Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, quảng cáo và marketing sản

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển tín dụng cá nhân tại ngân hàng thương mại cổ phần ngoại thương việt nam khu vực thành phố hồ chí minh (Trang 73 - 78)

dịch vụ tín dụng tiêu dùng

- Bên cạnh việc nâng cao chất và lượng của sản phẩm dịch vụ, VCB cần coi trọng hoạt động marketing thông qua nhiều hình thức như tuyên truyền, quảng cáo

trên phương tiện truyền thông đại chúng, tăng cường hoạt động khuyến khích tài trợ, nhằm quảng bá thương hiệu, khai thác lượng khách hàng hiện hữu và tiềm năng.

- Đẩy mạnh kênh quảng cáo qua email vì việc sử dụng email để marketing sẽ tiết kiệm cho ngân hàng nhiều chi phí. Hiện nay, hình thức trang web của Vietcombank nói riêng và của các ngân hàng trong nước nói chung khá đơn điệu, không bắt mắt, kém thu hút khách hàng so với các ngân hàng nước ngoài, đặc biệt là việc cập nhật thông tin và dữ liệu đầy đủ, kịp thời… Vì thế, cần chú trọng đến việc thiết kế trang web để trang web trở thành "những nhân viên bán hàng" với hình thức bề ngoài lôi cuốn nhằm thu hút khách hàng. Đội ngũ làm công tác marketing phải đuợc tuyển chọn và đào tạo chuyên nghiệp có đủ kỹ năng trong lĩnh vực marketing.

- In các tờ rơi giới thiệu sản phẩm dịch vụ cũng như tính năng từng sản phẩm một cách ngắn gọn, dễ hiểu và đặt ở những vị trí dễ thu hút khách hàng để khách hàng có thể nắm bắt về sản phẩm dịch vụ của Vietcombank và chủ động tìm đến ngân hàng khi có nhu cầu. Ví dụ như đặt các bảng giới thiệu sản phẩm cho vay mua nhà dự án tại các sàn giao dịch bất động sản, văn phòng chủ đầu tư dự án bất động sản, giới thiệu sản phẩm cho vay mua ô tô tại các showroom ô tô, giới thiệu sản phẩm thẻ tín dụng tại các trung tâm mua sắm. Thương hiệu VCB đã được khẳng định qua thời gian và được nhiều khách hàng tin tưởng tuy nhiên nhiều người vẫn còn tâm lý e ngại cho rằng VCB chỉ phục vụ những đối tượng khách hàng là doanh nghiệp lớn hoặc khách hàng VIP.

3.2.5. Nâng cao chất lượng, kiến thức và kỹ năng của cán bộ nhân viên:

- Cán bộ, nhân viên là một trong những yếu tố quan trọng giúp nâng cao năng lực cạnh tranh của ngân hàng. Do đó, để góp phần nâng cao chất lượng sản phẩm dịch vụ ngân hàng và tạo được hình ảnh thân thiện trong lòng khách hàng thì việc nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, nhân viên chính là một giải pháp quan

trọng, có giá trị trong mọi giai đoạn phát triển của VCB. Vì vậy, để nâng cao chất lượng của cán bộ nhân viên, VCB nói chung và khu vực TPHCM cần thực hiện những giải pháp sau:

• Cần phải xây dựng một quy trình tuyển dụng khách quan và chính trực nhằm tuyển dụng được những nhân viên thực sự có trình độ, năng lực, đạo đức.

• Lên kế hoạch phát triển nhân sự phù hợp với nhu cầu công việc để tuyển dụng chính xác và hợp lý số lượng lao động nhằm hạn chế tình trạng thiếu nhân sự không giải quyết hết công việc hoặc thừa nhân sự gây lãng phí nhân lực.

• Thường xuyên tổ chức các khóa đào tạo kỹ năng nghiệp vụ chuyên môn cho đội ngũ cán bộ nhân viên. Đồng thời, lập kế hoạch cử cán bộ trẻ có trình độ, năng lực đi đào tạo chuyên sâu nhằm xây dựng đội ngũ chuyên gia giỏi, làm nòng cốt cho nguồn nhân lực trong tương lai.

• Triển khai các buổi tập huấn định kỳ để cập nhật những kiến thức mới về chuyên môn, gắn lý luận với thực tiễn để có thể vận dụng một các linh hoạt, sáng tạo và hiệu quả trong công việc.

• Chính sách đề bạt vào các vị trí lãnh đạo phải dựa trên năng lực chuyên môn, kiến thức thực sự của từng cán bộ nhân viên nhằm tạo sự bình đẳng và khuyến khích tối đa khả năng làm việc của mỗi người.

