2.1.2.1. Quá trình hình thành
NHNo Chi nhánh Bình Thạnh thành lập theo quyết định số 278/QĐ-TCCB ngày 12/07/2001 của Chủ tịch Hội đồng quản trị NHNo&PTNT Việt Nam, giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số 314631 do Sở Kế Hoạch Đầu Tư TP.HCM cấp ngày 18/07/2001. Nhưng đến tháng 9/2001 chi nhánh mới bắt đầu đi vào hoạt động chính thức, là một trong 2000 đơn vị thành viên chi nhánh cấp 1 trực thuộc NHNo&PTNT Việt Nam. [17]
Chi nhánh NHNo&PTNT Bình Thạnh hiện có 3 phòng giao dịch trực thuộc gồm: PGD Thị Nghè, PGD Tân Cảng, PGD Bình Hòa.
Trụ sở chi nhánh đặt tại 345 – 351 Điện Biên Phủ, Phường 15, Quận Bình Thạnh, TPHCM.
2.1.2.2. Hoạt động của NHNo Bình Thạnh Về nguồn vốn huy động
Huy động vốn là hoạt động cơ bản và hết sức quan trọng đối với NHTM nói chung và Agribank CN Bình Thạnh nói riêng. Hoạt động huy động vốn là nhiệm vụ số một và là nền tảng để các hoạt động khác mở rộng phát triển, đặc biệt là hoạt động cho vay, dịch vụ thanh toán, chuyển tiền…
Bảng 2.1:- Kết quả huy động vốn
Đơn vị: tỷ đồng
Tổng nguồn vốn Năm Tốc độ tăng, giảm (%)
2009 2010 2011 2012 10/09 11/10 12/11
I. Phân theo đối
tượng 1.412 1.336 1.217 1.213 -5,38 -8,91 -0,33
1. Tiền gửi dân cư 656 733 726 896 11,74 -0,95 23,42
tiền gửi tiết kiệm 624 688 698 881 10,26 1,45 26,22
phát hành GTCG 32 45 28 15 40,63 -37,78 -46,43
2. Tiền gửi của
TCKT 756 603 491 317 -20,24 -18,57 -35,44
II. Phân theo thời
gian 1.412 1.336 1.217 1.213 -5,38 -8,91 -0,33
kỳ hạn < 12 tháng 198 168 250 795 -15,15 48,81 218,00
kỳ hạn > 12 tháng 1.214 1.168 967 418 -3,79 -17,21 -56,77
II. Phân theo loại
tiền 1.412 1.336 1.217 1.213 -5,38 -8,91 -0,33
nội tệ 1.284 1.226 1.145 1.163 -4,52 -6,61 1,57
ngoại tệ (quy đổi
VNĐ) 128 110 72 50 -14,06 -34,55 -30,56
Biểu đồ 2.1:- Huy động vốn phân theo đối tƣợng (tỷ đồng)
(Nguồn: Báo cáo Tổng kết hoạt động kinh doanh năm 2009 – 2012)[10]
Biểu đồ 2.2:- Huy động vốn phân theo thời gian (tỷ đồng)
(Nguồn: Báo cáo Tổng kết hoạt động kinh doanh năm 2009 – 2012)[10]
Biểu đồ 2.3:- Huy động vốn phân theo loại tiền (tỷ đồng)
- Cuối năm 2009, tổng nguồn vốn đạt 1.412 tỷ đồng, giảm so với năm 2008 là 26% (năm 2008 đạt 1.909 tỷ đồng), nguyên nhân là do các khoản đến hạn của các TCTC, TCTD nên chi nhánh phải trả theo yêu cầu.
+ Nguồn vốn phân theo loại tiền: nguồn nội tệ là 1.284 tỷ đồng, chiếm 91% tổng nguồn vốn; nguồn vốn ngoại tệ là 128 tỷ đồng, chiếm 9% so với tổng nguồn vốn.
+ Nguồn vốn phân theo đối tượng gửi: huy động từ dân cư là 656 tỷ đồng, chiếm tỷ lệ 46,5% so với tổng nguồn vốn; huy động từ TCKT, TCTD là 756 tỷ đồng, chiếm 53,5% so với tổng nguồn vốn.
+ Nguồn vốn phân theo kỳ hạn: tiền gửi KKH và kỳ hạn dưới 12 tháng là 198 tỷ đồng, chiếm 14%/tổng nguồn vốn, tiền gửi CKH 12 tháng trở lên là 1.214 tỷ đồng chiếm 86%/tổng nguồn vốn huy động.
- Đến 31/12/2010 tổng nguồn của chi nhánh đạt 1.336 tỷ đồng, giảm 5,38% so với 31/12/2009, thời điểm này nền kinh tế Việt Nam đang gánh chịu hậu khủng hoảng kinh tế toàn cầu, ngoài ra năm 2010 được xem là năm của cơn bão giá vàng, giá vàng tăng giảm bất thường, có những giai đoạn tăng kỷ lục nên kênh đầu tư vàng cũng được khách hàng ưu tiên lựa chọn, bên cạnh đó còn do sự cạnh tranh quyết liệt về huy động vốn giữa các tổ chức tín dụng trên địa bàn, ngày 05/11/2010 Ngân hàng Nhà nước đồng ý tăng lãi suất cơ bản lên 9%/năm, ngày 15/12/2010, Hiệp hội Ngân hàng có văn bản gửi tới các Tổ chức Hội viên về việc thực hiện cam kết huy động tiền gửi VNĐ lãi suất 14%/năm và niêm yết công khai mức lãi suất này tại các điểm huy động vốn. Tuy nhiên, các ngân hàng vẫn không thực hiện theo cam kết vì thế huy động vốn trong những tháng cuối năm rất khó khăn, cụ thể:
+ Nguồn vốn phân theo loại tiền: nguồn nội tệ là 1.226 tỷ đồng, chiếm 91,8% so với tổng nguồn vốn, giảm 4,52% so với năm 2009; nguồn vốn ngoại tệ là 110 tỷ đồng, chiếm 8,2% so với tổng nguồn vốn, giảm 14% so với năm 2009.
gửi dân cư chiếm tỷ lệ khá cao, cơ cấu nguồn như vậy là hợp lý, cần được duy trì, huy động từ TCKT, TCTD là 603 tỷ đồng chiếm 45% so với tổng nguồn vốn, giảm 20,2% so với năm 2009.
+ Nguồn vốn phân theo kỳ hạn: tiền gửi KKH là 168 tỷ đồng chiếm 12,6%/tổng nguồn vốn, tiền gửi CKH 12 tháng trở lên là 1.168 tỷ đồng chiếm 87,4%/tổng nguồn vốn huy động.
- Đến 31/12/2011 tổng nguồn vốn đạt 1.217 tỷ đồng, giảm 8,9% so với 31/12/2010, do năm này tình hình huy động rất khó khăn, lãi suất chi nhánh thực hiện theo quy định của ngân hàng nhà nước là 14%/năm nhưng các NHTM Cổ phần trên địa bàn vẫn huy động vượt trần bằng nhiều hình thức khác nhau, vì thế lãi suất của chi nhánh không cạnh tranh nên không giữ được khách hàng, bên cạnh đó trong năm nguồn tiền gửi của Bảo Hiểm Xã Hội Việt Nam tại chi nhánh giảm 50 tỷ đồng, Công ty Mua bán nợ và tài sản tồn đọng giảm 40 tỷ đồng, đến khoảng tháng 4/2011 do được sự cho phép của NHNoVN, áp dụng cơ chế khen thưởng huy động vốn nên nguồn vốn của chi nhánh có tăng trưởng nhẹ nhưng đến ngày 08/9/2011 Chỉ thị 02 của ngân hàng Nhà nước yêu cầu phải ngưng tất cả các hình thức huy động vốn vượt trần thì nguồn vốn lại có dấu hiệu giảm, chi nhánh có nguồn tiền gửi giảm 50 tỷ đồng của Công ty CP Viễn thông XD Trung Hưng,… + Nguồn vốn phân theo loại tiền: nguồn nội tệ là 1.145 tỷ đồng, chiếm 94% so với tổng nguồn vốn, giảm 6,6% so với năm 2010; nguồn vốn ngoại tệ là 72 tỷ đồng, chiếm 6% so với tổng nguồn vốn, giảm 35% so với năm 2010, do chi nhánh đã trả khoản vay của ngân hàng liên doanh Việt Thái.
