Các giải pháp hạn chế rủi ro khi ABBANK làngân hàng phát hành L/C

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) rủi ro trong thanh toán quốc tế theo phương thức tín dụng chứng từ tại ngân hàng thương mại cổ phần an bình (Trang 78)

Hiện nay, tỷ trọng L/C nhập khẩu của ABBANK là lớn hơn nhiều so với L/C xuất khẩu. Điều này dẫn đến việc ABBANK có khả năng gặp phải rủi ro nhiều hơn khi ở vai trò là ngân hàng phát hành L/C. Để hạn chế rủi ro, ABBANK cần thực hiện các biện pháp nhƣ sau:

Thứ nhất, xem xét kỹ các điều kiện trƣớc khi phát hành thƣ tín dụng:

- ĐVKD cần thẩm định kỹ tình hình tài chính, uy tín và cấp hạn mức phát hành L/C cho khách hàng. ĐVKD chỉ đề nghị cấp hạn mức phát hành L/C cho khách hàng khi đã thẩm định, xem xét kỹ tình hình tài chính doanh nghiệp, dòng tiền, uy tín của khách hàng trong việc thanh toán các khoản nợ vay cũng nhƣ thanh toán các giao dịch L/C trong quá khứ. Bên

cạnh đó, ABBANK cần xem xét kỹ mặt hàng quy định trong hợp đồng thƣơng mại dùng để mở L/C, điều kiện thị trƣờng của mặt hàng đó có hàm chứa những rủi ro gì hay không. Tùy vào tình hình khách hàng và thị trƣờng hàng hóa mà ĐVKD đề xuất cấp hạn mức phát hành L/C phù hợp cho khách hàng.

- Xác định mức ký quỹ phù hợp khi phát hành L/C: ký quỹ L/C là khoản tiền tự co của khách hàng để trong tài khoản ký quỹ của ABBANK trƣớc khi phát hành L/C. Mục đích của việc ký quỹ phát hành L/C là chứng minh khách hàng có khả năng tham gia bằng một phần nguồn vốn của mình, đảm bảo bù đắp chi phí ABBANK bỏ ra xử lý lô hàng nhập khẩu để thu hồi khoản trả thay cho khách hàng. Bên cạnh đó, ký quỹ còn là động lực để khách hàng nhận bộ chứng từ trong trƣờng hợp biến động giá cả. Ngoài ra, ký quỹ còn là yếu tố cạnh tranh giữa các ngân hàng khi cung cấp dịch vụ TTQT. Vì vậy, mức ký quỹ cần phải đƣợc cân nhắc khi phát hành L/C sao cho vừa đảm bảo an toàn cho ABBANK, vừa duy trì mở rộng đƣợc khách hàng. Một số yếu tố chính quyết định mức ký quỹ L/C:

+ Tài sản đảm bảo để phát hành L/C: khi yêu cầu mở thƣ tín dụng, khách hàng có thể đảm bảo bằng bất động sản, động sản, hàng hóa, sổ tiết kiệm, quyền đòi nợ,…Đối với đảm bảo bằng bất động sản, sổ tiết kiệm thì mức ký quỹ thấp, thậm chí có thể không cần ký quỹ. Đối với tài sản đảm bảo là động sản, hàng hóa thì cần cân nhắc kỹ nức ký quỹ hợp lý do những tài sản này có rủi ro cao hơn và giá trị không cao bằng bất động sản. Nếu tài sản đảm bảo có thể định giá, giá trị ít thay đổi trong tƣơng lai, có tính thanh khoản cao thì ký quỹ thấp, nếu tính thanh khoản thấp thì ký quỹ cao. Trƣờng hợp cần đảm bảo an toàn cho ngân hàng thì có thể yêu cầu ký quỹ 100%.

+ Uy tín và khả năng tài chính: nếu khách hàng có tình hình tài chính tốt và uy tín tốt trong quá trình giao dịch với ABBANK thì có thể xem xét mức ký quỹ thấp.

+ Hàng hóa nhập khẩu: đối với hàng hóa dễ tiêu thụ, chất lƣợng tốt và ổn định, không mang tính thời vụ, giá cả ít biến động thì mức ký quỹ xem xét thấp hơn đối với hàng hóa tiêu thụ đặc thù, giá cả biến động nhiều.

