Chính sách và chương trình kinhtế của Nhà nước

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển tín dụng cá nhân tại ngân hàng thương mại cổ phần ngoại thương việt nam khu vực thành phố hồ chí minh (Trang 38)

Khi Nhà nước có chủ trương kích cầu, đưa ra các biện pháp để khuyến khích đầu tư trong nước, thu hút đầu tư nước ngoài như nới lỏng tốc độ tăng trưởng tín dụng, giảm thuế cho các công ty mới thành lập, tạo công ăn việc làm cho người lao động… sẽ tác dụng thúc đẩy nền kinh tế phát triển, GDP tăng, thất nghiệp giảm, từ đó làm tăng mức sống của người dân, kích thích người dân chi tiêu và làm cho hoạt động tín dụng cá nhân của các NHTM phát triển.

Mặt khác, các chính sách như giảm thuế thu nhập, áp dụng lãi suất cho vay ưu đãi đối với hộ nông dân, hộ nghèo, các chương trình xóa đói giảm nghèo nhằm thực hiện công bằng xã hội, tạo sự phát triển cân đối giữa khu vực thành thị và nông thôn… cũng sẽ có ảnh hưởng đến cầu tiêu dùng của dân cư trước mắt và lâu dài, từ đó tác động đến định hướng phát triển tín dụng cá nhân của hệ thống ngân hàng nói chung.

TÓM TẮT CHƯƠNG 1

Có thể nói, tín dụng cá nhân là một mảng nghiệp vụ không mới. Trải qua hàng thế kỉ hình thành và phát triển, hoạt động này đã không ngừng lớn mạnh, luôn tạo một nguồn thu không nhỏ cho các tổ chức tín dụng. Nhận thức được điều này, tác giả đã đi sau vào thu thập, tổng hợp thông tin và Chương 2 chính là kết quả của quá trình tìm hiểu ấy. Hệ thống những cơ sở lý luận một lần nữa cho thấy tầm quan trọng của tín dụng cá nhân. Ngoài ra Chương 2 còn nêu lên các nhân tố cần thiết phát triển tín dụng cá nhân như: môi trường kinh tế-xã hội, năng lực cạnh tranh của ngân hàng, chính sách và chương trình kinh tế của Nhà nước. Những lý luận nêu trên làm cơ sở cho việc thực hiện mục tiêu nghiên cứu của đề tài trong những chương tiếp theo.

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN TÍN DỤNG CÁ NHÂN TẠI NHTM CP NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM – KHU VỰC TPHCM 2.1. Giới thiệu về ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam

Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam trước đây, nay là Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank) được thành lập và chính thức đi vào hoạt động ngày 01/4/1963 với tổ chức tiền thân là Cục Ngoại hối (trực thuộc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam). Là ngân hàng thương mại nhà nước đầu tiên được Chính phủ lựa chọn thực hiện thí điểm cổ phần hoá, Vietcombank chính thức hoạt động với tư cách là một ngân hàng thương mại cổ phần vào ngày 02/6/2008 sau khi thực hiện thành công kế hoạch cổ phần hóa thông qua việc phát hành cổ phiếu lần đầu ra công chúng. Ngày 30/6/2009, cổ phiếu Vietcombank (mã chứng khoán VCB) chính thức được niêm yết tại Sở Giao dịch Chứng khoán TPHCM.

Trải qua hơn 50 năm xây dựng và trưởng thành, Vietcombank đã có những đóng góp quan trọng cho sự ổn định và phát triển của kinh tế đất nước, phát huy tốt vai trò của một ngân hàng đối ngoại chủ lực, phục vụ hiệu quả cho phát triển kinh tế trong nước, đồng thời tạo những ảnh hưởng quan trọng đối với cộng đồng tài chính khu vực và toàn cầu. Sau hơn nửa thế kỷ hoạt động trên thị trường, Vietcombank hiện là một trong những ngân hàng thương mại lớn nhất Việt Nam với trên 15.000 cán bộ nhân viên, hơn 500 Chi nhánh/Phòng Giao dịch/Văn phòng đại diện/Đơn vị thành viên trong và ngoài nước, gồm Trụ sở chính tại Hà Nội, 101 chi nhánh và 395 phòng giao dịch trên toàn quốc, 03 công ty con tại Việt Nam, 01 văn phòng đại diện tại Singapore, 01 Văn phòng đại diện tại Tp Hồ Chí Minh, 02 công ty con tại nước ngoài và 04 công ty liên doanh, liên kết. Bên cạnh đó, Vietcombank còn phát triển một hệ thống Autobank với hơn 2.407 máy ATM và trên 43.000 đơn vị chấp nhận Thẻ trên toàn quốc. Hoạt động ngân hàng còn được hỗ trợ bởi mạng lưới hơn 1.726 ngân hàng đại lý tại 158 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới.