+ Nguồn vốn phân theo đối tượng gửi: huy động từ dân cư là 726 tỷ đồng chiếm tỷ lệ 59,7% so với tổng nguồn vốn; đây là tỷ lệ khá cao, huy động từ TCKT, TCTD là 491 tỷ đồng chiếm 40,3% so với tổng nguồn vốn, giảm 18,6% so với năm 2010.
+ Nguồn vốn phân theo kỳ hạn: tiền gửi KKH là 250 tỷ đồng chiếm 20,5%/tổng nguồn vốn, đây là tỷ lệ cao có lợi cho chi nhánh vì chi phí thấp nhưng
nguồn này không ổn định, nếu giảm mạnh sẽ ảnh hưởng đến tổng nguồn vốn; tiền gửi CKH 12 tháng trở lên là 967 tỷ đồng chiếm 79,5%/tổng nguồn vốn huy động. - Đến 31/12/2012 tổng nguồn vốn đạt 1.213 tỷ đồng, tương đối ổn định so với năm 2011.
+ Nguồn vốn phân theo loại tiền: nguồn nội tệ là 1.163 tỷ đồng, chiếm 95% tổng nguồn vốn; nguồn vốn ngoại tệ là 50 tỷ đồng, chiếm 5% so với tổng nguồn vốn.
+ Nguồn vốn phân theo đối tượng gửi: huy động từ dân cư là 896 tỷ đồng, chiếm tỷ lệ 73,86% so với tổng nguồn vốn, tăng 23,42% so với năm 2011 đây là dấu hiệu tốt về cơ cấu nguồn vốn ổn định; huy động từ TCKT, TCTD là 317 tỷ đồng, chiếm 26,14% so với tổng nguồn vốn, giảm 35,44% so với năm 2011.
+ Nguồn vốn phân theo kỳ hạn: tiền gửi KKH và kỳ hạn dưới 12 tháng là 795 tỷ đồng, chiếm 65,53%/tổng nguồn vốn – là một lợi thế về nguồn vốn giá rẻ cho chi nhánh, tiền gửi CKH 12 tháng trở lên là 418 tỷ đồng chiếm 34,47%/tổng nguồn vốn huy động.
Tình hình hoạt động tín dụng
Hoạt động tín dụng của chi nhánh chủ yếu là hoạt động cho vay và bảo lãnh đối với nền kinh tế. Các nghiệp vụ mua – bán vốn trên thị trường liên ngân hàng, đầu tư, kinh doanh ngoại tệ… đều được tập trung về Hội sở. Agribank CN Bình Thạnh quy định việc quản lý vốn tập trung trên toàn hệ thống nhằm nâng cao hiệu quả quản lý cũng như điều tiết vốn đảm bảo khả năng thanh khoản và hiệu quả kinh doanh vốn. Theo đó, vốn để đáp ứng nhu cầu của hoạt động tín dụng sẽ là vốn đi mua lại của Hội sở với mức chênh lệch giữa lãi suất đầu ra và đầu vào được quy định theo từng thời kỳ khác nhau cho từng kỳ hạn cho vay.
Hoạt động cho vay là hoạt động quan trọng và luôn tạo ra thu nhập chủ yếu của chi nhánh trong suốt nhiều năm qua.
Bảng 2.2: - Kết quả hoạt động cho vay
Đơn vị: tỷ đồng
Dư nợ theo kỳ hạn Năm Tốc độ tăng, giảm (%)
2009 2010 2011 2012 10/09 11/10 12/11
1. Dư nợ ngắn hạn 600,0 571,0 530,1 462,3 -4,83 -7,16 -12,79
2. Dư nợ trung hạn 607,0 544,6 496,4 464,0 -10,28 -8,85 -6,53
3. Dư nợ dài hạn 50,0 47,4 33,5 22,3 -5,26 -29,30 -33,32
Tổng cộng 1.257,0 1.163,0 1.060,0 948,6 -7,48 -8,86 -10,51
(Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh năm 2009 – 2012)[10]
- Cuối năm 2009, tổng dư nợ đạt 1.257 tỷ đồng, tăng 7,7% so với năm 2008 (dư nợ 1.167 tỷ đồng), tỷ lệ tăng trưởng dư nợ của chi nhánh đạt thấp, cụ thể như sau:
+ Dư nợ ngắn hạn là 600 tỷ đồng, chiếm 47,7%/tổng dư nợ.
