chứng từ tại Ngân hàng TMCP An Bình:
Hoạt động thanh toán quốc tế luôn tiềm ẩn những rủi ro cho ngân hàng, nhất là trong phƣơng thức tín dụng chứng từ. Do phƣơng thức thanh toán TDCT thƣờng phức tạp, ngân hàng tham gia vào quá trình thanh toán bị ràng buộc hoặc trách nhiệm nhiều hơn so với các phƣơng thức thanh toán khác. Chính vì vậy, ABBANK luôn chú trọng đến vấn đề phòng ngừa và hạn chế rủi ro có thể xảy ra trong phƣơng
thức TDCT. Từ năm 2013 đến nay, tại ABBANK chƣa xảy ra sai sót đáng tiếc nào trong hoạt động thanh toán TDCT làm ảnh hƣởng nghiêm trọng đến uy tín của ngân hàng. Các rủi ro xảy ra tại ABBANK chủ yếu đến từ nhà nhập khẩu, nhà xuất khẩu, sự nhầm lẫn giữa các ngân hàng thanh toán và đƣợc giải quyết bằng thƣơng lƣợng giữa các bên tham gia. Thực trạng rủi ro trong phƣơng thức TDCT tại ABBANK trong những năm qua đƣợc tổng hợp cụ thể nhƣ sau:
2.4.1. Rủi ro kỹ thuật:
Rủi ro kỹ thuật là những rủi ro do những sai sót mang tính kỹ thuật trong quá trình thanh toán gây nên. Những sai sót này có thể xuất phát từ ngƣời xuất khẩu, ngƣời nhập khẩu, các ngân hàng tham gia quá trình thanh toán hoặc có thể từ chính ABBANK. Những rủi ro này mang đến thiệt hại không những về vật chất, mà còn tổn hại đến uy tín của ABBANK trong quan hệ thanh toán quốc tế. Những rủi ro kỹ thuật mà ABBANK đã gặp phải bao gồm:
2.4.1.1. Rủi ro kỹ thuật trong thanh toán L/C xuất khẩu:
Trong nghiệp vụ thanh toán L/C xuất khẩu, ABBANK đóng vai trò là ngân hàng thông báo và ngân hàng xuất trình. ABBANK có trách nhiệm thông báo L/C cho ngƣời xuất khẩu và kiểm tra bộ chứng từ do ngƣời xuất khẩu xuất trình để gửi đi đòi tiền ngân hàng nƣớc ngoài. Sai sót có thể xảy ra trong quá trình ngân hàng xác minh tính chân thực, hợp lệ của L/C trƣớc khi thông báo cho khách hàng (kiểm tra chữ ký, mẫu điện,...), ABBANK có thể gặp rủi ro nếu thông báo phải một L/C giả hoặc tu chỉnh một L/C không có hiệu lực. Hệ quả là ngƣời thụ hƣởng không đƣợc ngân hàng đƣợc cho là phát hành L/C thanh toán mặc dù xuất trình chứng từ phù hợp với điều kiện và điều khoản của L/C hoặc tu chỉnh L/C. Trong trƣờng hợp này, ngƣời thụ hƣởng có thể kiện ngân hàng thông báo vì đã thông báo L/C hoặc tu chỉnh L/C giả mạo. Trên thực tế, ABBANK chƣa từng gặp phải sai sót này trong những năm qua, do theo quy trình TTQT của ABBANK thì trƣớc khi thông báo L/C cho khách hàng, TT TTQT phải kiểm tra tính chân thực hợp lệ của L/C thông qua điện xác thực đến ngân hàng thông báo.
