Kiểm định sự phù hợp của mô hình

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tác động của tăng trưởng tín dụng đến nợ xấu nghiên cứu thực nghiệm tại các ngân hàng thương mại việt nam (Trang 39)

Sau khi xác định được mô hình FEM hay REM phù hợp, tiến hành tiếp các kiểm định để xem xét những khuyết tật của mô hình và qua đó đánh giá tính hiệu quả của ước lượng.

Kiểm định hiện tượng tự tương quan hay còn gọi là tương quan chuỗi bằng kiểm định Wooldridge để xem xét dữ liệu có tương quan chuỗi trong sai số đặc trưng của mô hình hay không. Hiện tượng tương quan chuỗi ám chỉ rằng một số ảnh hưởng hệ thống nào đó đã bị loại bỏ khỏi phương trình và do đó làm giảm khả năng giải thích của mô hình hồi quy. Giả thuyết H0 là không có hiện tượng tương quan chuỗi. Nếu p-value > 0.05 thì không xảy ra hiện tượng tương quan chuỗi trong mô hình và ngược lại.

Kiểm định phương sai sai số thay đổi bằng kiểm định Breusch – Pagan với giả thiết H0 là phương sai sai số không đổi. Nếu p-value < 0.05 thì giả thuyết H0 bị bác bỏ chứng tỏ mô hình tồn tại phương sai sai số thay đổi.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 3

Chương 3 đã đề xuất mô hình nghiên cứu cụ thể, cách chọn biến và lý giải lý do chọn biến trong mô hình, đồng thời cũng trình bày các giả thuyết nghiên cứu chính. Bên cạnh đó, luận văn trình bày các mô hình hồi quy Pooled OLS, FEM, REM, cũng như phương pháp lựa chọn mô hình và kiểm định các kết quả nghiên cứu nhằm thực hiện mục tiêu nghiên cứu. Trên cơ sở các công trình khoa học đã tham khảo, tác giả đã xây dựng được mô hình nghiên cứu về tác động của tăng trưởng tín dụng đến nợ xấu của các NHTM Việt Nam trong giai đooạn nghiên cứu.

CHƯƠNG 4 KẾT QUẢ THỰC NGHIỆM 4.1 Thống kê mô tả và phân tích tương quan

4.1.1 Thống kê mô tả

Bảng 4.1 khái quát sơ bộ các thông số cơ bản của dữ liệu nghiên cứu. Qua đó cho thấy có sự phân tán giữa các quan sát trong mẫu được thể hiện qua giá trị trung bình, lớn nhất, nhỏ nhất và độ lệch chuẩn. Giá trị của các biến phân phối không đều, thông qua giá trị trung bình và độ lệch chuẩn. Dữ liệu bảng thu thập được là dữ liệu bảng cân bằng.

Tăng trưởng tín dụng: có giá trị cao nhất lên tới 122.0292%, thấp nhất là - 21.5838%, giá trị trung bình là 25.2380% với độ lệch chuẩn là 23.2351% cho thấy sự biến động tương đối trong mẫu ngân hàng đang nghiên cứu.

Tỷ lệ nợ xấu: có giá trị cao nhất 10.2143%, thấp nhất là 0.001 trung bình là 0.3379%, độ biến động so với giá trị trung bình là 1.2889% cho thấy sự chênh lệch không lớn về tỷ lệ nợ xấu của các ngân hàng trong mẫu qua các năm.

Biến quy mô ngân hàng: cũng có sự phân bố chênh lệch nhau giữa các ngân hàng trong mẫu, giá trị cao nhất là 20.8225, giá trị thấp nhất là 12.0367, giá trị trung bình 18.1926 và giá trị độ lệch chuẩn là 1.4125.

Tỷ lệ vốn chủ sở hữu có giá trị cao nhất là 35.6339%, thấp nhất chỉ là 2.9675% cho thấy tỷ lệ này biến động giữa các ngân hàng, độ lệch chuẩn là 5.2829% cho thấy sự phân bổ tỷ lệ này khác biệt nhau ở các ngân hàng qua các năm.