+ Dư nợ trung và dài hạn là 657 tỷ đồng, chiếm 52,3%/tổng dư nợ.
- Đến 31/12/2010 tổng dư nợ đạt 1.163 tỷ đồng, giảm 7,48% so với năm 2009, do trong năm 2010 việc huy động vốn gặp khó khăn, huy động vốn cuối năm 2010 chỉ đạt 90% kế hoạch Trung ương giao, nên dẫn đến chi nhánh cũng không được tăng dư nợ để đảm bảo thanh khoản theo công văn số 2678/NHNo-KHTH ngày 07/6/2010 của Tổng Giám đốc NHNoVN về việc triển khai quản lý hạn mức dư nợ tự động trên hệ thống IPCAS. Mặt khác, còn do nợ xấu của chi nhánh tăng cao (10,1%) nên chi nhánh phải tập trung thu hồi nợ xấu, nợ XLRR, hạn chế cho vay mới,… cụ thể như sau:
+ Dư nợ ngắn hạn là 571 tỷ đồng, giảm 4,83% so với năm 2009, chiếm 49%/tổng dư nợ.
+ Dư nợ trung và dài hạn là 592 tỷ đồng, giảm 9,9% so với năm 2009, chiếm 51%/tổng dư nợ.
+ Tỷ lệ dư nợ trên tổng nguồn vốn là 87%.
- Đến 31/12/2011 tổng dư nợ đạt 1.060 tỷ đồng, giảm 8,86% so với năm 2010, đây là năm rất khó khăn vì tình hình ngành tài chính – ngân hàng có nhiều
bất ổn, lãi suất huy động không đúng như niêm yết 14%/năm mà biến thiên khó lường kéo theo lãi suất cho vay cũng bị đẩy lên cao làm cho đầu ra bị hạn chế, lãi suất tăng gây khó khăn cho các hộ kinh doanh và doanh nghiệp mở rộng sản xuất dẫn đến hoạt động kinh doanh cầm chừng; bên cạnh đó do tỷ lệ nợ xấu của chi nhánh cũng khá cao (8,95%/tổng dư nợ) nên cũng khó khăn trong việc tăng dư nợ do quy định của NHNo&PTNT Việt Nam, chi nhánh phải tập trung thu hồi nợ xấu, nợ XLRR; cụ thể tình hình như sau:
+ Dư nợ ngắn hạn là 530,1 tỷ đồng, giảm 7,16% so với năm 2010, chiếm 50%/ tổng dư nợ.
+ Dư nợ trung và dài hạn là 529,9 tỷ đồng, giảm 8,85% so với năm 2010, chiếm 50%/tổng dư nợ.
+ Tỷ lệ dư nợ trên tổng nguồn vốn là 87%.
- Cuối năm 2012 tổng dư nợ đạt 948,6 tỷ đồng, giảm 10,51% so với năm 2011, nền kinh tế trong và ngoài nước vẫn còn ảnh hưởng nặng nề của cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới, doanh nghiệp hoạt động khó khăn, thua lỗ, thu hẹp sản xuất. Chi nhánh chủ trương thu hồi nợ xấu, hạn chế cho vay nên dư nợ giảm so với từ năm 2009 đến 2011.
+ Dư nợ ngắn hạn là 462,3 tỷ đồng, giảm 12,79% so với năm 2011, chiếm 48,93% so với tổng dư nợ.
+ Dư nợ trung và dài hạn là 486,3 tỷ đồng, giảm 39,86% so với năm 2011, chiếm 51,07% so với tổng dư nợ.
+ Tỷ lệ dư nợ trên nguồn vốn là 78%.
Nhìn chung, tốc độ tăng trưởng dư nợ bình quân hàng năm từ năm 2002 đến 31/12/2012 là 27,4%, nếu so với tốc độ tăng trưởng nguồn vốn bình quân (33%) thì như vậy là tương đối hợp lý, tốc độ tăng trưởng cao nhất trong 12 năm là năm 2004 so với năm 2003 lên đến 61%, năm 2004 cũng là năm duy nhất tỷ lệ dư nợ/nguồn vốn là 121%. Nhìn chung trong giai đoạn 2002 đến 2007, dư nợ tăng đều qua các năm và tỷ lệ nợ xấu cũng nằm trong vùng an toàn dao động thấp nhất từ
Biểu đồ 2.4: - Kết quả hoạt động cho vay
Đơn vị: tỷ đồng
(Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh năm 2009 – 2012)[10]
Bên cạnh cho vay, hoạt động bảo lãnh của chi nhánh cũng có sự tăng trưởng khá.