+ Tỷ giá hối đoái và tình hình kinh tế: trong tình hình kinh tế khó khăn, tỷ giá biến động theo chiều hƣớng không có lợi cho ngân hàng và khách hàng thì cần xem xét mức ký quỹ cao để đảm bảo an toàn cho ABBANK, bên cạnh đó còn có thể cung cấp những công cụ bảo hiểm rủi ro tỷ giá cho khách hàng nhƣ các hợp đồng quyền chọn, tƣơng lai, hoán đổi tiền tệ.

- Xem xét đến uy tín ngƣời thụ hƣởng: để hạn chế rủi ro xuất phát từ ngƣời thụ hƣởng thì phải tìm hiểu uy tín của ngƣời thụ hƣởng thông qua khách hàng hoặc ngân hàng đại lý, hoặc các phƣơng tiện thông tin. Đối với những ngƣời thụ hƣởng có uy tín không tốt, ABBANK cần cảnh báo đến toàn hệ thống, và đến doanh nghiệp để phòng tránh rủi ro cho cả ABBANK lẫn khách hàng.

- Xem xét kỹ nội dung thƣ tín dụng sẽ phát hành: trƣớc khi phát hành L/C, chuyên viên nhập khẩu tại TT TTQT cần xem kỹ các điều kiện và điều khoản trong yêu cầu phát hành L/C của khách hàng. Nếu nhận thấy có bất thƣờng, mâu thuẫn giữa các điều khoản, hoặc các điều kiện không rõ ràng, CVNK báo với ĐVKD để ĐVKD liên hệ với khách hàng tƣ vấn, làm rõ trƣớc khi phát hành L/C.

- Tìm hiểu ngƣời bán: ABBANK phải tƣ vấn rõ cho khách hàng là phƣơng thức thanh toán TDCT không tuyệt đối an toàn, vẫn có thể có những rủi ro. Do đó, khách hàng cần tìm hiểu kỹ ngƣời bán thông qua những mối quan hệ hay đối tác, các tổ chức, hoặc trên các phƣơng tiện truyền thông. - Các điều khoản trong thƣ tín dụng: giá cả, điều kiện thƣơng mại, bảo

hiểm,…ABBANK cần tƣ vấn kỹ cho khách hàng về thời gian giao hàng, thời hạn xuất trình và thời hạn hiệu lực của L/C. Bên cạnh đó, cần tƣ vấn cho khách hàng mua bảo hiểm cho lô hàng trong L/C. những điểm này sẽ giúp ngân hàng và khách hàng phòng tránh đƣợc những rủi ro có thể xảy ra.

Thứ ba, kiểm tra khi nhận bộ chứng từ, ký hậu vận đơn và thanh toán. ở khâu kiểm tra bộ chứng từ, TT TTQT cần kiểm tra bộ chứng từ một cách thận trọng, kỹ càng để tránh bỏ sót những sai sót không tuân thủ UCP của bộ chứng từ có thể làm mất quyền từ chối thanh toán của khách hàng và ABBANK. Để việc kiểm tra chứng từ tuân thủ UCP, CVNK cần nắm vừng nghiệp vụ, kiến thức về UCP, ISBP, các thông lệ quốc tế để vấn dụng phù hợp. TT TTQT cần thƣờng xuyên tổ chức những lớp đào tạo, hội thảo về kiến thức TTQT, TDCT cho chuyên viên của trung tâm và các CVTTQT tại các ĐVKD. Khi thông báo bất hợp lệ bộ chứng từ đến cho khách hàng, ABBANK cần thông báo luôn cho ngân hàng xuất trình để tránh trƣờng hợp mất quyền từ chối thanh toán. CVNK tại TT TTQT cần theo dõi ngày đến hạn thanh toán của bộ chứng từ, thông báo khách hàng thanh toán L/C trƣớc ngày đến hạn một ngày để khách hàng có thời gian chuẩn bị và có sự chủ động, đảm bảo cho việc thanh toán bộ chứng từ L/C đƣợc đúng hạn. Khi phát hành bảo lãnh nhận hàng, ký hậu vận đơn cần xác định rõ chứng từ thuộc L/C đã phát hành, thực hiện ký quỹ đầy đủ, xem xét uy tín của ngƣời yêu cầu mở L/C, theo dõi vận đơn gốc để đổi lấy thƣ bảo lãnh nhận hàng gốc, tránh trƣờng hợp quên thu hồi thƣ bảo lãnh nhận hàng gốc.

