- Hiệu quả sản xuất kinh doanh của nhiều khách hàng thấp, kinh doanh chủ yếu bằng vốn vay ngân hàng nên gặp rủi ro cao và kết quả là gây thiệt hại vốn tín dụng của ngân hàng. Nhiều doanh nghiệp hoạt động không hiệu quả kéo dài nhiều năm do nhiều nguyên nhân khác nhau, dẫn đến việc không thể hoàn trả được các khoản công nợ, nhất là các khoản nợ vay ngân hàng. Đây là loại nợ khó xử lý nhất vì bị tồn đọng trong nhiều năm, bản chất là đã mất vốn, tài sản không tương ứng với các khoản nợ này.
- Tình hình tài chính của nhiều doanh nghiệp không minh bạch gây khó khăn trong việc thẩm định đánh giá doanh nghiệp. Khi xét duyệt cho vay việc phân tích, đánh giá tình hình tài chính của doanh nghiệp chưa phản ánh được thực chất tình hình tài chính của doanh nghiệp do doanh nghiệp cung cấp các báo cáo tài chính không trung thực. Nhiều doanh nghiệp khi vay vốn gửi báo cáo tài chính cho ngân hàng đều có kết quả kinh doanh lãi tuy nhiên thực chất lại là lỗ.
2.2.3. Công tác hạn chế nợ xấu tại NHNo Bình Thạnh
2.2.3.1. Các biện pháp hạn chế nợ xấu đã thực hiện - Xây dựng chiến lược quản trị rủi ro
Chi nhánh đã xây dựng chiến lược quản trị rủi ro phù hợp với chiến lược kinh doanh của bản thân chi nhánh trong từng thời kỳ và có thể được điều chỉnh một cách linh hoạt tùy theo diễn biến thị trường tín dụng. Chiến lược quản lý rủi ro của ngân hàng nói chung nhằm hạn chế nợ xấu phát sinh bước đầu phù hợp với
môi trường kinh doanh. Tuy nhiên, chiến lược quản lý rủi ro của ngân hàng vẫn còn chưa được cụ thể hóa, chưa được quán triệt nhất quán cho tất cả các bộ phận trong chi nhánh.
- Xây dựng và thực hiện quy trình quản lý tín dụng
Ngân hàng đã thực hiện nghiêm ngặt quy trình quản lý tín dụng: từ khâu thẩm định, giải ngân cho vay đến các khâu kiểm tra trước và sau khi cho vay… Việc xây dựng, thực hiện và quản lý nghiêm ngặt quy trình quản lý tín dụng đã giúp cho ngân hàng tránh được rủi ro các khoản nợ xấu phát sinh, phát hiện và chấn chỉnh kịp thời các sai phạm và các thiếu sót trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng.
- Kiểm tra, giám sát hoạt động tín dụng
Để hạn chế rủi ro đạo đức, ngân hàng đã sử dụng một số biện pháp cơ bản sau: Tiến hành kiểm tra, giám sát tất cả các loại hình tín dụng theo định kỳ nhất định; Xây dựng kế hoạch, chương trình, nội dung quá trình kiểm tra một cách thận trọng và chi tiết; Kiểm soát và theo dõi thường xuyên những khoản cho vay lớn; Quản lý chặt chẽ và thường xuyên các khoản tín dụng có vấn đề.
- Lựa chọn khách hàng vay vốn
Một giải pháp đang được ngân hàng áp dụng để giảm thiểu tỷ lệ nợ xấu là siết chặt việc thẩm định, lựa chọn khách hàng vay vốn mới, tăng cường giải ngân tín dụng vào các lĩnh vực như nông nghiệp, nông thôn, xuất khẩu và sản xuất – kinh doanh.
