Kết quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng TMCP Ngoạ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển tín dụng cá nhân tại ngân hàng thương mại cổ phần ngoại thương việt nam khu vực thành phố hồ chí minh (Trang 45 - 50)

Nam

Trong năm 2018, Vietcombank khai trương hoạt động 34 Phòng giao dịch và 05 Chi nhánh mới (Tuyên Quang, Phúc Yên, Nghi Sơn, Bắc Gia Lai và Đông Bình Dương). Tính đến 31/12/2018, mạng lưới hoạt động của Vietcombank bao gồm: Trụ sở chính; 106 Chi nhánh; 431 Phòng giao dịch; 04 Công ty con trực thuộc trên toàn quốc (Công ty Cho thuê tài chính, Công ty chứng khoán, Công ty Kiều hối, Công ty Cao ốc Vietcombank 198); 01 Văn phòng đại diện tại Singapore; 01 Văn phòng đại diện tại Mỹ (dự kiến khai trương hoạt động trong năm 2019); 01 Văn phòng đại diện tại Thành phố Hồ Chí Minh; 03 Công ty con tại nước ngoài (Công ty Vinafico Hongkong, Công ty chuyển tiền Vietcombank tại Mỹ, Ngân hàng con tại Lào); 02 Đơn vị sự nghiệp (Trung tâm xử lý tiền mặt; Trung tâm Đào tạo); và 04 công ty liên doanh, liên kết khác (Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam, 2018).

Để hạn chế tín dụng tập trung vào lĩnh vực bất động sản, trong văn bản 2956/NHNN-CSTT, Ngân hàng Nhà nước yêu cầu TCTD bóc tách rất rõ ràng báo cáo kinh doanh bất động sản để tránh việc lách từ cho vay phi sản xuất qua cho vay sản xuất, cụ thể là các TCTD phải thống kê rất rõ ràng 7 hạng mục, gồm: (1) xây dựng khu công nghiệp, khu chế xuất; (2) xây dựng khu đô thị; (3) xây dựng văn phòng, cao ốc cho thuê; (4) xây dựng, sửa chữa và mua nhà để ở kết hợp với cho thuê mà các khoản cho vay này khách hàng trả nợ bằng các nguồn thu nhập không phải là tiền lương; (5) xây dựng, sửa chữa nhà và mua nhà để bán, cho thuê; (6) mua quyền sử dụng đất, (7) đầu tư kinh doanh bất động sản khác. Trong môi trường kinh doanh đầy biến động như thế, Vietcombank đã nỗ lực vượt qua nhiều khó

khăn, thách thức để đạt được kết quả kinh doanh tốt, và từng bước thực hiện chiến lược hướng đến một tập đoàn đa năng bán buôn phát triển song hành và tập trung chuyển dịch sang thị trường bán lẻ nhưng vẫn đảm bảo thực hiện đúng chính sách điều tiết kinh tế vĩ mô của chính phủ và NHNN. Trong 3 năm 2016 đến 2018, Vietcombank đã đạt được những kết quả như sau:

Bảng 2.1: Kết quả hoạt động kinh doanh của Vietcombank 2016 – 2018

ĐVT: tỷ đồng, %

Chỉ tiêu Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018

ST ST % ST %

Thu nhập lãi thuần 18.528 21.938 18,40% 28.409 29,50%

Chi phí hoạt động 9.950 11.866 19,26% 13.611 14,71%

Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh trước chi phí DP RRTD

14.929 17.539,7 17,49% 25.667 46,34%

Chi phí dự phòng RRTD 6.406 6.198 -3,25% 7.398 19,36%

Tổng lợi nhuận trước thuế 8.523 11.341 33,06% 18.269 61,09%

Lợi nhuận sau thuế 6.851 9.111 32,99% 14.622 60,49%

Nguồn: BCTC Vietcombank 2016 – 2018

Bảng 2.1 thể hiện một số chỉ tiêu về kết quả hoạt động kinh doanh của Vietcombank trong 3 năm. Thu nhập lãi thuần đều tăng qua các năm. Năm 2016 thu nhập lãi thuần đạt 18.528 tỷ đồng, đến năm 2017, thu nhập lãi thuần tăng 18,40% so với năm 2016 và năm 2018 tăng 29,50% so với năm 2017. Thu nhập lãi thuần đo lường sự chênh lệch giữa thu nhập lãi và chi phí lãi phải trả của ngân hàng, cho biết hiện các ngân hàng đang thực sự hưởng chênh lệch lãi suất giữa hoạt động huy động và hoạt động đầu tư tín dụng hay không và con số được hưởng thực tế là bao nhiêu. Kết quả cho thấy rằng việc sử dụng nguồn vốn huy động để cho vay một cách hiệu quả.

Đối với chi phí hoạt động, số tuyệt đối tăng lên qua 3 năm, nhưng tốc độ tăng chậm lại từ năm 2017 đến năm 2018. Năm 2017 chi phí hoạt động tăng 17,49% so với năm 2016; nhưng đến năm 2018, chi phí hoạt động chỉ tăng 14,71% so với năm

2017, đạt 13.611 tỷ đồng. Chi phí hoạt động bao gồm chi nộp thuế và các khoản phí, lệ phí, chi phí cho nhân viên; chi về tài sản (Khấu hao tài sản cố định); chi phí cho hoạt động quản lý công vụ; chi phí khác.

Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh trước chi phí dự phòng rủi ro tín dụng (DP RRTD) năm 2017 tăng 17,49% so với năm 2016, đạt 17.539,7 tỷ đồng. Đến năm 2018, lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh đạt 25.667 tỷ đồng, tăng 46,34% so với năm 2017. Đây là tín hiệu đáng mừng đối với hoạt động của Vietcombank nói chung. Tuy nhiên, kết quả này chưa tính đến chi phí dự phòng RRTD mà ngân hàng trích lập để phòng ngừa RRTD xảy ra trong hoạt động cấp tín dụng của ngân hàng. Theo bảng số liệu 2.1, chi phí trích lập dự phòng RRTD năm 2016 là 6.406 tỷ đồng, năm 2017 chi phí dự phòng giảm -3,25% so với năm 2016, là do ngân hàng đã xử lý các khoản cho vay khó thu hồi bằng nguồn dự phòng (Ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam, 2017). Đến năm 2018, chi phí dự phòng RRTD tăng lên 19,36% so với năm 2017, nguyên nhân là do khoản dự phòng chung và dự phòng cụ thể của ngân hàng đều tăng (trích lập dự phòng đầu năm 2018 tăng).

Lợi nhuận sau thuế và lợi nhuận trước thuế qua 3 năm đều tăng lên. Lợi nhuận sau thuế năm 2017 tăng 32,99% so với năm 21016; năm 2018 tăng 1,83 lần so với năm 2017, đạt 14.622 tỷ đồng. Đây là điểm bức phá quan trọng và ấn tượng trong lợi nhuận sau thuế của Vietcombank sau giai đoạn tái cơ cấu hệ thống các TCTD 2016 – 2020. Mức tăng trưởng lợi nhuận của Vietcombank đã đứng đầu các ngân hàng và vượt xa mức tăng trưởng kế hoạch đặt ra của hội đồng quản trị. Đạt được những kết quả đó, ngân hàng đã đẩy mạnh tăng trưởng tín dụng cao ngay từ đầu năm, đặc biệt là tín dụng ngắn hạn để nâng cao hiệu quả và hỗ trợ mở rộng dịch vụ, kiểm soát chặt chẽ tín dụng trung dài hạn. Vietcombank sẽ áp dụng điều kiện thương mại đối với tất cả các khoản cấp tín dụng từ năm 2019, tiếp tục tái cấu trục danh mục tín dụng bán buôn.