Một rủi ro khác thông dụng hơn mà ABBANK có thể gặp phải trong quá trình thanh toán L/C xuất khẩu là khi kiểm tra bộ chứng từ cho ngƣời xuất khẩu. Thực tế trong nghiệp vụ TTQT tại ABBANK, do nhiều nguyên nhân từ sự thiếu kinh nghiệm, hiểu biết của các doanh nghiệp Việt Nam khi làm chứng từ nên thƣờng mắc nhiều sai sót khi lập chứng từ xuất khẩu xuất trình, sai sót là có thể về hình thức, chủng loại, số lƣợng, nội dung chứng từ,... Rủi ro xảy ra khi chuyên viên xuất khẩu và các cấp phê duyệt của trung tâm TTQT ABBANK không phát hiện ra sai sót của bộ chứng từ và gửi đi đòi tiền ngân hàng nƣớc ngoài. Lúc này, ngƣời nhập khẩu có thể bị từ chối thanh toán, trì hoãn thanh toán, chịu phí phạt bất hợp lệ bộ chứng từ, hoặc bị buộc bán hàng giảm giá. Điều này làm ảnh hƣởng lớn đến uy tín của ngân hàng với tƣ cách là ngƣời tƣ vấn, bảo vệ quyền lợi khách hàng. Một ví dụ điển hình của rủi ro này tại ABBANK, đó là trƣờng hợp của Công ty TNHH Sao Nam xuất khẩu một lô hàng khung nhôm kính cho đối tác ở Trung Quốc. Trong L/C yêu cầu phải xuất trình riêng lẻ hai loại chứng từ là “Packing List” và “Weight List”. Tuy nhiên, công ty lại gộp chung hai chứng từ này thành một chứng từ và “Weight List and Packing List”. Tuy nhiên, ABBANK đã bỏ qua sai sót này, gửi bộ chứng từ đi đòi tiền. Bộ chứng từ sau đó đã bị ngân hàng phát hành bắt lỗi bất hợp lệ, trì hoãn thanh toán làm ảnh hƣởng đến dòng tiền hoạt động của công ty.
Ngoài ra, ABBANK còn có thể gặp rủi ro trong quá trình kiểm tra nội dung L/C để tƣ vấn cho khách hàng. Nếu quá trình kiểm tra này không đƣợc thực hiện với một sự cẩn trọng thích đáng, CVXK có thể bỏ qua những điều khoản bất lợi cho ngƣời xuất khẩu mà không tƣ vấn cho ngƣời xuất khẩu biết, dẫn đến khi lập bộ chứng từ, khách hàng không đáp ứng đƣợc những yêu cầu này và bị từ chối thanh toán, gây ảnh hƣởng đến khách hàng và uy tín của ngân hàng. Một ví dụ cụ thể có thể kể đến là trƣờng hợp của Công ty cổ phần Thiên Bình khi xuất khẩu một lô hàng sang Hàn Quốc. Trong L/C, trƣờng 47A có quy định “Payment will be effected against documents with no discrepancies and the arrival advising report from shipping company which expiry date is as same as that of this L/C”. Tức là Công ty Thiên Bình cần xuất trình chứng từ “arrival advising report” hay “thông báo hàng
đến cảng” của hãng tàu với ngày hiệu lực xuất trình giống nhƣ ngày hiệu lực của L/C để đƣợc chấp nhận thanh toán. CVXK đã bỏ qua điều kiện này mà không tƣ vấn cho khách hàng. Công ty Thiên Bình có thể gặp rủi ro do việc xuất trình chứng từ này còn phụ thuộc vào việc chứng từ có đƣợc hãng tàu cung cấp hay không hoặc có cung cấp kịp thời hay không. Nếu không, công ty có thể bị từ chối thanh toán do không xuất tình đƣợc bộ chứng từ phù hợp. Có thể thấy, việc kiểm tra nội dung L/C và bộ chứng từ là hết sức quan trọng trong quy trình thanh toán L/C xuất khẩu.