2.2.3.2. Kết quả hạn chế nợ xấu
Tình hình nợ xấu của chi nhánh qua các năm được thể hiện trong bảng 2.5 và bảng 2.7. Nhìn chung trong những năm qua tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ tăng. Đáng chú ý nhất là năm 2010 tỷ lệ nợ xấu của chi nhánh lên đến 10,12% (năm 2009 là 6,77%), khá cao so với mặt bằng tín dụng trên địa bàn (5%). Điều này cho thấy công tác hạn chế nợ xấu của chi nhánh chưa hiệu quả, nợ xấu còn rất cao, chất lượng tín dụng thấp. Đến năm 2011 tỷ lệ nợ xấu của chi nhánh có giảm, nhưng chưa hiệu quả vì chi nhánh xử lý nợ xấu nội bảng bằng biện pháp dùng quỹ dự
phòng rủi ro, làm cho dư nợ ngoại bảng năm 2011 tăng đáng kể so với năm 2010 (tăng 103,4% so với năm 2010). Năm 2012, công tác hạn chế nợ xấu có tích cực hơn (tỷ lệ nợ xấu 8,05%) tuy còn cao nhưng cũng là thành tích đáng khích lệ khi tỷ lệ nợ xấu nội bảng và dư nợ ngoại bảng giảm nhiều so với năm 2011. Điều này cho thấy sự quyết tâm giảm nợ xấu của ban lãnh đạo và cán bộ tín dụng của chi nhánh NHNo Bình Thạnh.
Bảng 2.7: - Tỷ lệ nợ xấu so với tổng dƣ nợ nội bảng
Đơn vị: %
Chỉ tiêu Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012
Tỷ lệ nợ xấu/Tổng dư nợ 6,77 10,12 8,95 8,05
(Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh từ năm 2009 – 2012)[10]
Biểu đồ 2.9: Tỷ lệ nợ xấu/Tổng dƣ nợ
Đơn vị: %
(Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh từ năm 2009 – 2012)[10]
2.2.4. Thực trạng công tác xử lý nợ xấu ở NHNo Bình Thạnh
2.2.4.1. Các biện pháp đã áp dụng
- Xây dựng phương án xử lý nợ xấu
Hàng năm, trên cơ sở kết quả phân loại nợ và trích lập dự phòng rủi ro, chi nhánh đã chủ động yêu cầu phòng tín dụng và các phòng giao dịch rà soát, xây dựng phương án, biện pháp xử lý nợ xấu phát sinh, đảm bảo tỷ lệ nợ xấu năm sau phải thấp hơn năm trước, đồng thời kiểm soát sự gia tăng nợ xấu đảm bảo an toàn
- Xử lý nợ xấu thông qua thu hồi trực tiếp và thông qua phát mãi tài sản đảm bảo nợ vay
Trên cơ sở kết quả phân loại nợ định kỳ, ngân hàng chỉ đạo các chi nhánh thực hiện rà soát, xây dựng phương án xử lý, thu hồi nợ xấu theo từng biện pháp cụ thể. Theo đó, biện pháp thu hồi nợ trực tiếp từ khách hàng, thu hồi nợ thông qua việc phát mãi tài sản đảo bảo được ưu tiên đặt lên hàng đầu.
- Xử lý nợ xấu bằng biện pháp cơ cấu lại nợ.
Cơ cấu lại nợ là biện pháp được sử dụng khi một khoản nợ đến kỳ hạn trả nợ nhưng ngân hàng đánh giá khách hàng khó có khả năng trả nợ cho ngân hàng theo lịch trả nợ đã ký trước đó do khách hàng gặp khó khăn trong sản xuất kinh doanh, tuy nhiên nếu ngân hàng thực hiện cơ cấu lại thời hạn trả nợ (gia hạn nợ, điều chỉnh kỳ hạn trả nợ) thì khách hàng hoàn toàn có khả năng trả nợ cho ngân hàng đúng hạn.