Bảng 2.1: Một số chỉ tiêu tài chính của Vietcombank 2016 – 2018

ĐVT: %

Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018

Tăng trưởng tổng tài sản 16,83 31,40 3,74

Tăng trưởng dư nợ cho vay 19,03 17,93 16,27

Tăng trưởng huy động vốn khách hàng 17,97 20,00 13,18

Tỷ lệ nợ xấu 1,50 1,14 0,97

Nguồn: BCTC Vietcombank 2016 – 2018

Bảng 2.2 thể hiện các chỉ tiêu tài chính của Vietcombank qua 3 năm. Nhìn chung tình hình kinh doanh và hiệu quả hoạt động của ngân hàng đều khả quan. Sự tăng cao của lợi nhuận này tại Vietcombank đặt trên nền tăng trưởng tổng tài sản và tăng trưởng tín dụng thấp hơn so với những năm trước, cũng như từ một ngân hàng thương mại có chính sách lãi suất cho vay thuộc nhóm thấp nhất trên thị trường. Cụ thể, kết thúc năm 2018, tổng tài sản của Vietcombank chỉ tăng thêm hơn 3,74%; tăng trưởng tín dụng thậm chí không dùng hết chỉ tiêu Ngân hàng Nhà nước cho phép, chỉ tăng 16,27%. Nhưng trong tốc độ tăng trưởng tín dụng đó, một trong những đóng góp lớn cho lợi nhuận là sự gia tăng của tín dụng bán lẻ (khách hàng thể nhân và doanh nghiệp nhỏ và vừa), với 34,1%, đưa tỷ trọng dư nợ bán lẻ từ mức 40% của năm trước lên mức 46% vào cuối năm 2018. Nâng tỷ trọng dư nợ bán lẻ cũng là một trong ba trọng tâm của chiến lược xoay trục kinh doanh mà Vietcombank triển khai trong đề án tái cơ cấu từ năm 2016 đến nay (bên cạnh trục đầu tư và phát triển dịch vụ). Chiến lược xoay trục đó cũng cho kết quả thể hiện rõ trong năm 2018, khi lợi nhuận đã không còn dựa quá nhiều vào cho vay, mà tiếp tục gia tăng tỷ trọng từ phi tín dụng. Kết thúc năm 2018, Vietcombank là một trong số ít ngân hàng thương mại Việt Nam tạo được sự dịch chuyển cơ cấu thu mạnh sang phi tín dụng, với tỷ trọng trên 40%.

Hình 2.2: Tỷ lệ nợ xấu của Vietcombank từ 2014 – 2018

Nguồn: BCTC Vietcombank 2014 – 2018

Hình 2.2 cho thấy tỷ lệ nợ xấu của Vietcombank qua các năm từ 2014 đến 2018 có xu hướng giảm dần. Năm 2014, tỷ lệ nợ xấu của ngân hàng vẫn chiếm trên 2%, trong khi quy định của NHNN đối với các NHTM thì tỷ lệ này phải được kiểm soát dưới 2%. Tuy nhiên đến từ năm 2015 trở đi, tỷ lệ này đã giảm xuống mức 2% và đặc biệt đến năm 2018, tỷ lệ nợ xấu giảm đáng kể, trong năm nợ xấu đã giảm và chiếm 0,97% tổng dư nợ. Điều này cho thấy tình hình khả quan trong hoạt động cấp tín dụng của Vietcombank. Tỷ lệ nợ xấu đến cuối năm 2018 của Vietcombank giảm xuống chỉ còn 0,97%, là ngân hàng thương mại đầu tiên của Việt Nam đưa tỷ lệ nợ xấu thực chất xuống dưới 1%, phân loại theo chuẩn mực quốc tế. Tỷ lệ trích lập dự phòng bao nợ xấu của Vietcombank tính đến cuối năm 2018 đã lên tới 170%, là ngân hàng có tỷ lệ trích lập dự phòng bao nợ xấu cao nhất trong các tổ chức tín dụng tại Việt Nam (Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam, 2018).

002% 002% 002% 001% 001% 000% 001% 001% 002% 002% 003% 003% 2014 2015 2016 2017 2018 % Năm Tỷ lệ nợ xấu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển tín dụng cá nhân tại ngân hàng thương mại cổ phần ngoại thương việt nam khu vực thành phố hồ chí minh (Trang 45 - 50)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(78 trang)