3.1.2. Các giải pháp hạn chế rủi ro khi ABBANK là ngân hàng chiết khấu thƣ tín dụng:

3.1.2.1. Kiểm tra bộ chứng từ:

Ở khâu kiểm tra bộ chứng từ nếu thực hiện tốt thì có khả năng phòng ngừa rủi ro ngân hàng phát hành bắt những điểm không phù hợp theo UCP và ISBP hoặc bất đồng với NHPH về những điểm không phù hợp, rủi ro khả năng ngƣời mua mất khả năng thanh toán hay không có thiện chí thanh toán là nguyên nhân NHPH cố tình tìm những điểm bất hợp lệ để từ chối bộ chứng từ; rủi ro khi chiết khấu bộ chứng từ và không phát hiên những điểm bất hợp lệ.

Để khâu kiểm tra chứng từ diễn ra thuận tiện, cẩn thận, không bỏ sót bất hợp lệ, thì chuyên viên xuất khẩu và các cấp kiểm duyệt tại TT TTQT cần phải chuẩn bị kỹ lƣỡng về kiến thức, kinh nghiệm. Khi nhận đƣợc L/C xuất khẩu, CVXK cần đọc kỹ nội dung L/C và tƣ vấn cho khách hàng những điểm bất lợi, dễ mắc sai sót khi làm chứng từ. Cần nhắc nhở khách hàng giao hàng và lập bộ chứng từ đúng thời hạn quy định trong L/C.

TT TTQT hƣớng dẫn CVQHKH/CVTTQT tại ĐVKD tƣ vấn cho khách hàng cách lập bộ chứng từ. ABBANK nên ban hành cẩm nang lập bộ chứng từ xuất khẩu theo L/C đơn giản, ngắn gọn để phổ biến cho ĐVKD và khách hàng.

3.1.2.2. Tìm hiểu về ngƣời nhập khẩu, ngân hàng phát hành L/C, nƣớc xuất

khẩu:

Để hạn chế rủi ro xảy ra do ngƣời nhập khẩu, ngân hàng phát hành và nguyên nhân bất khả kháng, ABBANK cần xem xét đến uy tín của nhà nhập khẩu, NHPH và tình hình kinh tế, chính trị, thiên tai nƣớc nhập khẩu trƣớc khi chiết khấu hoặc cấp hạn mức chiết khấu cho khách hàng. Việc tìm hiểu kỹ những thông tin này giúp ABBANK tránh đƣợc rủi ro mất khả năng thanh toán từ ngƣời nhập khẩu do những bất ổn về tình hình kinh tế, chính trị nói chung tại quốc gia nhập khẩu, và do uy tín thấp của ngƣời nhập khẩu nói riêng. Những thông tin này có thể đƣợc tìm

hiểu qua các phƣơng tiện thông tin đại chúng, báo, mạng xã hội, ngân hàng đại lý hay từ những mối quan hệ của ABBANK.

3.1.2.3. Xem xét các điều kiện liên quan đến ngƣời thụ hƣởng trƣớc khi cấp

hạn mức chiết khấu:

Khi cấp hạn mức chiết khấu hay chiết khấu từng lần cho khách hàng, ABBANK cần xem xét các điều kiện liên quan đến ngƣời thụ hƣởng L/C một cách cẩn thận, không vì xem chiết khấu chủ yếu dựa vào NHPH và bộ chứng từ mà không đánh giá hoặc đánh giá ngƣời thụ hƣởng một cách sơ sài. Sau khi cấp hạn mức chiết khấu, ABBANK phải thƣờng xuyên theo dõi tình hình hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp để kịp thời điều chỉnh hạn mức chiết khấu. Khi khách hàng mở rộng xuất khẩu và nhu cầu chiết khấu tăng lên, ngân hàng tăng hạn mức chiết khấu cho khách hàng giúp duy trì khách hàng hiện tại, hoặc thu hẹp hạn mức nếu thấy rủi ro tiềm ẩn từ khách hàng.

