năm nay chia cho tổng dư nợ năm trước. Độ trễ của biến nghiên cứu đến 4 năm (k = 1,2,3,4) cũng sẽ được đưa vào mô hình, theo gợi ý từ kết quả nghiên cứu của Salas và Saurina (2002). Đây là biến giải thích chính của bài nghiên cứu.

Tốc độ tăng trưởng tín dụng kỳ vọng tác động cùng chiều với nợ xấu. Theo giả thuyết rủi ro tín dụng có tính chu kỳ, Keeton (1999) cho rằng tốc độ tăng trưởng tín dụng càng nhanh thì tỷ lệ nợ xấu càng lớn khi nghiên cứu các ngân hàng tại Hoa Kỳ. Salas và Saurina (2002) cũng cho thấy giữa tốc độ tăng trưởng tín dụng và tỷ lệ nợ xấu có mối tương quan thuận ở các độ trễ thời gian tại các ngân hàng Tây Ban Nha. Luận văn cho rằng tốc độ tăng trưởng tín dụng cao trong giai đoạn từ sau năm 2008 là lý do dẫn đến nợ xấu gia tăng.

Biến độ trễ của tốc độ tăng trưởng tín dụng được kỳ vọng sẽ có ảnh hưởng cùng chiều đến biến nợ xấu của ngân hàng, phù hợp với cơ sở lý thuyết đã đưa ra cùng với gợi ý từ kết quả nghiên cứu của Salas và Saurina (2002). Việc mở rộng tín dụng năm hiện tại có thể là nguy cơ dẫn đến nợ xấu năm hiện hành và cả các năm sau.

Giả thuyết kiểm định chính: βk(k=1,2,3,4,5) > 0, tức tăng trưởng tín dụng năm hiện tại có thể là nguy cơ dẫn đến nợ xấu năm hiện hành và các năm sau.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tác động của tăng trưởng tín dụng đến nợ xấu nghiên cứu thực nghiệm tại các ngân hàng thương mại việt nam (Trang 36)