Một số thành tựu mà Vietcombank đã đạt được trong suốt chặng đường phát triển:

7/2009, Vietcombank đạt Giải thưởng “Ngân hàng nội địa tốt nhất Việt Nam về Tài trợ thương mại năm 2009” do độc giả tạp chí Trade Finance Magazine (TFM) bình chọn. Vietcombank là ngân hàng duy nhất tại Việt Nam lần thứ hai liên tiếp nhận giải thưởng này.

10/2009, Vietcombank đạt Giải thưởng “Thương hiệu Chứng khoán uy tín 2009” và “Top 20 Doanh nghiệp niêm yết hàng đầu Việt Nam”.

7/2010, Vietcombank nhận giải thưởng “Ngân hàng nội địa cung cấp cung cấp dịch vụ tài trợ thương mại tốt nhất Việt Nam năm 2010” do tạp chí Trade Finance trao tặng. Đây là năm thứ 3 liên tiếp, Vietcombank (đại diện duy nhất của Việt Nam) nhận được giải thưởng này.

8/2010, Vietcombank được trao danh hiệu “Thương hiệu bền vững toàn quốc” và thương hiệu “Chứng khoán uy tín”

Ngày 05/07/2012, Tạp chí Trade Finance đã trao tặng Vietcombank giải thưởng “Ngân hàng cung cấp dịch vụ thanh toán thương mại tốt nhất Việt Nam năm 2012” (Best Vietnamese Trade Bank in 2012. Vietcombank là đại diện duy nhất của Việt Nam lần thứ 5 liên tiếp nhận được giải thưởng này (2008 - 2012).

Ngày 24/04/2013, trong khuôn khổ Hội nghị thượng đỉnh The Asian Banker Summit tổ chức tại Jakarta (Indonesia), Tạp chí The Asian Banker đã trao tặng cho Vietcombank các giải thưởng uy tín bao gồm: “Ngân hàng quản lý tiền mặt tốt nhất Việt Nam”; “Ngân hàng đối tác tốt nhất Việt Nam”.

Tháng 5/2016, tại Hội nghị Thượng đỉnh Lãnh đạo các Ngân hàng Châu Á lần thứ 17 (The Asian Banker Summit 2016), Vietcombank đã vinh dự là ngân hàng duy nhất tại Việt Nam được The Asian Banker trao tặng 3 giải thưởng quan trọng: “Ngân hàng giao dịch tốt nhất Việt Nam”; “Ngân hàng cung cấp dịch vụ tài trợ

thương mại tốt nhất Việt Nam” và “Ngân hàng cung cấp sản phẩm Thẻ tín dụng tốt nhất Việt Nam”.

Ngày 1/12/2016, Vietcombank được trao giải thưởng “Ngân hàng có mạng lưới đơn vị chấp nhận thẻ hiệu quả nhất” tại sự kiện “Giải thưởng Ngân hàng tiêu biểu tại Việt Nam" 2016 – Vietnam Outstanding Banking Awards 2016” do Tập đoàn Dữ liệu Quốc tế IDG phối hợp với Hiệp hội ngân hàng Việt Nam (VNBA), tổ chức. Và những thành tựu nổi bật khác đã làm nên tên tuổi của NHTM CP Ngoại thương Việt Nam.

