- Ổn định môi trƣờng kinh tế vĩ mô.
- Hoàn thiện môi trƣờng pháp lý cho giao dịch thanh toán tín dụng chứng từ.
- Cải thiện cán cân thanh toán quốc tế.
- Cần có thêm các chính sách hỗ trợ các doanh nghiệp xuất nhập khẩu.
3.2.3. Kiến nghị đối với các doanh nghiệp xuất nhập khẩu:
Các doanh nghiệp xuất nhập khẩu cần chú trọng nâng cao trình độ nghiệp vụ ngoại thƣơng và các hiểu biết về TTQT cho cán bộ, nhân viên của doanh nghiệp. Các doanh nghiệp thƣờng xuyên có giao dịch xuất nhập khẩu với nƣớc ngoài cần có sự nghiên cứu kỹ về tình hình thị trƣờng, tình hình tài chính của đối tác, luật thƣơng mại của nƣớc đối tác cũng nhƣ những thay đổi về những điều kiện pháp lý trong và ngoài nƣớc. Đối với các doanh nghiệp không chuyên về xuất nhập khẩu, chƣa có đội ngũ cán bộ có trình độ về ngoại thƣơng thì nên thuê chuyên gia tƣ vấn hoặc ủy thác cho các đơn vị XNK uy tín, thông thạo nghiệp vụ, am hiểu thị trƣờng thực hiện hoạt động XNK nhằm đảm bảo an toàn.
KẾT LUẬN CHƢƠNG 3
Qua nghiên cứu cơ sở lý luân ở chƣơng 1 và đánh giá thực trạng rủi ro thanh toán tín dụng chứng từ ở chƣơng 2. Chƣơng 3 của luận văn đã nêu ra một số giải pháp cho ABBANK nhằm hạn chế rủi ro trong phƣơng thức thanh toán TDCT và nâng cao hiệu qua hoạt động nghiệp vụ thanh toán này.
Bên cạnh đó, chƣơng 3 còn đƣa ra kiến nghị đối với Ngân hàng Nhà nƣớc, Chính phủ và các doanh nghiệp xuất nhập khẩu nhằm tạo điều kiện cho hoạt động TTQT theo phƣơng thức TDCT đƣợc diễn ra an toàn, thuận lơi, đảm bảo quyền lợi cho các bên tham gia.
KẾT LUẬN
Việt Nam bƣớc vào nền kinh tế thị trƣờng và hội nhập kinh tế thế giới từ cuối những năm 80, đầu những năm 90 của thế kỷ 20. Từ đó đến nay, hoạt động thƣơng mại quốc tế, giao lƣu ngoại thƣơng của nƣớc ta ngày càng phát triển mạnh mẽ, kim ngạch xuất nhập khẩu liên tục tăng cao qua các năm. Có đƣợc những thành tựu đó, phải kể đến một phần đóng góp không nhỏ của hệ thống NHTM với vai trò trung gian thanh toán.
Cùng với sự phát triển của hoạt động TTQT, phƣơng thức thanh toán TDCT cũng đang trở thành một phƣơng thức ngày càng đƣợc nhiều doanh nghiệp xuất nhập khẩu lựa chọn khi giao thƣơng với các đối tác nƣớc ngoài. Đây cũng là mảng hoạt động đem lại nhiều doanh thu phí cho ABBANK trong những năm qua. Tuy nhiên, ABBANK và các doanh nghiệp xuất nhập khẩu cũng phải đối mặt với không ít rủi ro khi thanh toán bằng phƣơng thức TDCT. Chính vì vậy, việc phòng ngừa, giảm thiểu rủi ro cho ngân hàng và khách hàng là yêu cầu hết sức cấp thiết và phải luôn đƣợc chú trọng.
Luận văn này căn cứ trên những nghiên cứu về rủi ro trong phƣơng thức thanh toán tín dụng chứng từ, đánh giá thực trạng rủi ro hiện nay tại ABBANK, từ đó đƣa ra những giải pháp nhằm hạn chế, phòng tránh các rủi ro có thể xảy ra cho ABBANK và khách hàng.
Do vẫn còn hạn chế về kiến thức, thời gian nghiên cứu, nên luận văn này vẫn còn một số thiếu sót, rất mong nhận đƣợc sự góp ý từ các thầy cô tham gia xem xét luận văn này.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Danh mục tài liệu tiếng Việt:
1. Đoàn Thị Hồng Vân (2009), Quản trị rủi ro và khủng hoảng, Nhà xuất bản lao động – xã hội.
2. Lê Văn Tề, Nguyễn Thị Tuyết Nga (2009), Thanh toán và tín dụng xuất nhập khẩu, Nhà xuất bản Tài Chính.
3. Nguyễn Trọng Thủy (2014),Toàn tập UCP600 – Phân tích và bình luận toàn diện tình huống tín dụng chứng từ, Nhà xuất bản Thống kê.
4. Nguyễn Văn Tiến (2014), Cẩm nang thanh toán quốc tế và tài trợ ngoại thương, Nhà xuất bản Thống kê.
5. Võ Thanh Thu (2008),Hỏi đáp về thanh toán xuất nhập khẩu qua phương thức tín dụng chứng từ, Nhà xuất bản lao động – xã hội.
6. Trung tâm trọng tài quốc tế Việt Nam – VIAC (2002), 50 phán quyết trọng tài quốc tế chọn lọc, Hà Nội.
7. Trung tâm Thanh toán Quốc tế Ngân hàng TMCP An Bình (2018), Quy trình nghiệp vụ thanh toán quốc tế, Hà Nội.
Danh mục tài liệu tiếng Anh:
8. ICC (2007),UCP600 – ICC Uniform Customs and Practice for Documentary Credit 2007 Revision.
9. ICC (2007),ISBP – International Standard Banking Practice for the Examination of Documents under Documentary credits 2007 Revision for UCP600.
10. James E. Byrne and Christopher S. Burnes, The 2001 Annual Survey of Letter of Credit Law and Practice.
Ling Xiao – Yan Hao (2013),“Risk analysis of Letter of Credit”. International Journal of Business and Social Science. Vol 4 No. 9 August 2013.
11. Trade Finance (1999) , BPP.
12. Ling Xiao – Yan Hao (2013),“Risk analysis of Letter of Credit”.