Bảng 4.1 Thống kê mô tả các biến nghiên cứu STT Tên biến Giá trị nhỏ nhất Giá trị lớn nhất Giá trị trung bình Độ lệch chuẩn Số quan sát 1 NPL 0.3379% 10.2143% 2.2470% 1.2889% 150 2 LGT -21.5838% 122.0292% 25.2380% 23.2351% 150 3 SIZE 12.0367 20.8225 18.1926 1.4125 150 4 EQ 2.9675% 35.6339% 9.9762% 5.2829% 150

Nguồn: Tính toán của tác giả trên Stata

Hoạt động kinh doanh ngân hàng không thể tránh khỏi nợ xấu, nhưng để nợ xấu tồn tại quá cao và kéo dài ở nội hay ngoại bảng đều là vấn đề nghiêm trọng cần phải giải quyết. Nợ xấu tại các NHTM Việt Nam không phải mới phát sinh trong năm nghiên cứu, mà thực chất đã tích tụ từ nhiều năm trước. Khi tình hình kinh tế vĩ mô xấu đi, hoạt động sản xuất kinh doanh trì trệ, thì cũng là lúc nợ xấu nảy nở ngoài kiểm soát. Dựa vào số liệu nghiên cứu trong giai đoạn 2008 − 2017 có thể nói nợ xấu có xu hướng bùng nổ từ năm 2012.

Trong năm 2012, với điều kiện kinh tế suy thoái, thị trường bất động sản và chứng khoán suy yếu thì người vay gặp nhiều khó khăn, không trả nợ được, làm gia tăng nợ xấu lên mức nguy hiểm. Đó là lý do kể từ năm 2012, nợ xấu của hầu hết các NHTM Việt Nam tăng cao đạt mức 4.69% về giá trị tương đối. Theo tiêu chuẩn phân loại quốc tế, mức cảnh báo nợ xấu cần xem xét là ở ngưỡng trên 3% so với tổng dư nợ, tỷ lệ nợ xấu của Việt Nam lại gia tăng vượt ngưỡng khá nhiều và đang ở mức báo động vào năm này. Tỷ lệ nợ xấu này lại nằm trong bối cảnh điều kiện tăng trưởng kinh tế thấp, bất ổn tài chính thường trực và thị trường bất động sản đóng băng, nên nợ xấu lại càng ngày xấu lẫn khó xử lý.

Nguồn: Báo cáo tài chính của các ngân hàng và tính toán của tác giả

Hình 4.1 Nợ xấu bình quân của các ngân hàng thương mại Việt Nam giai đoạn 2008 – 2017

Sau đó đến cuối năm 2013, tỷ lệ nợ xấu của hệ thống các NHTM đã sụt giảm sau giai đoạn bùng nổ. Tuy tỷ lệ nợ đã giảm nhưng con số tuyệt đối tương ứng vẫn còn rất cao. Cùng với tốc độ tăng trưởng tín dụng hay việc mở rộng cho vay, con số tuyệt đối của nợ xấu cũng tăng lên, bởi rủi ro luôn có và luôn đi cùng trong hoạt động ngân hàng.

Bước sang năm 2014, với những động thái quyết liệt trong vấn đề phòng ngừa và xử lý nợ xấu, đây được xem là năm mà toàn hệ thống đã có những thành công nhất định trong vấn đề giải quyết bài toán nợ xấu. Trong năm này các NHTM bán nợ xấu rất mạnh cho Công ty quản lý tài sản của các TCTD Việt Nam (VAMC) và thực hiện xử lý dự phòng rủi ro theo quy định dẫn đến tỷ lệ nợ xấu tiếp tục giảm, ghi nhận mức giảm cả về giá trị tuyệt đối và tương đối so với 2013.