Tính đến 31/12/2018, VCB hiện có 106 Chi nhánh với 431 phòng giao dịch hoạt động tại 54/63 tỉnh thành phố trong cả nước, phân bổ cụ thể theo 07 khu vực sau: Bắc bộ có 21 chi nhánh chiếm tỷ lệ 19,8%; Hà Nội có 15 chi nhánh, chiếm tỷ lệ 14,2%; Bắc và Trung bộ có 14 chi nhánh, chiếm tỷ lệ 13,2%; Nam Trung bộ và Tây Nguyên có 11 chi nhánh, chiếm tỷ lệ 10,4%; Hồ Chí Minh có 17 chi nhánh, chiếm tỷ lệ 16,0%; Đông Nam Bộ có 13 chi nhánh, chiếm tỷ lệ 12,3%; Tây Nam Bộ có 15 chi nhánh, chiếm 14,2%. VCB thiết lập và mở rộng mạng lưới với hơn 1.800 ngân hàng đại lý tại 118 quốc gia và vùng lãnh thổ trên toàn thế giới.

2.2. Kết quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam Nam

2.1.1. Kết quả hoạt động kinh doanh của các NHTM trên địa bàn TPHCM

Theo báo cáo tại Hội nghị triển khai nhiệm vụ ngành Ngân hàng năm 2019, năm 2018, hoạt động ngân hàng trên địa bàn TPHCM tiếp tục duy trì ổn định, tăng trưởng và phát triển trên tất cả các lĩnh vực hoạt động. Trong đó các hoạt động chủ yếu như: huy động vốn, dư nợ tín dụng, dịch vụ duy trì tốc độ tăng trưởng và tăng trưởng hợp lý đáp ứng tốt nhất nhu cầu vốn, dịch vụ ngân hàng cho kinh tế thành phố tăng trưởng và phát triển. Trong năm 2018, tổng tài sản của các TCTD trên địa bàn TPHCM tăng 11,78%, vốn điều lệ tăng 3,6%, dư nợ tín dụng tăng 14,69% (toàn ngành tăng 14%).

Mạng lưới hoạt động của các TCTD phủ khắp trên tất cả các địa bàn quận, huyện của thành phố, với trên 2.212 điểm giao dịch ngân hàng, trong đó có 49 hội sở. Quy mô các hoạt động dịch vụ ngân hàng như tiền gửi, tín dụng, thanh toán ngoại hối... luôn chiếm tỷ trọng cao, khoảng 30% so với cả nước. Các dịch vụ ngân hàng bán lẻ truyền thống như tiền gửi, tín dụng, thanh toán... tăng trưởng ổn định, trong 10 năm qua, tăng trưởng huy động vốn bình quân năm khoảng 25%, dư nợ tín dụng tăng bình quân năm khoảng 24%.

Năm 2008, tín dụng tiêu dùng trên địa bàn TPHCM chỉ chiếm 3% trong tổng dư nợ tín dụng thì tới năm 2018, tỷ lệ cho vay tiêu dùng đã chiếm hơn 19,4% trong tổng dư nợ. Trong giai đoạn hội nhập kinh tế quốc tế, và với xu hướng tiêu dùng ngày càng tăng với số lượng dân số gia tăng đáng kể (trên 97 triệu người như hiện nay), việc mở rộng và phát triển các sản phẩm dịch vụ tài chính là phù hợp và cần thiết nhằm đáp ứng nhu cầu tiêu dùng phong phú và đa dạng của người dân. Đối với các NHTM CP, lãi suất cho vay được đánh giá là phù hợp, với lãi suất ngắn hạn dao động trong khoảng 6,5%-8%/năm, dài hạn từ 8%-11%/năm.

Trong năm 2016, ở địa bàn TPHCM, các NHTM đã cho vay các khoản vay tiêu dùng của các cá nhân có liên quan đến bất động sản, chiếm hơn 38% trong dư nợ tín dụng tiêu dùng (Lê Anh, 2018). Đến 31/12/2018 thì tình hình huy động vốn của các TCTD trên địa bàn có một số thay đổi: thì khối NHTM Nhà nước chiếm 22,28%, khối NHTM Cổ phần chiếm 64,51%, Ngân hàng nước ngoài chiếm 11,67%, Ngân hàng Liên doanh chiếm 0,65% còn lại các TCTD khác chiếm 0,89%.

