Bài học kinh nghiệm rút ra

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xử lý nợ xấu tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh bình thạnh (Trang 36 - 39)

Qua kinh nghiệm xử lý nợ của các NHTM nước ngoài (cụ thể là Thái Lan và Trung Quốc) và thực tiễn xử lý nợ của hệ thống các NHTMVN, có thể rút ra một số bài học kinh nghiệm trong công tác xử lý nợ như sau:

Thứ nhất, về quan điểm, cần phải xem việc xử lý nợ xấu, tồn đọng là việc làm mang tính cấp bách và là yêu cầu tất yếu để thu hồi nợ, lành mạnh hóa tình hình tài chính ngân hàng;

Thứ hai, để công tác xử lý nợ đạt hiệu quả cao như mong đợi, cần phải có sự kết hợp đồng bộ từ nhiều phía: nỗ lực từ chính ngân hàng cộng với sự phối hợp đồng bộ của Chính phủ (NHNN, Ban Tài Chính, các cơ quan hữu quan…) cũng như thiện chí của các khách nợ;

Thứ ba, xử lý nợ xấu, tồn đọng của ngân hàng sẽ đạt hiệu quả cao hơn nếu công tác quản lý nợ xấu phát sinh trong quá trình hoạt động kinh doanh chặt chẽ (công tác thẩm tra, định giá tài sản đảm bảo, quản lý khách hàng vay vốn, quản lý tài sản đảm bảo nợ vay, kiểm soát chặc chẽ các khoản vay có dấu hiệu mang lại rủi ro cao cho ngân hàng…). Bên cạnh đó, các kỹ thuật xử lý thu nợ, bán nợ, chuyển nợ thành vốn góp… của ngân hàng cần được đa dạng hóa; nên áp dụng theo các

chuẩn mực và thông lệ quốc tế trong cách phân loại nợ xấu để có cách thức xử lý phù hợp hơn;

Thứ tư, về việc áp dụng mô hình xử lý nợ: hiện nay đa số ngân hàng các nước cũng như các ngân hàng tại Việt Nam đều áp dụng theo mô hình công ty AMC để xử lý nợ xấu cho ngân hàng mẹ. Cùng với các AMC, Chính phủ cũng thành lập thêm một Công ty mua bán nợ để thúc đẩy việc xử lý nợ đạt hiệu quả cao hơn (ví dụ như Thái Lan có Công ty TAMC, Indonesia co IBRA – Indonesia Bank Restructuring Agency; Hàn Quốc có KAMCO – Korea Asset Management Company và Việt Nam có DATC…). Tuy nhiên, thành công trong việc áp dụng các mô hình xử lý nợ này tùy thuộc vào hoạt động của từng thị trường mua bán nợ mỗi nước có phát triển hay không và sự hỗ trợ về mặt chính sách của Chính phủ nước đó ở mức độ nào (về mặt cơ chế, chính sách, hành lang pháp lý… trong công tác xử lý nợ tồn đọng);

Thứ năm, công tác xử lý nợ xấu ngân hàng phải đặt trong môi trường cơ cấu lại hệ thống ngân hàng, nâng cao năng lực quản trị ngân hàng để từ đó các ngân hàng sẽ tái cơ cấu tài chính ngân hàng một cách toàn diện, đồng bộ.

KẾT LUẬN CHƢƠNG 1

Trong chương 1 đã khái quát được các vấn đề mang tính lý luận cơ bản về nhận định nợ xấu trong hoạt động tín dụng ngân hàng: khái niệm rủi ro tín dụng, khái niệm nợ xấu, qua đó phân tích những nguyên nhân dẫn đến nợ xấu ngân hàng đi từ nguyên nhân khách quan đến nguyên nhân chủ quan, đánh giá và dự đoán khả năng phát sinh nợ xấu từ khoản tín dụng sẽ được cấp đến khoản tín dụng đã cấp. Đồng thời phân tích và làm rõ những tác động, ảnh hưởng của nợ xấu ngân hàng lên nền kinh tế, xã hội và hệ thống ngân hàng,…. Đây là những vấn đề lý luận cần thiết liên quan đến đề tài nghiên cứu.