Bảng 2.3: - Kết quả hoạt động bảo lãnh
Đơn vị: triệu đồng
Tổng GT bảo lãnh Năm Tốc độ tăng, giảm (%)
2009 2010 2011 2012 10/09 11/10 12/11
1. Bảo lãnh dự thầu 21 28 22 25 33.33 -21.43 13.64
2. Bảo lãnh TH HĐ 321 431 513 490 34.27 19.03 -4.48
3. Bảo lãnh thanh toán 119 92 134 158 -22.69 45.65 17.91
4. Bảo lãnh khác 11 12 17 19 9.09 41.67 11.76
Tổng cộng 472 563 686 692 19.28 21.85 0.87
Biểu đồ 2.5: - Kết quả hoạt động bảo lãnh
Đơn vị: triệu đồng
(Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh năm 2009 – 2012)[10]
Tổng giá trị bảo lãnh tăng đều qua các năm, chủ yếu là bảo lãnh cho các doanh nghiệp thực hiện thi công các công trình xây lắp Công ty TNHH Thanh Nam, Công ty TNHH 1TV Việt Delta.
Nhìn chung, hoạt động bảo lãnh của chi nhánh phát triển tương đối tốt và làm gia tăng đáng kể doanh thu từ những hoạt động ngoài cho vay của chi nhánh theo đúng mục tiêu của NHTM hiện đại, song so với yêu cầu và thực tế thì chưa đạt.
Kết quả hoạt động kinh doanh
Trong giai đoạn từ quý 4/2001 đến năm 2002 chi nhánh vẫn còn phụ thuộc vào sự bao cấp của NHNo&PTNT Việt Nam, do giai đoạn này mới thành lập còn nhiều khó khăn. Đến năm 2003 chi nhánh đã bắt đầu có lợi nhuận, quỹ thu nhập đủ lương kinh doanh. Giai đoạn từ năm 2003 đến năm 2005 do chi nhánh đã đi vào hoạt động ổn định nên tỷ lệ tăng trưởng khá và tăng đều qua các năm, quỹ thu nhập đủ lương kinh doanh và lương năng suất từ 2 tháng trở lên. Giai đoạn năm 2006– 2008 tốc độ tăng trưởng về nguồn vốn, dư nợ, quỹ thu nhập tăng nhanh. Tốc độ tăng trưởng nguồn vốn cao nhất là năm 2008 so với năm 2007 đến 65%, có thời điểm (tháng 10, tháng 11) nguồn vốn vượt mốc 2000 tỷ đồng. Tốc độ tăng trưởng dư nợ cao nhất là năm 2007 so với năm 2006 đến 46%. Nhưng từ năm 2009 đến
chịu sự ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế toàn cầu, ngành tài chính ngân hàng nói chung và ngân hàng nông nghiệp nói riêng, cụ thể là tại chi nhánh gặp khó khăn, hoạt động của các doanh nghiệp vay vốn bị trì trệ, sản xuất đình đốn… đã ảnh hưởng đến hoạt động huy động vốn, lĩnh vực tín dụng dẫn đến trong năm 2010 chi nhánh đã phải trích quỹ dự phòng rủi ro lên đến 123 tỷ đồng.
2.2. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC HẠN CHẾ VÀ XỬ LÝ NỢ XẤU TẠI NHNo CN BÌNH THẠNH
2.2.1. Thực trạng nợ xấu tại NHNo CN Bình Thạnh
Nợ xấu tại Agribank CN Bình Thạnh giai đoạn 2010 – 2012 có nhiều biến động, cả về tổng dư nợ cũng như tỷ trọng giữa các nhóm nợ, trước tiên ta xem xét thực trạng nợ xấu của chi nhánh dưới góc độ là các khoản nợ đang được theo dõi tại nội bảng, cụ thể:
Bảng 2.4: - Cơ cấu dƣ nợ nội bảng theo nhóm nợ