Rủi ro còn có thể xảy ra trong trƣờng hợp có bất đồng giữa ý kiến của các ngân hàng trong việc xử lý các bộ chứng từ, dẫn đến chậm trễ trong khâu thanh toán, làm ảnh hƣởng đến uy tín của ngân hàng đối với khách hàng. Một ví dụ điển hình là trƣờng hợp một L/C xuất khẩu có quy định ngày giao hàng chậm nhất là 24 tháng 11, thời hạn xuất trình chứng từ là 07 ngày kể từ ngày giao hàng. Bộ chứng từ xuất trình tại ABBANK ngày 15 tháng 11, ngày vận đơn là 09 tháng 11. ABBANK đã thực hiện gửi bộ chừng từ đến ngân hàng phát hành và trên Covering Letter có ghi ngày 17 tháng 11. Ngân hàng nƣớc ngoài sau đó bắt lỗi xuất trình chậm và thông báo thu phí bất hợp lệ bộ chứng từ. Tuy nhiên, ABBANK đã bác bỏ ý kiến này và đƣa ra lập luận là ngân hàng đã nhận bộ chứng từ từ khách hàng vào ngày 15 tháng 11 và có 05 ngày làm việc để kiểm tra chứng từ và Covering Letter ghi ngày 17 tháng 11 là phù hợp. Trong trƣờng hợp này, tác giả luận văn đã xin ý kiến của Giám đốc TT TTQT ABBANK và đƣợc trả lời là ABBANK đã có lập luận hợp lý do Covering Letter không phải là một chứng từ mà L/C yêu cầu, cho dù Covering Letter để ngày sau ngày xuất trình chậm nhất nhƣng có nêu rõ ràng các điều khoản và điều kiện L/C đã đƣợc tuân thủ thì xem nhƣ chứng từ đƣợc xuất trình trong thời hạn hiệu lực xuất trình của L/C. Do vậy, bất hợp lệ đó không phải là bất hợp lệ có giá trị để ngân hàng phát hành từ chối bộ chứng từ cũng nhƣ thu phí bất hợp lệ khi thanh toán. Về vấn đề này, ICC cũng có những ý kiến ủng hộ lập luận của ABBANK, tại phần kết luận Official Opinion R373 của ICC có ghi:”Khi Covering Letter để ngày sau ngày xuất trình đƣợc phép và/hoặc ngày hết hiệu lực. Một xác nhận xác nhận rằng các điều khoản và điều kiện đã đƣợc tuân thủ sẽ là chứng cứ
đầy đủ về việc xuất trình trong thời hạn hiệu lực và/hoặc ngày xuất trình cuối cùng”. Có thể thấy trong những trƣờng hợp xảy ra bất đồng ý kiến giữa các ngân hàng, CVXK cần hết sức thận trọng, tỉnh táo để đƣa ra những lập luận xác đáng nhằm bảo vệ ý kiến của mình, tránh gây ra những tổn thất không đáng có cho ngân hàng cũng nhƣ khách hàng.
Hiện nay, ABBANK có thực hiện chiết khấu bộ chứng từ L/C xuất khẩu cho khách hàng có nhu cầu và có đủ điều kiện đƣợc chiết khấu. Nhƣ đã phân tích ở chƣơng 1, rủi ro kỹ thuật có thể xảy ra với ABBANK với tƣ cách ngân hàng chiết khấu trong trƣờng hợp ngân hàng chấp nhận chiết khấu bộ chứng từ có những bất hợp lệ mà không đƣợc ngân hàng phát hành đồng ý và từ chối thanh toán, hoặc trƣờng hợp xảy ra bất đồngtrong việc diễn giải những điều khoan của UCP và ISBP giữa ngân hàng và ngân hàng phát hành dấn đến tranh chấp gây khó khăn cho ngân hàng trong việc thu hồi số tiền đã chiết khấu cho khách hàng. Trên thực tế, hình thức chiết khấu mà ABBANK sử dụng là hình thức chiết khấu có truy đòi, tức là ngân hàng có quyền truy đòi số tiền đã chiết khấu cho khách hàng trong trƣờng hợp bị ngân hàng phát hành từ chối thanh toán. Nhờ đó những rủi ro do chấp nhận bộ chứng từ có sai sót hay do bất đồng quan điểm giữa các ngân hàng hầu nhƣ không xảy ra tại ABBANK.
2.4.1.2. Rủi ro kỹ thuật trong thanh toán L/C nhập khẩu:
Trong nghiệp vụ thanh toán L/C nhập khẩu, ABBANK đóng vai trò là ngân hàng phát hành, có trách nhiệm mở L/C theo yêu cầu của khách hàng, kiểm tra bộ chứng từ xuất trình của ngƣời thụ hƣởng và thanh toán nếu bộ chứng từ xuất trình phù hợp với các điều kiện và điều khoản của L/C. Do thanh toán L/C nhập khẩu luôn chiếm tỷ trọng lớn trong thanh toán TDCT nên phần lớn rủi ro cũng xảy ra ở hoạt động này.