- Xử lý nợ xấu bằng quỹ dự phòng rủi ro
Thực hiện theo Quyết định số 493/2005/QĐ-NHNN và Quyết định số 18/2007/QĐ-NHNN của ngân hàng Nhà nước, Agribank Việt Nam đã ban hành Quyết định số 636/QĐ-HĐQT-XLRR quy định về phân loại nợ, trích lập dự phòng và xử lý rủi ro. Agribank CN Bình Thạnh cũng căn cứ vào quy định này và các chỉ đạo, hướng dẫn của Ngân hàng cấp trên trong việc quản trị nợ xấu của chi nhánh.
- Xử lý nợ xấu bằng biện pháp giảm, miễn lãi
Biện pháp này được áp dụng nhằm giảm bớt khó khăn về tài chính cho khách hàng, tạo điều kiện cho khách hàng khôi phục hoạt động sản xuất kinh doanh, ổn định cuộc sống, khuyến khích khách hàng trả một phần hoặc toàn bộ khoản nợ xấu còn lại cho ngân hàng.
- Xử lý nợ xấu bằng biện pháp pháp lý
Biện pháp pháp lý thường là biện pháp được ngân hàng áp dụng cuối cùng, sau khi các biện pháp khác đã áp dụng nhưng việc xử lý thu hồi nợ không hiệu quả. Do vậy, cần sự hỗ trợ của các cơ quan pháp luật như Tòa án, Thi hành án nhằm hỗ trợ ngân hàng tận thu hồi nợ vay.
2.2.4.2. Kết quả xử lý nợ xấu
Với thực trạng tình hình nợ xấu như phân tích ở trên và các biện pháp xử lý nợ xấu đã được triển khai, có thể thấy Agribank CN Bình Thạnh trong thời gian qua đã được một số kết quả đáng khích lệ trong công tác hạn chế và xử lý nợ xấu.
Bên cạnh nợ xấu nội bảng, chi nhánh rất quan tâm việc thu hồi số nợ ngoại bảng. Theo quy định của NHNN thì số nợ ngoại bảng thu được, ngân hàng hạch toán vào thu nhập bất thường, vì vậy các ngân hàng cố gắng nỗ lực, quyết tâm thu hồi nợ ngoại bảng để góp phần tăng thu nhập của ngân hàng, khắc phục bớt tổn thất trong rủi ro tín dụng. Đây là sự cố gắng và kiên trì của chi nhánh nhằm giải quyết những rủi ro tín dụng của những năm trước để lại. Tuy giải quyết chưa triệt để nhưng phần nào bớt đi những khó khăn do năm trước để lại.
Biện pháp chủ yếu thu nợ hạch toán ngoại bảng là tự thu nợ, bán tài sản đảm bảo, khởi kiện,…
Bảng 2.8: - Tình hình thu hồi các khoản nợ sau khi xử lý rủi ro từ năm 2009 – 2012
Đơn vị: tỷ đồng
Chỉ tiêu Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012
Số tiền thu hồi được của các khoản
nợ sau khi xử lý RRTD 8.78 13.21 25.76 45.67
Tổng số tiền đã xử lý RRTD nhưng
chưa thu hồi được 29.20 52.90 107.60 118.80
(Nguồn: Báo cáo Kết quả hoạt động Tín dụng từ năm 2009 – 2012)[10]
Biểu đồ 2.10: Biểu đồ thu hồi các khoản nợ sau khi xử lý RRTD
2.3. ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ CÔNG TÁC HẠN CHẾ VÀ XỬ LÝ NỢ XẤU TẠI NHNo VN - CN BÌNH THẠNH TẠI NHNo VN - CN BÌNH THẠNH
2.3.1. Những ƣu điểm
- Tổ chức và phân công nhân sự cho công tác quản lý nợ xấu. Tổ xử lý nợ xấu được thành lập tại Chi nhánh để phân công rõ người, rõ việc và cử cán bộ chuyên trách theo dõi tận thu tới từng khoản nợ.