Hình 2.1: Tình hình huy động vốn của các TCTD tại TPHCM năm 2018

Nguồn: NHNN Việt Nam

Qua biểu đồ huy động vốn 2.1 cho thấy khối NHTM CP chiếm thị phần lớn trong tổng vốn huy động của các TCTD trên địa bàn. Chính lợi thế về mạng lưới hoạt động tương đối lớn đã đem lại kết quả này cho các NHTM CP. Đánh giá chung hoạt động tín dụng của các NHTM trên địa bàn TPHCM cũng có bước tăng trưởng khá rõ rệt trong giai đoạn 2016 – 2018. Năm 2017, tổng dư nợ tín dụng trên địa bàn TPHCM đạt 1.746.600 tỷ đồng, tăng 18,5% so với năm 2016. Tính đến cuối năm 2018, tổng dư nợ tín dụng của các TCTD trên địa bàn TP. HCM tăng trưởng 14,69% so với năm 2017 và đạt 2.003.175,54 tỷ đồng (Minh Châu, 2019). Cơ cấu tín dụng tiếp tục được cải thiện tích cực, tập trung chủ yếu vào các lĩnh vực sản xuất kinh doanh với 75% tổng dư nợ. Một điểm mạnh nữa trong hoạt động tín dụng của các TCTD trên địa bàn TPHCM là theo NHNN chi nhánh TP.HCM, nợ xấu của các TCTD trên địa bàn chỉ chiếm 2,9% tổng dư nợ, điều này đã chứng tỏ việc giám sát và kiểm soát chất lượng tín dụng vẫn là ưu tiên hàng đầu trong quá trình mở rộng và tăng trưởng tín dụng của các TCTD nói chung và các NHTM nói riêng. Bên cạnh hoạt động tín dụng truyền thống, trong năm qua hệ thống ngân hàng TP.HCM cũng

đẩy mạnh phát triển các dịch vụ ngân hàng hiện đại, đặc biệt là dịch vụ ngân hàng số với hàng loạt các sản phẩm Internet Banking, Mobile Banking, QR Code... để đa dạng hóa hoạt động cũng như cải thiện nguồn thu, giảm dần sự phụ thuộc vào nguồn thu tín dụng.

2.1.2. Kết quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam Nam

Trong năm 2018, Vietcombank khai trương hoạt động 34 Phòng giao dịch và 05 Chi nhánh mới (Tuyên Quang, Phúc Yên, Nghi Sơn, Bắc Gia Lai và Đông Bình Dương). Tính đến 31/12/2018, mạng lưới hoạt động của Vietcombank bao gồm: Trụ sở chính; 106 Chi nhánh; 431 Phòng giao dịch; 04 Công ty con trực thuộc trên toàn quốc (Công ty Cho thuê tài chính, Công ty chứng khoán, Công ty Kiều hối, Công ty Cao ốc Vietcombank 198); 01 Văn phòng đại diện tại Singapore; 01 Văn phòng đại diện tại Mỹ (dự kiến khai trương hoạt động trong năm 2019); 01 Văn phòng đại diện tại Thành phố Hồ Chí Minh; 03 Công ty con tại nước ngoài (Công ty Vinafico Hongkong, Công ty chuyển tiền Vietcombank tại Mỹ, Ngân hàng con tại Lào); 02 Đơn vị sự nghiệp (Trung tâm xử lý tiền mặt; Trung tâm Đào tạo); và 04 công ty liên doanh, liên kết khác (Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam, 2018).

Để hạn chế tín dụng tập trung vào lĩnh vực bất động sản, trong văn bản 2956/NHNN-CSTT, Ngân hàng Nhà nước yêu cầu TCTD bóc tách rất rõ ràng báo cáo kinh doanh bất động sản để tránh việc lách từ cho vay phi sản xuất qua cho vay sản xuất, cụ thể là các TCTD phải thống kê rất rõ ràng 7 hạng mục, gồm: (1) xây dựng khu công nghiệp, khu chế xuất; (2) xây dựng khu đô thị; (3) xây dựng văn phòng, cao ốc cho thuê; (4) xây dựng, sửa chữa và mua nhà để ở kết hợp với cho thuê mà các khoản cho vay này khách hàng trả nợ bằng các nguồn thu nhập không phải là tiền lương; (5) xây dựng, sửa chữa nhà và mua nhà để bán, cho thuê; (6) mua quyền sử dụng đất, (7) đầu tư kinh doanh bất động sản khác. Trong môi trường kinh doanh đầy biến động như thế, Vietcombank đã nỗ lực vượt qua nhiều khó