2.48% 1.78% 1.75% 2.31% 3.69% 2.91% 2.18% 1.70% 1.87% 1.81% 0.00% 0.50% 1.00% 1.50% 2.00% 2.50% 3.00% 3.50% 4.00% 2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016 2017

Trong năm 2015, NHNN xác định sẽ là năm bản lề của việc thực hiện Đề án xử lý nợ xấu và năm về đích của Đề án cơ cấu lại hệ thống các TCTD. Trong đó, quyết tâm đưa nợ xấu về mức dưới 3% và kiên quyết xử lý các NHTM yếu kém, đẩy mạnh sáp nhập, hợp nhất, lành mạnh hóa tài chính, cơ cấu lại hoạt động kinh doanh và đổi mới hệ thống quản trị, điều hành. Trên cơ sở này, báo cáo báo cáo tài chính năm 2015 được công bố của hầu hết các ngân hàng cũng cho thấy những con số giảm so với cuối năm 2014. Giá trị nợ xấu một lần nữa được ghi nhận giảm về mặt tuyệt đối lẫn tương đối.

Với sự quyết tâm trong công tác xử lý nợ xấu thì đến năm 2016, nợ xấu được giữ ổn định. Hầu hết các ngân hàng đã đưa tỷ lệ nợ xấu cuối năm 2016 về mức mục tiêu dưới 3%. Năm 2017 được xem là năm khá thành công của ngành ngân hàng trong việc xử lý nợ xấu. Nghị quyết số 42/2017/QH14 ra đời đã tháo gỡ các vướng mắc về mặt pháp lý và tài sản bảo đảm trong việc xử lý nợ xấu. Bên cạnh đó, các ngân hàng cũng nỗ lực tự xử lý nợ xấu với tốc độ lớn hơn so với năm 2016.

Thị trường chính Việt Nam đã chịu nhiều thử thách kể từ cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu nổ ra năm 2008. Những chuyển biến của nền kinh tế cũng gây tác động rất lớn đến tín dụng của hệ thống ngân hàng. Hình 4.2 thể hiện tăng trưởng tín dụng có giai đoạn đạt mức cao ngất ngưỡng nhưng cũng có giai đoạn trầm lắng trong giai đoạn nghiên cứu 2008 – 2017:

Nguồn: Báo cáo tài chính của các ngân hàng và tính toán của tác giả

Hình 4.2 Tăng trưởng tín dụng bình quân của các ngân hàng thương mại Việt Nam giai đoạn 2008 – 2017

Qua hình 4.2, ta thấy được tỷ lệ tăng trưởng tín dụng mạnh nhất vào năm 2009. Xuất phát từ chủ trương thay đổi chính sách tiền tệ theo định hướng của Chính phủ, biểu hiện cụ thể thông qua gói kích cầu, hỗ trợ lãi suất đối với doanh nghiệp. Tăng trưởng tín dụng của Việt Nam cao hơn nhiều so với các nước trong khu vực và có thể nói đây là một trong những nhân tố đóng góp vào sự phát triển nhanh của nền kinh tế. Mặc dù vậy, tăng trưởng tín dụng ở mức cao cũng mang lại nhiều rủi ro hơn về tình trạng bong bóng tài sản, khi nguồn vốn chảy vào các lĩnh vực có rủi ro cao như bất động sản mà nhiều nước mới nổi như Việt Nam hay mắc phải.

Hơi nóng quá mức của tăng trưởng tín dụng năm 2009 cùng với tăng trưởng kinh tế không mấy khả quan, NHNN bước sang năm 2010 đã thực thi chính sách tiền tệ thận trọng và kéo tăng trưởng tín dụng giảm. Thông qua Luật Ngân hàng Nhà nước (sửa đổi) và Luật các tổ chức tín dụng (sửa đổi), các giới hạn về cấp tín dụng được đưa ra theo hướng chặt chẽ hơn, và cũng trong năm 2010, quy định tỷ lệ an toàn vốn tăng từ 8% lên 9%. Từ những thực tế này đã khiến cho tăng trưởng tín dụng tăng chậm suốt năm 2010 và tổng kết năm có mức tăng sụt giảm mạnh so với 2009.