- Công tác triển khai quản lý và thu hồi nợ xấu được thực hiện nghiêm túc và thống nhất trong chi nhánh.
+ Ban giám đốc đã chỉ đạo kiên quyết việc xử lý nợ, kiểm soát chất lượng tín dụng kiên quyết không để gia tăng nợ xấu đối với các khoản vay mới với nguyên tắc việc xử lý nợ xấu không hề làm mất đi nghĩa vụ trả nợ của con nợ đối với ngân hàng. Sau khi xử lý, Giám đốc chi nhánh, trưởng phòng tín dụng phải tiếp tục chỉ đạo tận thu nợ và đây được coi là mục tiêu chính. Cách chỉ đạo kiên quyết này còn có ý nghĩa tích cực làm tăng thêm trách nhiệm của cán bộ tín dụng, giám đốc chi nhánh, các phòng nghiệp vụ khi tham mưu và quyết định cho vay, đồng thời góp phần giữ tỷ lệ nợ xấu của chi nhánh trong giới hạn cho phép.
+ Hội sở chính giao cho chi nhánh kế hoạch hàng năm thu hồi nợ xấu và nợ hạch toán ngoại bảng (nợ xử lý rủi ro), coi việc hoàn thành kế hoạch đăng ký thu nợ xấu là một chỉ tiêu thi đua và xét kết quả hoàn thành kế hoạch kinh doanh của chi nhánh.
2.3.2. Tồn tại và nguyên nhân của tồn tại
2.3.2.1. Tồn tại
- Việc hạn chế và xử lý nợ xấu của chi nhánh chưa thật sự hiệu quả: tỷ lệ nợ xấu còn khá cao so với các NHTMCP và các chi nhánh NHNo khác trên địa bàn. Mặt khác, biện pháp mà chi nhánh thực hiện để giảm nợ xấu nội bảng bằng cách sử dụng từ quỹ dự phòng rủi ro quá lớn, làm cho dư nợ ngoại bảng khá cao. Điều này dẫn đến kết quả hoạt động kinh doanh của chi nhánh khó khăn, không đủ lương cho nhân viên.
- Nhiều món vay được các CBTD gia hạn nợ để giảm áp lực nợ xấu cho chi nhánh; tuy nhiên do nhiều nguyên nhân khách hàng vẫn không khả năng trả nợ, dẫn đến việc phải xử lý tài sản đảm bảo mất nhiều thời gian, thủ tục, đồng thời giảm lãi cho khách hàng mới thu hồi được nợ xấu.
2.3.2.2. Nguyên nhân của tồn tại - Nguyên nhân chủ quan
+ Hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ cũng như công tác chấm điểm xếp hạng tín dụng còn hạn chế
Đối với doanh nghiệp, việc chấm điểm xếp hạng tín dụng chỉ được thực hiện khi doanh nghiệp cung cấp báo cáo tài chính hai năm gần nhất, như vậy với những doanh nghiệp mới thành lập, có thời gian hoạt động dưới hai năm sẽ không đủ điều kiện để thực hiện xếp hạng theo Hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ với loại hình là khách hàng doanh nghiệp, vì thế chi nhánh không thực hiện chấm điểm xếp hạng tín dụng mà thực hiện phân loại nợ chủ yếu theo thời gian quá hạn (quy định tại điều 6 QĐ 493) hoặc phải thực hiện xếp hạng theo bộ chỉ tiêu dành cho khách hàng có quy mô nhỏ (với đối tượng khách hàng này, việc đánh giá sẽ được loại bỏ một số chỉ tiêu so với khách hàng doanh nghiệp) từ đó sẽ ảnh hưởng tới việc xác định và phân loại nợ của những khách hàng này.
