2.5.3.1. Nguyên nhân khách quan:
- Môi trƣờng pháp lý của Nhà nƣớc về hoạt động TTQT nói chung còn nhiều thiếu sót và chƣa đồng bộ, biểu hiện là các văn bản pháp lý liên quan còn chồng chéo và chƣa theo kịp đà phát triển của hoạt động này. Điều này làm hạn chế sự phát triển của hoạt động TTQT các ngân hàng và cũng tiềm ẩn nhiều rủi ro cho ngân hàng.
- Nền kinh tế thế giới trong những năm qua chƣa thực sự đi vào ổn định sau giai đoạn khủng hoảng. Điều này cũng ảnh hƣởng đến hoạt động xuất nhập khẩu, TTQT.
- Trình độ kinh nghiệm của các doanh nghiệp Việt Nam trong lĩnh vực thƣơng mại quốc tế, cũng nhƣ hiểu biết về TTQT, nhất là phƣơng thức thanh toán TDCT vẫn còn hạn chế. Điều này có thể gây rủi ro cho doanh nghiệp khi bị ép giá, lừa đảo làm thiệt hai về tài chính cho doanh nghiệp. Ngoài ra còn ảnh hƣởng đến uy tín của ngân hàng trên thị trƣờng quốc tế. - Sự cạnh tranh gay gắt của thị trƣờng ngân hàng cũng là một nguyên nhân
dẫn đến những hạn chế trong hoạt động TTQT của ABBANK.
2.5.3.2. Nguyên nhân chủ quan:
- Việc vận dụng một hệ thống thông tin chính xác, đầy đủ, kịp thời về khách hàng, đối tác cũng nhƣ cập nhật tình hình kinh tế trong nƣớc và quốc tế, đƣa ra những dự báo chính xác về thị trƣờng chƣa đƣợc quan tâm đúng mực. Bên cạnh đó, cơ sở hạ tầng kỹ thuật cũng là một rào cản cho công tác này.
- Trong những năm qua, ABBANK đã không ngừng thực hiện đổi mới công tác tổ chức cán bộ, thƣờng xuyên tổ chức các lớp đào tạo kiến thức và nghiệp vụ TTQT cho nhân viên, chuyên viên tại các ĐVKD. Tuy nhiên, vì nhiều lý do nhƣ biến động nhân sự, ĐVKD thƣờng chú trọng vào hoạt động tìm kiếm khách hàng để huy động vốn, cho vay truyền thống hơn là mảng TTQT, vì vậy, trình độ, kiến thức, kinh nghiệm của đội ngũ CVQHKH/CVTTQT ở ĐVKD còn hạn chế. Do đó, không thể tránh khỏi sai sót trong xử lý hồ sơ và làm việc với khách hàng.
- Công tác quảng cáo, tiếp thị về các sản phẩm, dịch vụ TTQT của ABBANK còn chƣa hiệu quả, chƣa có sự thu hút khách hàng cao và chƣa thể hiện đƣợc lợi thế cạnh tranh của ABBANK so với ngân hàng khác. -
KẾT LUẬN CHƢƠNG 2
Chƣơng 2 của luận văn đã trình bày tổng quan về Ngân hàng TMCP An Bình, cơ cấu tổ chức, tình hình hoạt động kinh doanh của ngân hàng trong giai đoạn từ năm 2013 đến năm 2017. Bên cạnh đó, nội dung chƣơng 2 cũng trình bày chi tiết về tình hình hoạt động thanh toán quốc tế của ABBANK trong năm năm từ 2013 – 2017, trong đó mảng thanh toán L/C đƣợc chú trọng trình bày về các số liệu tổng hợp.
Nội dung trọng tâm của chƣơng 2 là đi vào nghiên cứu, tổng hợp về thực trạng các rủi ro trong thanh toán quốc tế theo phƣơng thức tín dụng chứng từ của ABBANK trong giai đoạn năm 2013 đến năm 2017.
Cuối cùng, chƣơng 2 đƣa ra những đánh giá về các kết quả đạt đƣợc và những tồn tại, hạn chế trong hoạt động thanh toán TDCT của ABBANK, đƣa ra những nguyên nhân chủ quan, khách quan của những hạn chế đó.
3. Chương 3: GIẢI PHÁP HẠN CHẾ RỦI RO TRONG THANH TOÁN QUỐC TẾ THEO PHƢƠNG THỨC TÍN DỤNG CHỨNG TỪ TẠI NGÂN HÀNG TMCP AN BÌNH
Phƣơng thức thanh toán TDCT luôn chiểm tỷ trọng lớn trong các phƣơng thức TTQT tai ABBANK., vì vậy việc hạn chế rủi ro trong phƣơng pháp này có ý nghĩa hết sức quan trongjtrong việc phòng tránh, giảm thiểu rủi roc ho ngân hàng, cũng nhƣ nâng cao uy tín, khả năng cạnh tranh của ABBANK trên thị trƣờng. Qua quá trình tìm hiểu và nghiên cứu hoạt động của ABBANK trong thời gian qua, luận văn đƣa ra một số đề xuất nhằm hạn chế rủi ro trong TTQT theo phƣơng thức TDCT tại ABBANK nhƣ sau: