Là rủi ro xảy ra do sự biến động tỷ giá của đồng tền dùng thanh tán theo phƣơng thức tín dụng chứng từ, gây thiệt hại cho các bên liên quan.
- Rủi ro tỷ giá đối với người nhập khẩu:
Ngƣời nhập khẩu gặp rủi ro hối đoái khi đồng tiền đƣợc lựa chọn trong thanh toán tăng giá. Khi đó, chi phí àm ngƣời nhập khẩu phải bỏ ra để mua lô hàng đó tăng lên, gây tổn thất cho lợi nhuận dự tính. Trong nhiều trƣờng hợp, số tiền do chênh lệch tỷ giá tăng quá lớn, ngƣời nhập khẩu phải chịu lỗ hoặc thậm chí không đủ khả năng thanh toán cho lô hàng đó, dẫn đến mất uy tín với bạn hàng và ngân hàng.
- Rủi ro hối đoái đối với người xuất khẩu:
Nếu đồng tiền đƣợc lựa chọn thanh toán giảm giá thì sẽ gây rủi ro cho ngƣời xuất khẩu do doanh thu hàng hóa bị giảm đi so với dự tính ban đầu. Nếu không tính trƣớc đƣợc sự biến động của tỷ giá và không có biện pháp phòng ngừa rủi ro tỷ giá hiệu quả, ngƣời xuất khẩu sẽ phải nhiều tổn thất do biến động tỷ giá gây nên.
- Rủi ro hối đoái đối với ngân hàng phát hành
Trong trƣờng hợp ngƣời nhập khẩu gặp phải rủi ro tỷ giá khi đồng nội tệ trƣợt giá mạnh so với ngoại tệ, khi hàng nhập về, ngƣời nhập khẩu có thể sẽ không muốn nhận lô hàng đó vì sợ lỗ và không đủ khả năng thanh toán. Khi đó, ngân hàng phát hành sẽ bị ảnh hƣởng liên đới. Trong quá trình thanh toán L/C, ngân hàng phát hành có thể gặp phải rủi ro hối đoái khi trạng thái ngoại hối của ngân hàng không tốt, ngân hàng không cân đối đƣợc các ngân hàng cung và cầu ngoại tệ, ảnh hƣởng đến khả năng thanh toán cũng nhƣ uy tín của ngân hàng. Vì vậy, để tránh đƣợc rủi ro này, các ngân hàng cần có những biện pháp phòng ngừa rủi ro hiệu quả.