CHƢƠNG 2

THỰC TRẠNG HẠN CHẾ VÀ XỬ LÝ NỢ XẤU TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM - CHI NHÁNH BÌNH THẠNH

2.1. SƠ LƢỢC VỀ NHNo&PTNT VIỆT NAM VÀ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA NHNo VIỆT NAM - CN BÌNH THẠNH

2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của NHNo & PTNT Việt Nam [17]

Năm 1988: Ngân hàng Phát triển Nông nghiệp Việt Nam được thành lập theo Nghị định số 53/HĐBT ngày 26/3/1988 của Hội đồng Bộ trưởng (nay là Chính phủ) về việc thành lập các ngân hàng chuyên doanh, trong đó có Ngân hàng Phát triển Nông nghiệp Việt Nam hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn.

Ngày 14/11/1990, Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng (nay là Thủ tướng Chính phủ) ký Quyết định số 400/CT thành lập Ngân hàng Nông nghiệp Việt Nam thay thế Ngân hàng Phát triển Nông nghiệp Việt Nam.

Ngày 07/03/1994 theo Quyết định số 90/TTg của Thủ tướng Chính phủ, NHNoVN hoạt động theo mô hình Tổng công ty Nhà nước với cơ cấu tổ chức bao gồm Hội đồng quản trị, Tổng giám đốc, bộ máy giúp việc, các đơn vị thành viên, phân biệt rõ chức năng quản lý và chức năng điều hành, Chủ tịch Hội đồng quản trị không kiêm Tổng Giám đốc.

Ngày 15/11/1996, được Thủ tướng Chính phủ ủy quyền, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ký Quyết định số 280/QĐ-NHNN đổi tên Ngân hàng Nông nghiệp Việt Nam thành Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam.

Năm 2001 là năm đầu tiên NHNo triển khai thực hiện đề án tái cơ cấu với các nội dung, chính sách là cơ cấu lại nợ, lành mạnh hóa tài chính, nâng cao chất lượng tài sản có, chuyển đổi hệ thống kế toán hiện hành theo chuẩn mực quốc tế, đổi mới sắp xếp lại bộ máy tổ chức theo mô hình Ngân hàng thương mại hiện đại,

tăng cường đào tạo và đào tạo lại cán bộ tập trung đổi mới công nghệ ngân hàng, xây dựng hệ thống thông tin quản lý hiện đại.

Cuối năm 2002 NHNo là thành viên của APRACA, CICA và ABA, trong đó Tổng Giám đốc là thành viên chính thức Ban điều hành của APRACA và CICA.

Tính đến năm 2004, sau 4 năm triển khai thực hiện đề án tái cơ cấu giai đoạn 2001 – 2010, NHNo đã đạt được những kết quả đáng khích lệ. Tình hình tài chính đã được lành mạnh hơn qua việc cơ cấu lại nợ và tăng vốn điều lệ, xử lý trên 90% nợ tồn đọng.

Từ năm 2006, bằng những giải pháp mang tính đột phá và cách làm mới NHNo đã thật sự khởi sắc. Cuối năm 2007, tổng tài sản đạt 325.802 tỷ đồng tương đương với 20 tỷ USD gấp gần 220 lần so với ngày đầu thành lập. Tổng dư nợ cho vay nền kinh tế đạt 242.102 tỷ đồng và gần như hoàn toàn là vốn huy động.

Năm 2008, là năm ghi dấu chặng đường 20 năm xây dựng và trưởng thành của Agribank và cũng là năm có tính quyết định trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế theo chủ trương của Đảng, Chính phủ. Trong chiến lược phát triển của mình, Agribank sẽ trở thành một Tập đoàn tài chính đa ngành, đa sở hữu, hoạt động đa lĩnh vực.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xử lý nợ xấu tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh bình thạnh (Trang 36 - 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(96 trang)