khăn, thách thức để đạt được kết quả kinh doanh tốt, và từng bước thực hiện chiến lược hướng đến một tập đoàn đa năng bán buôn phát triển song hành và tập trung chuyển dịch sang thị trường bán lẻ nhưng vẫn đảm bảo thực hiện đúng chính sách điều tiết kinh tế vĩ mô của chính phủ và NHNN. Trong 3 năm 2016 đến 2018, Vietcombank đã đạt được những kết quả như sau:

Bảng 2.1: Kết quả hoạt động kinh doanh của Vietcombank 2016 – 2018

ĐVT: tỷ đồng, %

Chỉ tiêu Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018

ST ST % ST %

Thu nhập lãi thuần 18.528 21.938 18,40% 28.409 29,50%

Chi phí hoạt động 9.950 11.866 19,26% 13.611 14,71%

Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh trước chi phí DP RRTD

14.929 17.539,7 17,49% 25.667 46,34%

Chi phí dự phòng RRTD 6.406 6.198 -3,25% 7.398 19,36%

Tổng lợi nhuận trước thuế 8.523 11.341 33,06% 18.269 61,09%

Lợi nhuận sau thuế 6.851 9.111 32,99% 14.622 60,49%

Nguồn: BCTC Vietcombank 2016 – 2018

Bảng 2.1 thể hiện một số chỉ tiêu về kết quả hoạt động kinh doanh của Vietcombank trong 3 năm. Thu nhập lãi thuần đều tăng qua các năm. Năm 2016 thu nhập lãi thuần đạt 18.528 tỷ đồng, đến năm 2017, thu nhập lãi thuần tăng 18,40% so với năm 2016 và năm 2018 tăng 29,50% so với năm 2017. Thu nhập lãi thuần đo lường sự chênh lệch giữa thu nhập lãi và chi phí lãi phải trả của ngân hàng, cho biết hiện các ngân hàng đang thực sự hưởng chênh lệch lãi suất giữa hoạt động huy động và hoạt động đầu tư tín dụng hay không và con số được hưởng thực tế là bao nhiêu. Kết quả cho thấy rằng việc sử dụng nguồn vốn huy động để cho vay một cách hiệu quả.

Đối với chi phí hoạt động, số tuyệt đối tăng lên qua 3 năm, nhưng tốc độ tăng chậm lại từ năm 2017 đến năm 2018. Năm 2017 chi phí hoạt động tăng 17,49% so với năm 2016; nhưng đến năm 2018, chi phí hoạt động chỉ tăng 14,71% so với năm

2017, đạt 13.611 tỷ đồng. Chi phí hoạt động bao gồm chi nộp thuế và các khoản phí, lệ phí, chi phí cho nhân viên; chi về tài sản (Khấu hao tài sản cố định); chi phí cho hoạt động quản lý công vụ; chi phí khác.

Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh trước chi phí dự phòng rủi ro tín dụng (DP RRTD) năm 2017 tăng 17,49% so với năm 2016, đạt 17.539,7 tỷ đồng. Đến năm 2018, lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh đạt 25.667 tỷ đồng, tăng 46,34% so với năm 2017. Đây là tín hiệu đáng mừng đối với hoạt động của Vietcombank nói chung. Tuy nhiên, kết quả này chưa tính đến chi phí dự phòng RRTD mà ngân hàng trích lập để phòng ngừa RRTD xảy ra trong hoạt động cấp tín dụng của ngân hàng. Theo bảng số liệu 2.1, chi phí trích lập dự phòng RRTD năm 2016 là 6.406 tỷ đồng, năm 2017 chi phí dự phòng giảm -3,25% so với năm 2016, là do ngân hàng đã xử lý các khoản cho vay khó thu hồi bằng nguồn dự phòng (Ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam, 2017). Đến năm 2018, chi phí dự

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển tín dụng cá nhân tại ngân hàng thương mại cổ phần ngoại thương việt nam khu vực thành phố hồ chí minh (Trang 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(78 trang)