Tình hình nợ xấu như hiện nay một phần phải kể đến việc cho vay chưa tuân thủ đúng quy trình tín dụng, còn nặng về chạy theo tăng trưởng tín dụng do Hội sở chính giao và coi đây là một chỉ tiêu thi đua đánh giá mức độ hoàn thành kế hoạch của các đơn vị, vì vậy các chi nhánh nói riêng và chi nhánh Bình Thạnh nói chung đã buông lỏng các điều kiện tín dụng, làm tăng nguy cơ tiềm ẩn rủi ro, chưa chú trọng đến chất lượng khách hàng và chất lượng tài sản đảm bảo. Việc phân tích, đánh giá thực trạng tín dụng chưa được thực hiện triệt để, chưa xuất phát từ mục tiêu an toàn, hiệu quả, nên đã đầu tư cho vay các dự án, đơn vị hoạt động kinh doanh kém hiệu quả, không đủ điều kiện cho vay.
Mặt khác, Chi nhánh mặc dù biết rất rõ lý do khách hàng không trả được nợ nhưng để khỏi phải trích dự phòng rủi ro hoặc làm đẹp hình ảnh về chất lượng tín dụng, nâng cao thành tích trong kinh doanh… đã tìm cách trì hoãn việc chuyển nợ quá hạn bằng cách cơ cấu lại thời hạn trả nợ.
Bên cạnh đó, việc chấn chỉnh những sai phạm sau thanh kiểm tra còn chậm. Công tác tự kiểm tra của hệ thống kiểm tra kiểm toán nội bộ chưa sâu, chưa kịp thời và chưa chủ động.
Hệ thống thông tin tín dụng còn yếu và bị động trong việc cập nhật thông tin phục vụ cho công tác thẩm định, làm giảm khả năng nghiên cứu đánh giá khách hàng, dự báo tình hình tín dụng. Công tác đánh giá phân loại khách hàng, phân tích hoạt động sản xuất kinh doanh, năng lực tài chính của khách hàng chưa được thực hiện thường xuyên và quan tâm đầy đủ.
Trình độ và kinh nghiệm của một số cán bộ tín dụng còn hạn chế trong việc thẩm định và phân tích hiệu quả dự án, phương án kinh doanh. Không nghiên cứu kỹ về tình hình chung và những rủi ro có thể xảy ra, chủ yếu dựa vào tài sản đảm bảo là chính.
- Không có nhiều kinh nghiệm trong việc thẩm định nghiệp vụ: thiếu hiểu biết về ngành nghề kinh doanh, giá cả, tình hình biến động theo từng thời vụ.
đây có vấn đề trong quan hệ vay vốn nhưng sau khi giải quyết xong nợ lại làm thủ tục vay số tiền cao hơn. Cán bộ tín dụng trực tiếp giải quyết lại không thẩm định lại quá trình vay vốn của khách hàng trước đây để có thông tin chính xác phục vụ yêu cầu cho vay nên đã giải quyết cho vay.
- Việc xác định thời hạn cho vay còn rập khuôn chưa căn cứ vào chu kỳ sản xuất hoặc kinh doanh, dẫn đến việc đến thời hạn trả nợ thì vốn vay chưa được thu hồi hoặc thu nhập chưa đủ bù đắp. Điều này sẽ dẫn đến việc khách hàng phải vay mượn bên ngoài để chi trả ngân hàng, và một vòng vay mới với số tiền cao hơn để hoàn trả nợ vay bên ngoài. Và cứ thế thì việc chuyển sang nợ xấu là điều rất dễ xảy ra.
- Thiếu tính kiên quyết: đối với những khách hàng có tình hình tài chính kém thay vì kiên quyết không cho vay, CBTD lại giảm mức cho vay với hy vọng sẽ thu hồi được nợ do đã có đủ về tài sản đảm bảo. Đối với các món vay có quan hệ với lãnh đạo các cấp thì tranh thủ giải quyết sớm, chất lượng tín dụng giảm. Ngay cả những món vay qua thẩm định không đủ điều kiện xem xét thì CBTD do cả nể vẫn giải quyết cho vay dẫn đến phát sinh nợ xấu.