- Nâng cao kỹ năng giao tiếp của các cán bộ nhân viên theo nguyên tắc tôn trọng khách hàng. Xử lý công việc bình đẳng, công bằng, lắng nghe phản hồi và ý kiến của khách hàng, ứng xử khéo léo và linh hoạt. gây dựng niềm tin và duy trì mối quan hệ lâu dài với khách hàng: muốn gây dựng niềm tin và duy trì mối quan hệ lâu dài với khách hàng thì CBTD cần hiểu rằng việc khách hàng chấp nhận sử dụng dịch vụ mới chỉ bắt đầu cho chiến lược tiếp cận làm hài lòng khách hàng, mà còn phải chăm sóc khách hàng sau khi giao dịch được thực hiện như đáp ứng các nhu cầu phát sinh thêm về sử dụng dịch vụ ngân hàng như làm thẻ, trả lương qua tài khoản, tư vấn tài chính…

TÓM TẮT CHƯƠNG 3

Trên cơ sở những kết quả đạt được, cũng như hạn chế trong việc phát triển hoạt động tín dụng cá nhân tại ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam – khu vực TPHCM, phân tích nguyên nhân của những tồn tại, tác giả đã tiến hành đề xuất những giải pháp nhằm phát triển tín dụng cá nhân tại khu vực TPHCM của NHTMCP Ngoại thương Việt Nam. Các giải pháp đó xoay quanh việc phát triển đa dạng sản phẩm tín dụng cá nhân, hoàn thiện sản phẩm tín dụng cá nhân hiện có, cải cách mô hình hoạt động, đẩy mạnh công tác truyền thông và nâng cao chất lượng, kiến thức kỹ năng của cán bộ nhân viên trong việc phục vụ các đối tượng khách hàng, đặc biệt là khách hàng cá nhân nhằm mở rộng quy mô bán lẻ trên thị trường TPHCM.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

TÀI LIỆU THAM KHẢO TIẾNG VIỆT

[1]. Chính phủ, 2018. Nghị Định Quy Định Chi Tiết Một Số Điều Của Luật Hỗ Trợ Doanh Nghiệp Nhỏ Và Vừa. Hà Nội: Chính phủ.

[2]. Hoàng Văn Nghĩa, 2017. Một số giải pháp phát triển tín dụng cá nhân tại ngân hàng TMCP quân đội (MB) – chi nhánh Vũng Tàu. Bà Rịa - Vũng Tàu: Trường Đại Học Bà Rịa-Vũng Tàu.

[3]. Lê Anh, 2018. TPHCM: Thị trường ngân hàng bán lẻ tăng trưởng nhanh.

[Online]

Available at: http://tphcm.chinhphu.vn/tphcm-thi-truong-ngan-hang-ban-le- tang-truong-nhanh [Truy cập vào ngày 09/07/2019]

[4]. Minh Châu, 2019. TP.HCM: Tiếp tục chuyển dịch cơ cấu tín dụng. [Online] Available at: http://thoibaonganhang.vn/tphcm-tiep-tuc-chuyen-dich-co-cau- tin-dung-83719.html [Truy cập vào ngày 09/07/2019]

[5]. Ngân hàng nhà nước Việt Nam, 2010. Thông tư quy định về các tỷ lệ bảo đảm an toàn trong hoạt động của tổ chức tín dụng - Số: 13/2010/TT-NHNN. Hà Nội: Ngân hàng nhà nước Việt Nam.

[6]. Ngân hàng nhà nước Việt Nam, 2010. Thông tư Số: 19/2010/TT-NHNN.

s.l.:Ngân hàng nhà nước.

[7]. Ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam, 2017. Báo cáo tài chính năm 2017. Hà Nội: Ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam.

[8]. Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam, 2018. Báo cáo tài chính năm 2018. Hà Nội: Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam.

[9]. Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam, 2018. Báo cáo thường niên 2018.

Hà Nội: Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam.

[10].Nguyễn Mạnh Dũng, 2019. Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam - Vị thế ngân hàng số 1 Việt Nam. KB Securities.

[11].Nguyễn Ngọc Lê Ca, 2011. Giải pháp phát triển tín dụng cá nhân tại ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam. Hồ Chí Minh : Đại học Kinh tế TPHCM.

[12].Nguyễn Thị Kim Oanh và Đỗ Thị Thanh Vinh, 2014. Phát triển tín dụng cá nhân tại NH TMCP Ngoại thương Việt Nam - Chi Nhánh Nha Trang. Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản, Band 2, pp. 134-140.

[14]. Nguyễn Minh Kiều 2009, Nghiệp vụ Ngân Hàng Thương mại, NXB Thống Kê, Tp.Hồ Chí Minh

TÀI LIỆU THAM KHẢO TIẾNG ANH

[1]. Bingxi, S. và Lijuan, Y, 2007. Development of consumer credit in China. China Quarterly Monetary Policy Report (BIS Papers No 46), pp. 51-57.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển tín dụng cá nhân tại ngân hàng thương mại cổ phần ngoại thương việt nam khu vực thành phố hồ chí minh (Trang 73 - 78)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(78 trang)