Xử lý nợ xấu được coi là phần trung tâm trong hoạt động quản trị nợ xấu. Thực chất việc nhận biết hay phân loại nợ xấu cũng nhằm đưa ra phương thức xử lý nợ xấu phù hợp và có hiệu quả.
- Thứ nhất, Chiến lƣợc xử lý nợ xấu
Khi một khoản nợ đã được xem là nợ xấu, phải xác định nguyên nhân nợ xấu và chuyển sang bộ phận xử lý nợ xấu. Việc chuyển giao này được phê duyệt thông qua lãnh đạo phụ trách bộ phận xử lý nợ xấu để đánh giá lại tình trạng khách hàng và đề xuất chiến lược thu hồi nợ. Thường có hai chiến lược trong xử lý nợ xấu như sau:
+ Chiến lược “duy trì”: áp dụng khi ngân hàng tiếp tục duy trì mối quan hệ tín dụng với khách hàng để cơ cấu lại nợ, tùy thuộc khả năng trả nợ và khả năng tồn tại của hoạt động kinh doanh của khách hàng. Điều kiện áp dụng chiến lược này: khách hàng phải thành thật, quyết tâm khôi phục sản xuất kinh doanh có ý thức chấp nhận hoàn trả món nợ; Khả năng trả nợ từ việc bán tài sản và/hoặc từ dòng tiền trong tương lai. Có nghĩa là, nếu bên vay cho thấy khả năng trả nợ gốc và nợ lãi khi đến hạn thì Ngân hàng có thể đồng ý thu xếp việc “xử lý nợ”
+ Chiến lược “rút lui” được sử dụng đối với các khoản vay không có khả năng hoàn trả và cần phải thanh lý hoặc xóa nợ. Đối với các trường hợp này, ngân hàng thu nợ bắt buộc thông qua các thủ tục pháp lý. Khi đã có kết luận rằng khoản vay không thể thu hồi hoặc không thể tiếp tục duy trì mà không làm phương hại đến vị thế của ngân hàng thì các hành động quyết liệt là cần thiết. Khi đó việc phát mãi tài sản thế chấp, thu hồi các khoản công nợ của khách hàng… sẽ được sử dụng để tận thu hồi vốn.
- Thứ hai, Yêu cầu cấu trúc lại hoặc tái cơ cấu doanh nghiệp
Đối với các khoản nợ xấu của khách hàng là doanh nghiệp, sau khi phân tích thực trạng khả năng tài chính, sản xuất kinh doanh có khả năng phát triển để thanh toán nợ xấu cho ngân hàng thì sẽ được áp dụng biện pháp cấu trúc lại hay tái cơ cấu doanh nghiệp.
Tái cơ cấu doanh nghiệp là quá trình thực hiện tái cơ cấu kinh doanh, tài chính doanh nghiệp có hiện trạng kém nhưng có khả năng phục hồi với mục đích cao nhất là tăng giá trị cho doanh nghiệp.
Nói chung đề xuất xử lý nợ xấu bằng cấu trúc lại doanh nghiệp chỉ được áp dụng cho nhóm 3, nhóm 4 và ngân hàng áp dụng chiến lược duy trì đối với các khách hàng. Khi đã có quyết định tiếp tục duy trì quan hệ với đối tượng khách hàng này, khoản nợ được giám sát chặt chẽ nhằm đảm bảo rằng khách hàng thực thi các hành động cần thiết để cải thiện vị trí của họ và sửa chữa sai sót. Ngân hàng duy trì mối quan hệ chặt chẽ với khách hàng để giám sát tiến trình xử lý nợ. Trên cơ sở đó, ngân hàng có thể áp dụng các phương pháp:
+ Điều chỉnh kỳ hạn nợ: Việc điều chỉnh kỳ hạn nợ thông thường được thực hiện thông qua việc hoãn hoặc/và giảm khối lượng nợ gốc/lãi phải thanh toán của kỳ hạn nợ nhưng không được giảm tổng số nợ phải trả và kỳ hạn trả nợ cuối cùng không thay đổi. Việc giảm lãi có thể được xem xét tùy thuộc vào việc bù đắp với mức lãi cao hơn trong tương lai. Có nghĩa là ngân hàng vẫn có hy vọng thu đầy đủ lãi và gốc của khoản vay trong tương lai.