3.1.2.4. Về việc chiết khấu bộ chứng từ không phù hợp:

Khi bộ chứng từ không phù hợp, ABBANK tƣ vấn cho khách hàng chỉnh sửa trong thời hạn xuất trình chứng từ, nếu không chỉnh sửa đƣợc thì phải lập điện xin ý kiến của ngân hàng phát hành và chỉ chiết khấu khi có điện chấp nhận thanh toán của ngân hàng phát hành L/C. Trƣờng hợp không có điện chấp nhận của NHPH, ABBANK trừ số tiền chiết khấu vào hạn mức vay nhƣ quy định chiết khấu bộ chứng từ xuất khẩu. Các trƣờng hợp khác khi chiết khấu bộ chứng từ không phù hợp cần xem xét đến uy tín, khả năng tài chính của ngƣời thụ hƣởng. ABBANK nên hạn chế chiết khấu bộ chứng từ không phù hợp.

3.1.3. Nâng cao trình độ chuyên viên TTQT tại ABBANK:

ABBANK cần xây dựng đội ngũ chuyên viên, cán bộ quản lý ở TT TTQT cũng nhƣ ĐVKD có chất lƣợng tốt, giỏi về nghiệp vụ, thông thạo ngoại ngữ, am hiểu thông lệ, tập quán quốc tế. Để làm đƣợc điều này, ABBANK cần thực hiện một số giải pháp nhƣ sau:

- Cần thực hiện tốt từ khâu tuyển chọn nhân viên, đƣa ra chính sách thu hút nhân sự giỏi, có trình độ chuyên môn, kinh nghiệm và có tinh thần trách nhiệm cao.

- Đào tạo và bồi dƣỡng nâng cao trình độ nhân sự về mọi mặt, cập nhật thƣờng xuyên các thông tin kiến thức cho nhân viên thông qua các lớp tập huấn, hội thảo, tổ chức các lớp học nghiệp vụ.

- Không ngừng nâng cao tính trung thực và đạo đức nghề nghiệp của cán bộ TTQT để đảm bảo hoạt động thanh toán an toàn, hiệu quả.

- Có quy chế sát hạch và thi chất lƣợng cho cán bộ TTQT để chọn lọc và đánh giá tiêu chuẩn cán bộ và khuyến khích tinh thần hoc hỏi, phấn đấu của các cán bộ TTQT.

3.1.4. Hiện đại hóa công nghệ ngân hàng:

Tại các NHTM, công nghệ giúp ngân hàng quản lý dữ liệu thống nhất và có thẻ truy xuất bất cứ lúc nào, giảm đƣợc sức ngƣời trong việc theo dõi cơ học: nhƣ theo dõi các khoản thanh toán đến hạn, hạn mức của các doanh nghiệp,... Hiện tại, các phần mềm phục vụ hoạt động nghiệp vụ TTQT của ABBANK đã tƣơng đối hoàn thiện. Tuy nhiên, ngân hàng cần liên tục cập nhật, hoàn thiện các chƣơng trình này để tăng cƣờng tính bảo mật cho các giao dịch thanh toán L/C, giảm thiểu rủi ro do bị lộ hay thất lạc thông tin khách hàng và giao dịch.

ABBANK cần xây dựng hệ thống công nghệ thông tin lƣu trữ dữ liệu về các tổ chức tín dụng, doanh nghiệp, cá nhân trong và ngoài nƣớc có liên quan đến hoạt động lừa đảo, rửa tiền, tài trợ khủng bố, hệ thống này có thể quét thông tin của các giao dịch điện swift L/C, bộ chứng từ, từ đó phát hiện những đối tƣợng có thông tin không tốt, cảnh báo cho toàn hệ thống cũng nhƣ cho khách hàng để tránh rủi ro cho ABBANK lẫn khách hàng.

Cần nâng cấp hệ thống luân chuyển chứng từ, core banking của ngân hàng để các hệ thống này có thể cảnh báo cho CV QHKH/CV TTQT tại ĐVKD, và các chuyên viên tại TT TTQT về các L/C đến hạn thanh toán vào ngày hôm sau, từ đó

sẽ tránh đƣợc rủi ro tín dụng thanh toán chậm trễ L/C nhập khẩu, không ảnh hƣởng xấu đến uy tín ngân hàng. Bên cạnh đó, CVXK biết đƣợc các L/C xuất khẩu nào đã đến hạn và quá hạn thanh toán, từ đó CVXK sẽ gửi điện swift cho ngân hàng nowcs ngoài cảnh báo và yêu cầu thanh toán bộ chứng từ, do vậy sẽ tránh đƣợc rủi ro tín dụng cho cả ABBANK và khách hàng.