Rủi ro đầu tiên mà ABBANK có thể gặp phải là những rủi ro phát sinh trong quá trình phát hành thƣ tín dụng. Ngân hàng sẽ gánh chịu rủi ro nếu không thẩm định kỹ đơn yêu cầu mở L/C của khách hàng dẫn đến việc chấp nhận những điều
khoản hàm chứa rủi ro cho ngân hàng. Một trƣờng hợp có thể kể đến là Công ty TNHH xuất nhập khẩu Tân Thành nhập khẩu một lô hàng thiết bị định vị GPS từ Hong Kong. Theo nhƣ điều khoản L/C do ngân hàng phát hành, vận đơn đƣợc phát hành là vận đơn đích danh (Straight B/L), trong đó ghi tên ngƣời nhận hàng là Công ty TNHH xuất nhập khẩu Tân Thành. Điều khoản này có thể gây bất lợi cho ngân hàng do ở một số quốc gia (ví dụ nhƣ Mỹ và các quốc gia có đạo luật theo Mỹ nhƣ Hong Kong). Vận đơn đích danh đƣợc xem nhƣ giấy gửi hàng bằng đƣờng biển không đƣợc chuyển nhƣợng (non-negatiable sea waybill) và nhà chuyên chở có quyền trả hàng cho nhận hàng nêu đích danh trên vận đơn mà không yêu cầu xuất trình vận đơn gốc. Trong trƣờng hợp này, ngân hàng phát hành gặp rủi ro do ngƣời nhập khẩu có thể nhận hàng mà không qua kiểm soát của ngân hàng, miễn là chứng mình đƣợc mình là ngƣời nhận hàng theo vận đơn, khi đó ngƣời này có thể không hoàn thành các nghĩa vụ với ngân hàng (ký quỹ đủ hoặc nhận vốn vay) mà vẫn nhận đƣợc hàng, trong khi ngân hàng vẫn phải thanh toán cho ngân hàng xuất trình khi mà bộ chứng từ là phù hợp. tuy nhiên, trong trƣờng hợp vừa nêu, rủi ro đã không xảy ra với ngân hàng do Công ty Tân thành vẫn đƣợc yêu cầu phải xuất trình vận đơn gốc bởi hang tàu. Mặc dù vậy, đây vãn là một trƣờng hợp đáng lƣu ý mà ngân hàng cần rút kinh nghiệm. Thông thƣờng, ABBANK sẽ yêu cầu lập vận đơn theo lệnh của ABBANKn để đảm bảo quyền kiểm soát đối với hàng hóa cho đến khi ngƣời nhập khẩu hoàn thành nghĩa vụ tài chính đối với việc phát hành L/C.
Một trƣờng hợp khác có thể kể đến là hiện nay khi mở L/C, nhiều khách hàng yêu cầu “Forwarder’s certificate” (giấy chứng nhận về các chỉ dẫn gửi hàng do ngƣời giao nhận hàng hóa phát hành) trong bộ chứng từ thay vì vận đơn. Do Forwarder’s certificate không phải là chứng từ sở hữu hàng hóa nên nếu yêu cầu này đƣợc chấp nhận bởi hai bên mua bán thì rất có thể vận đơn gốc đƣợc gửi trực tiếp cho ngƣời nhập khẩu. Điều này có thể ảnh hƣởng, gây rủi ro nhƣ trƣờng hợp trên đây cho ngân hàng phát hành do ngƣời nhập khẩu có thể nhận hàng mà không thong qua ngân hàng. Trong các trƣờng hợp này, khi đƣợc xin ý kiến, trƣởng phòng và lãnh đạo của TT TTQT ABBANK đều cho biết rằng TT TTQT đều có ý kiến với
ĐVKD để ĐVKD làm việc với khách hàng để sửa đổi điều kiện này trƣớc khi phát hành L/C.