+ Gia hạn nợ: Đây là phương án tránh áp lực trả nợ của khách hàng để tiếp tục kinh doanh. Ngân hàng cũng có thể xem xét cấp thêm tín dụng giúp khách hàng vượt qua khó khăn đồng thời tạo khả năng thu hồi các khoản nợ trước. Đây không phải là biện pháp tốt vì nó mang tính mạo hiểm cao.
- Thứ ba, Chứng khoán hóa các khoản nợ xấu
Hiện nay, một kỹ thuật mới đang được áp dụng rộng rãi trên thế giới là chứng khoán hóa các khoản nợ. Chứng khoán hóa là chuyển đổi một tập hợp có chọn lọc các khoản vay có thế chấp của ngân hàng mà trước đó không có thị trường thứ cấp để giao dịch thành các chứng khoán khả mại có thể bán trên thị trường thứ cấp. Ngân hàng có thể dùng kỹ thuật này để xử lý các khoản nợ xấu của mình nhưng cần có sự phát triển mạnh mẽ của thị trường chứng khoán cùng giao dịch mua bán nợ.
- Thứ tƣ, xử lý tài sản bảo đảm, đòi nợ bên bảo lãnh
Đối với những khoản nợ xấu không thể cơ cấu lại nợ, khách hàng không có khả năng phát triển, chây ỳ… NHTM chủ động xử lý các tài sản đảm bảo nợ vay theo các hình thức sau: Tự bán công khai trên thị trường; bán qua Trung tâm dịch vụ bán đấu giá tài sản; bán cho Công ty mua bán nợ của Nhà nước hoặc thực hiện quyền truy đòi người đi vay, người bảo lãnh.
Cho đến nay, đây là một trong số các biện pháp thu hồi vốn có hiệu quả thấp nhất cho các ngân hàng, đặc biệt các khoản nợ mà cơ sở pháp lý chưa đầy đủ, khách hàng lừa đảo ngân hàng, …
- Thứ năm, Bán các khoản nợ
Ngân hàng sẽ chuyển quyền đòi nợ cho một tổ chức hoặc cá nhân khác để sớm thu hồi vốn của mình. Khi bán các khoản nợ xấu, ngân hàng thường chấp nhận bán thấp hơn mệnh giá để thu hồi vốn nhanh và tránh ảnh hưởng tới những khoản nợ còn lại. Để thực hiện có hiệu quả biện pháp này, ngân hàng cần nhanh chóng đưa các khoản nợ xấu ra khỏi bảng tổng kết tài sản, các ngân hàng thường thành lập một tổ chức có tính chuyên môn hóa cao gọi là công ty quản lý nợ và
khai thác tài sản (AMC). Công ty này sẽ tiếp nhận các khoản nợ và thực hiện mua bán tiếp theo.
- Thứ sáu, Ngân hàng dùng dự phòng rủi ro để xử lý
Dự phòng rủi ro là khoản tiền được ngân hàng trích lập để dự phòng cho những tổn thất có thể xảy ra do khách hàng không thực hiện nghĩa vụ theo cam kết. Dự phòng rủi ro được tính theo dư nợ gốc và hạch toán vào chi phí hoạt động của ngân hàng.
Những trường hợp được xử lý từ quỹ dự phòng rủi ro là khi khách hàng là những tổ chức bị giải thể, phá sản hoặc không thực hiện được các nghĩa vụ nợ do bất khả kháng và những khoản nợ thuộc nhóm 5 – Nợ có khả năng mất vốn.
Do tính chủ động cao nên biện pháp này thường được các ngân hàng vận dụng tối đa nhằm xử lý nợ xấu nhanh chóng. Nhưng thực chất của biện pháp này là dùng nội lực của ngân hàng để khắc phục gánh nặng nợ xấu nên ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh của ngân hàng. Vì vậy, ngân hàng nên chú trọng vào các biện pháp thu hồi nợ có tính triệt để hơn.