Bên cạnh đó, với các chỉ tiêu phi tài chính, việc đánh giá chủ yếu dựa trên ý kiến chủ quan của người chấm điểm, chưa có chế tài kiểm soát thường xuyên mức độ xác thực của thông tin được nhập vào hệ thống xếp hạng tín dụng, nên trong một số trường hợp kết quả xếp hạng tín dụng có thể bị sai lệch do vô tình hoặc cố ý.
+ Việc theo dõi nợ xấu chưa khoa học, xử lý nợ xấu chưa thực sự khách quan
Trong theo dõi nợ xấu, đặc biệt là những khoản nợ xấu tồn đọng trong một khoảng thời gian dài chưa được thực hiện một cách khoa học, có hệ thống. Sự luân chuyển cán bộ nhân viên cũng như điều chuyển công tác đối với những nhân viên
lại khoản vay và khách hàng, thêm vào đó trách nhiệm trong quản lý khoản nợ xấu của người tiếp nhận mặc dù được cụ thể hóa thành nghĩa vụ nhưng chưa gắn với quyền lợi và có sự động viên kịp thời.
Ngoài những khoản nợ xấu được bàn giao lại do luân chuyển cán bộ, điều chuyển công tác thì phần lớn các khoản nợ xấu còn lại do nhân viên cho vay trực tiếp quản lý và xử lý thu hồi. Điều này giúp quá trình theo dõi và nắm bắt tình hình khách hàng thuận lợi, tuy nhiên trong một số trường hợp nhân viên ngân hàng còn có tâm lý cả nể, không áp dụng các biện pháp xử lý phù hợp, đặc biệt với những khoản nợ xấu mới phát sinh dẫn đến tình trạng nợ xấu không được xử lý dứt điểm.
+ Chưa xây dựng được quy trình đối với tài sản bảo đảm, quy trình xử lý nợ xấu
Trong quá trình xét duyệt cho vay, việc đánh giá giá trị tài sản cầm cố, thế chấp chưa sát thực, phụ thuộc hoàn toàn vào đánh giá chủ quan của nhân viên cho vay trong khi trình độ hạn chế, không có đủ kiến thức chuyên môn trên những lĩnh vực khác nhau nên không thể đánh giá được hiện trạng của tài sản. Đặc biệt, chưa có một chuẩn mực về định giá giá trị tài sản đảm bảo cụ thể đối với từng loại tài sản như bất động sản, phương tiện vận tải, máy móc thiết bị, hàng hóa… dẫn đến tình trạng định giá không sát với giá trị thực do vô tình hoặc cố ý, ảnh hưởng tới kết quả xử lý tài sản bảo đảm nhưng cũng không đủ để thu hồi nợ.
Do chưa có quy trình xử lý nợ xấu thống nhất, thêm vào đó là đội ngũ cán bộ nhân viên trẻ, thiếu kinh nghiệm đã dẫn đến có sự lúng túng trong quản lý nợ xấu nói chung và xử lý nợ xấu nói riêng, chưa có được sự phối hợp đồng bộ giữa các bộ phận chức năng trong xử lý thu hồi nợ xấu tại chi nhánh. Chưa phân định rõ quyền hạn và trách nhiệm cũng như tiến trình xử lý cụ thể đối với các khoản nợ xấu phát sinh, vì thể ảnh hưởng không nhỏ tới hiệu quả xử lý nợ xấu tại chi nhánh.
- Nguyên nhân khách quan + Sự suy thoái của nền kinh tế
Nền kinh tế thế giới, sau một thời gian dài tăng trưởng ở mức cao, đã phải đối mặt với suy giảm kinh tế trầm trọng mà bắt nguồn từ suy thoái kinh tế Mỹ, và
Việt Nam cũng không nằm ngoài những ảnh hưởng tiêu cực của nó. Năm 2009 là một năm đầy biến động, nửa đầu năm chúng ta đã phải đối mặt với lạm phát cao, sau đó mấy tháng là tình trạng giảm phát, hàng loạt các ngành, lĩnh vực kinh doanh