Ngân hàng cũng nên chú ý khi tƣ vấn cho khách hàng về điều kiện thời hạn giao hàng và thời gian xuất trình bộ chứng từ. Vì ngƣời mua luôn không muốn phải thanh toán bộ chứng từ trƣớc khi hàng về nên việc tính toán và đƣa ra tƣ vấn cho khách hàng về thời gian giao hàng và xuất trình hợp lý sẽ giúp khách hàng tránh đƣợc rủi ro. Tuy nhiên, trong một số trƣờng hợp, ngân hàng cần hết sức lƣu ý về thời hạn xuất trình chứng từ quy định trong L/C. ví dụ nhƣ trƣờng hợp của Công ty TNHH Thƣơng mại sản xuất Việt Phƣơng nhập khẩu một lô hàng máy móc từ Trung Quốc, L/C trả ngay quy định thời hạn hiệu lực của L/C là ngày 07/11/2015 và chứng từ phải đƣợc xuất trình 10 ngày sau ngày trên chứng từ vận tải và trong thời hạn hiệu lực của L/C. Chứng từ xuất trình đƣợc gửi tới ABBANK thể hiện ngày vận đơn là 26/10/2015, ngày xuất trình chứng từ là 30/10/2015. ABBANK từ chối do chứng từ xuất trình sớm, nhƣng ngân hàng xuất trình không đồng ý và lập luận rằng mặc dù chứng từ xuất trình sớm so với yêu cầu của L/C nhƣng vẫn nằm trong thời hạn hiệu lực của L/C và yêu cầu về thời hạn xuất trình của ngân hàng phát hành là áp dụng cho ngân hàng xuất trình chứ không phải ngƣời thụ hƣởng, vì vậy yêu cầu này không loại bỏ nghĩa vụ thanh toán của ngân hàng phát hành và yêu cầu ABBANK giữ lại bộ chứng từ cho đến thời điểm 10 ngày sau ngày vận đơn và thực hiện thanh toán. Ngân hàng xuất trình cũng dẫn chiếu ý kiến Official Opinion R585 của ICC làm cơ sở cho lập luận của mình. Trƣờng hợp này, cho dù chứng từ đƣợc xuất trình sớm so với yêu cầu của L/C, nhƣng với yêu cầu giữ lại chứng từ cho đến ngày xuất trình theo quy định và thực hiện trả tiền của ngân hàng xuất trình thì ngân hàng phát hành vẫn phải có nghĩa vụ trả tiền nhƣ trong trƣờng hợp chứng từ đƣợc xuất trình đúng quy định, nhƣ vậy, việc quy định thời hạn xuất trình nhƣ trên nhằm hỗ trợ khách hàng (tránh việc chứng từ về trƣớc quá lâu so với hàng). ABBANK nên tƣ vấn cho khách hàng cân nhắc phƣơng án mở L/C trả chậm để tránh tình trạng nhƣ trên có thể xảy ra.
Rủi ro thứ hai ngân hàng có thể gặp phải với tƣ cách là ngân hàng phát hành phát sinh trong quá trình kiểm tra bộ chứng từ của ngƣời thụ hƣởng do ngân hàng xuất trình gửi đến. Trong nhiều trƣờng hợp, bộ chứng từ đƣợc xuất trình tồn tại bất hợp lệ so với các điều kiện và điều khoản của L/C. lúc này, tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng của sai sót chứng từ mà ABBANK từ chối thanh toán hoặc chấp nhận thanh toán khi ngƣời nhập khẩu đã chấp nhận thanh toán bộ chứng từ. trong năm năm trở lại đây, ABBANK chƣa từng gặp phải rủi ro chấp nhận thanh toán bộ chứng từ bất hợp lệ mà chƣa có sự đồng ý của ngƣời mở L/C. Tuy nhiên, việc ABBANK thông báo từ chối thanh toán bộ chứng từ bất hợp lệ, trong một số trƣờng hợp không nhận đƣợc sự tán thành của ngân hàng xuất trình, gây ra tranh chấp, làm ảnh hƣởng đến tài chính cũng nhƣ uy tín của ngân hàng. Tình huống thực tế đã xảy ra tại ABBANK: Công ty TNHH xuất nhập khẩu Hoàng Nam ký hợp đồng nhập khẩu điện thoại di động và linh kiện từ Trung Quốc. Trong nội dung L/C có quy định chứng từ vận tải gồm bộ vận tải đơn đƣờng biển sạch (3/3) và một số chứng từ khác, giao hàng 03 chuyến vào mỗi tháng 7, 8, 9 năm 2014. Hàng đƣợc giao lần 1