3.1.5. Mở rộng hiệu quả ngân hàng đại lý:

Quan hệ ngân hàng đại lý thực chất là quan hệ giữa một ngân hàng thƣơng mại trong nƣớc với một ngân hàng nƣớc ngoài trong việc làm đại lý TTQT cho nhau trên cơ sở hai bên cùng có lợi thông qua việc trao đổi các tài liệu mật để phục vụ giao dịch nhƣ mẫu chữ ký, mã telex, mã swift,... Đây không phải là yếu tố duy nhất quyết định sự thành bại trong thanh toán, song là yếu tố quan trọng để phát triển hoạt động TTQT. Vì thế trong thời gian tới, ABBANK cần tích cực phát triển mạng lƣới ngân hàng đại lý với các ngân hàng ở nhiều quốc gia trên thế giới. Trong điều kiện tình hình kinh tế, chính trị thế giới nhƣ hiện nay, sự cân nhắc và cân nhắc ngày càng trở nên quan trọng nhằm đảm bảo an toàn vốn cho ngân hàng. Bên cạnh việc mở rộng quan hệ đại lý, ABBANK cần cân đối ngoại tệ dự trữ tại các ngân hàng thƣờng xuyên có quan hệ thanh toán và tính toán tỷ lệ dự trữ cho phù hợp nhằm đáp ứng nhu cầu thanh toán bằng các ngoại tệ khác nhau cho doanh nghiệp.

3.2. Một số kiến nghị:

3.2.1. Kiến nghị đối với Ngân hàng Nhà nƣớc:

- Tổ chức tốt thị trƣờng ngoại tệ liên ngân hàng.

- Hiện đại hóa công nghệ ngân hàng trên toàn hệ thống. - Tăng cƣờng hỗ trợ thông tin cho các ngân hàng thƣơng mại. - Tạo lấp môi trƣờng pháp lý hoàn chỉnh cho hoạt động TTQT.

3.2.2. Kiến nghị đối với chính phủ:

- Ổn định môi trƣờng kinh tế vĩ mô.

- Hoàn thiện môi trƣờng pháp lý cho giao dịch thanh toán tín dụng chứng từ.

- Cải thiện cán cân thanh toán quốc tế.

- Cần có thêm các chính sách hỗ trợ các doanh nghiệp xuất nhập khẩu.

3.2.3. Kiến nghị đối với các doanh nghiệp xuất nhập khẩu:

Các doanh nghiệp xuất nhập khẩu cần chú trọng nâng cao trình độ nghiệp vụ ngoại thƣơng và các hiểu biết về TTQT cho cán bộ, nhân viên của doanh nghiệp. Các doanh nghiệp thƣờng xuyên có giao dịch xuất nhập khẩu với nƣớc ngoài cần có sự nghiên cứu kỹ về tình hình thị trƣờng, tình hình tài chính của đối tác, luật thƣơng mại của nƣớc đối tác cũng nhƣ những thay đổi về những điều kiện pháp lý trong và ngoài nƣớc. Đối với các doanh nghiệp không chuyên về xuất nhập khẩu, chƣa có đội ngũ cán bộ có trình độ về ngoại thƣơng thì nên thuê chuyên gia tƣ vấn hoặc ủy thác cho các đơn vị XNK uy tín, thông thạo nghiệp vụ, am hiểu thị trƣờng thực hiện hoạt động XNK nhằm đảm bảo an toàn.

KẾT LUẬN CHƢƠNG 3

Qua nghiên cứu cơ sở lý luân ở chƣơng 1 và đánh giá thực trạng rủi ro thanh toán tín dụng chứng từ ở chƣơng 2. Chƣơng 3 của luận văn đã nêu ra một số giải pháp cho ABBANK nhằm hạn chế rủi ro trong phƣơng thức thanh toán TDCT và

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) rủi ro trong thanh toán quốc tế theo phương thức tín dụng chứng từ tại ngân hàng thương mại cổ phần an bình (Trang 78)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(90 trang)