21.99% 60.44% 39.15% 13.48% 15.26% 18.65% 18.44% 21.85% 21.11% 22.01% 0.00% 10.00% 20.00% 30.00% 40.00% 50.00% 60.00% 70.00% 2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016 2017

Bước sang năm 2011, các hoạt động tái cơ cấu ngân hàng bắt đầu diễn ra với các thương vụ hợp nhất, sáp nhập. Bấy giờ nền kinh tế phải đối mặt với nhiều biến động bất lợi, NHNH tiến hành chủ trương thắt chặt tiền tệ, hệ quả đã đẩy lãi suất thị trường lên cao. Lãi suất tăng cao gây nhiều trở ngại cho các đối tượng vay vốn, ảnh hưởng đến tổng dư nợ cho vay ra nền kinh tế. Cùng với đó nợ xấu gia tăng (quan sát hình 4.1), điều này được xem như hệ quả tất yếu của giai đoạn bùng nổ tín dụng. Nợ xấu tại các NHTM Việt Nam không phải mới phát sinh trong năm này, mà thực chất đã tích tụ từ các năm trước. Khi tình hình kinh tế vĩ mô xấu đi, hoạt động sản xuất kinh doanh trì trệ, thì cũng là lúc nợ xấu nảy nở như nấm sau mưa. Sau cùng, hệ quả là tốc độ tăng trưởng tín dụng giảm sâu nhất trong cả giai đoạn nghiên cứu, nợ xấu bắt đầu đà tăng và dự kiến bùng nổ trong thời gian sắp tới.

Nói thêm về công cụ điều hành hạn mức tín dụng, tại Việt Nam từ năm 1994 thì NHNN thực hiện hạn mức tín dụng cho 4 NHTM nhà nước. Sau đó, việc áp dụng được mở rộng sang NHTM cổ phần và các chi nhánh ngân hàng nước ngoài lớn nhằm hạn chế tốc độ cho vay, để kiểm soát lạm phát và ổn định kinh tế. Tuy nhiên, do bản chất của hạn mức tín dụng là công cụ điều hành mang tính hành chính, can thiệp trực tiếp và chỉ được phân bổ đối với một số NHTM, nên phần nào hạn chế tính công bằng trong cạnh tranh và hơn thế nữa hạn mức tín dụng khó được điều chỉnh linh hoạt theo thị trường, đã làm ảnh hưởng đến việc đáp ứng nhu cầu về vốn cho nền kinh tế. Do đó, đến năm 1998, NHNN đã quyết định không sử dụng hạn mức tín dụng như là một công cụ thường xuyên trong điều hành chính sách tiền tệ, mà chỉ dùng khi cần hạn chế sự bùng nổ tín dụng. Từ năm 2011, công cụ hạn mức tín dụng lại được NHNN sử dụng trở lại trong điều hành. Và từ đó đến nay, hạn mức tín dụng được áp dụng rộng rãi cho các NHTM tại Việt Nam và từ đó dẫn đến mức tăng trưởng tín dụng từ giai đoạn này đếu nằm trong kế hoạch của NHNN (Đặng Văn Dân, 2018).

Trở lại diễn biến của tăng trưởng tín dụng, năm 2012 vẫn chứng kiến nhiều ngân hàng yếu kém tiếp tục gặp khó khăn trong thanh khoản. Ngoài ra với những quan ngại về chất lượng nợ và việc mở rộng cho vay quá mức, vượt ngoài kiểm soát thì các ngân hàng thận trọng hơn trong công tác cho vay, NHNN cũng thận trọng hơn trong

công tác điều hành. Đúng như dự kiến thì năm 2012 ghi nhận mức tăng cao nhất của nợ xấu. Tăng trưởng tín dụng trong năm được điều hành cẩn trọng và duy trì ở mức tăng trưởng ổn định.

Kể từ năm 2012, NHNN đã triển khai đồng bộ các giải pháp chính sách tiền tệ và hoạt động ngân hàng, trong đó các mục tiêu đề ra từ đầu năm mà đặc biệt là chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng cả năm của từng ngân hàng, mặt bằng lãi suất được giữ ổn định, một số ngân hàng giảm lãi suất cho vay để hỗ trợ sản xuất kinh doanh. Cơ cấu tín dụng giai đoạn này diễn biến tích cực theo hướng mở rộng tín dụng đi đôi với an toàn, chất lượng, tập trung chủ yếu cho lĩnh vực sản xuất kinh doanh, tín dụng đối với lĩnh vực đầu tư, kinh doanh bất động sản chậm lại. Đồng thời quá trình tái cơ cấu ngân hàng được thực thi, nợ xấu ngân hàng được quyết tâm đẩy lùi (quan sát hình).

Đến hiện tại, trong các định hướng điều hành chính sách tiền tệ và hoạt động ngân hàng, NHNN luôn thực hiện các giải pháp kiểm soát tăng trưởng tín dụng phù hợp điều kiện của nền kinh tế, đảm bảo tăng trưởng tín dụng an toàn, hiệu quả, tập trung vào các lĩnh vực sản xuất kinh doanh, nhất là các lĩnh vực ưu tiên theo chủ trương của Chính phủ. Điều này giải thích cho việc tăng trưởng tín dụng được giữ ổn định tại các ngân hàng đến năm 2017.

4.1.2 Phân tích tương quan

Luận văn sử dụng ma trận hệ số tương quan để kiểm tra khả năng bị đa cộng tuyến của mô hình. Mối tương quan tuyến tính giữa các biến độc lập được biểu thị bằng hệ số tương quan giữa các cặp biến. Giá trị tuyệt đối của các hệ số tương quan giữa các biến độc lập tiến gần đến 1 thì các biến có mối quan hệ tuyến tính chặt chẽ, ngược lại, khi giá trị của các hệ số này càng tiến gần đến 0, các biến giải thích sẽ độc lập với nhau và kết quả ước lượng sẽ có độ tin cậy cao. Bảng 4.2 trình bày tương quan các biến trong mô hình nghiên cứu thông qua ma trận tương quan.

Có thể thấy tương quan từng cặp của các biến độc lập đều có giá trị thấp, tuy nhiên xuất hiện hệ số tương quan giữa biến quy mô ngân hàng SIZE và biến tỷ lệ vốn chủ sở hữu EQ đạt giá trị khá lớn là -0.7149.

Dựa vào kinh nghiệm thực tế, cho thấy hệ số tương quan các cặp biến lớn hơn 0,8 thì các cặp biến đó có hiện tượng đa cộng tuyến cao. Tuy nhiên thực tế có khi có hệ số tương quan thấp nhưng các biến vẫn có thể bị đa cộng tuyến. Để kiểm tra chắc chắn hiện tượng đa cộng tuyến của tất cả các biến, tác giả sử dụng kiểm định VIF – hệ số phóng đại phương sai (variance inflation factor) cho tất cả các biến độc lập.

Bảng 4.2 Hệ số tương quan giữa các biến độc lập nghiên cứu

LGT L1.LGT L2.LGT L3.LGT L4.LGT SIZE EQ LGT 1 L1.LGT 0.3134 1 L2.LGT 0.2751 0.2348 1 L3.LGT 0.0903 0.1336 0.4064 1 L4.LGT 0.0600 0.0933 0.1128 0.3138 1 SIZE 0.0367 0.1401 0.1549 -0.0087 -0.0410 1 EQ -0.3632 -0.3421 -0.2536 0.0108 0.0307 -0.7149 1

Nguồn: Tính toán của tác giả trên Stata

Tiến hành kiểm tra nhân tử phóng đại phương sai VIF như bảng 4.3 cho thấy các giá trị đều không vượt quá 10.

Từ những kết quả phân tích trên, nghiên cứu tuy có dấu hiệu hiện tượng đa cộng tuyến giữa biến quy mô ngân hàng và biến tỷ lệ vốn chủ sở hữu, tuy nhiên, các biến

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tác động của tăng trưởng tín dụng đến nợ xấu nghiên cứu thực nghiệm tại các ngân hàng thương mại việt nam (Trang 39)