Thực trạng phát triển tín dụng cá nhân của ngân hàng TMCP Ngoạ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển tín dụng cá nhân tại ngân hàng thương mại cổ phần ngoại thương việt nam khu vực thành phố hồ chí minh (Trang 50 - 61)

thương Việt Nam – Khu vực TPHCM

Ngân Hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam có mạng lưới Chi nhánh/Phòng giao dịch rộng khắp trên cả nước. Hiện nay, Ngân Hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam có tổng cộng hơn 92 Chi nhánh/PGD đặt tại TP HCM. Trong đó nhiều nhất phải kể đến Quận 1 - 12 Chi nhánh/PGD, Quận 3 - 11 Chi nhánh/PGD, Bình Thạnh - 8 Chi nhánh/PGD, ... và nhiều Quận, Huyện khác. Các chi nhánh Vietcombank đã chủ động trong việc xâm nhập thị trường, tiếp cận và chăm sóc khách hàng các đối tượng KHCN chu đáo. Vốn tín dụng của Vietcombank luôn đóng vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ nhiều ngành trong nền kinh tế, góp phần nhất định trong việc phát triển của nhiều vùng, địa phương trên cả nước. Đặc biệt khu vực TPHCM, Vietcombank cũng được biết đến là ngân hàng tài trợ vốn hàng đầu cho các dự án lớn của đất nước thuộc các ngành quan trọng như dầu khí, điện lực, sắt thép, xăng dầu, thủy điện và nông nghiệp…

Được thành lập và hoạt động từ năm 1963, vị thế vững chắc trong lĩnh vực ngân hàng hàng bán buôn đã được Vietcombank khẳng định hơn 46 năm qua. Tuy nhiên đứng trước sự cạnh tranh của các ngân hàng trong nước và ngân hàng nước ngoài trong thời kỳ hội nhập, các lợi thế trước đây không còn là của riêng Vietcombank nữa mà đặt Vietcombank trên con đường đua thực sự buộc phải cạnh tranh để có thể giữ vững vị thế. Nhờ có tầm nhìn chiến lược với kinh nghiệm quản trị ngân hàng, từ tháng 09 năm 2009 Ban lãnh đạo của Vietcombank đã xác định hệ thống ngân hàng bán lẻ là một bộ phận của chiến lược phát triển ngân hàng, nghĩa là củng cố và giữ vững vị thế ngân hàng bán buôn song song với phát triển ngân hàng bán lẻ. Với chiến lược này, cho đến nay Vietcombank đã liên tục nghiên cứu đưa ra thị trường các sản phẩm đa dạng có tiện ích cao với kết quả kinh doanh đáng ghi nhận cho các hoạt động: huy động vốn, dịch vụ ngân hàng điện tử, dịch vụ chuyển tiền v.v..; nhiều sản phẩm bán lẻ đã thu hút được lượng khách hàng lớn như: dịch vụ ngân hàng hiện đại VCB-ib@Banking, VCB-SMSb@nking...

Tín dụng cá nhân có vai trò quan trọng trong hoạt động bán lẻ, tuy nhiên kết quả mảng kinh doanh này cho đến nay chưa tương xứng với tình hình phát triển của hoạt động ngân hàng bán lẻ nói riêng và vị thế của Vietcombank nói chung.

Bảng 2.2: Chỉ tiêu huy động vốn, cho vay và tỷ lệ cho vay trên tiền gửi của Vietcombank - khu vực TPHCM

ĐVT: tỷ đồng, %

Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018

ST ST % ST %

Huy động vốn

99.372,96 114.209,34 14,93% 130.883,91 14,60%

Cho vay 76.186,77 89.847,06 17,93% 99.164,20 10,37%

Tỷ lệ cho vay/ Tiền gửi 76,67% 78,67% 75,77%

Nguồn: Tính toán của tác giả

Bảng 2.3 cho thấy tình hình huy động vốn của Vietcombank – khu vực TPHCM tăng lên về số tuyệt đối từ năm 2016 đến năm 2018. Tuy nhiên, nếu xét ở góc độ số tương đối, chỉ tiêu huy động vốn có tốc độ tăng giảm trong giai đoạn 2017 – 2018, nhưng tỷ lệ giảm này không lớn. Sự sụt giảm trong tốc độ tăng trưởng huy động vốn của Vietcombank – khu vực TPHCM có sự tương ứng với sự giảm trong tỷ lệ tăng trưởng chung của toàn hệ thống (từ 20% năm 2017, xuống 13,18% năm 2018 như đã phân tích bên trên).

Đối với hoạt động cho vay chung của Vietcombank – khu vực TPHCM, tương tự như hoạt động huy động vốn, mặc dù hoạt động cho vay tăng về số tuyệt đối qua các năm, nhưng tốc độ tăng đã giảm trong năm 2017 và năm 2018. Tốc độ tăng trưởng của dư nợ cho vay năm 2016 của Vietcombank – khu vực TPHCM đạt 76.186,77 tỷ đồng, tăng 17,93% trong năm 2017, đạt 89.847,06 tỷ đồng. Giai đoạn 2013 – 2018 ghi nhân dấu ấn chuyển mình, bứt phá ngoạn mục của toàn hệ thống Vietcombank khi ngân hàng cũng như Vietcombank – khu vực TPHCM đã có sự tăng trưởng ấn tương về quy mô và hiệu quả kinh doanh. Quy mô, tốc độ tăng trưởng vốn điều lệ, tổng tài sản, nguồn vốn huy động, dư nơ cho vay và đầu tư tăng

Năm Chỉ tiêu

trưởng cao. Vietcombank nói chung và khu vực TPHCM nói riêng đã vừa tâp trung triển khai hiệu quả Đề án tái cơ cấu theo chỉ đạo của Chính phủ và NHNN giai đoạn 2016 – 2020, vừa triển khai đồng bộ, có hiệu quả nhiều dự án nâng cao năng lực quản trị, hoạt động nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh, tạo nền tảng vững chăc cho một giai đoạn phát triển mới và hội nhập quốc tế. Tăng tỷ trọng cho vay bán lẻ vào các sản phẩm chuẩn, các lĩnh vực sản xuất kinh doanh... có lãi suất đầu ra cao. Hạn chế cho vay cầm cố giấy tờ có giá, cho vay lĩnh vực có mức tỷ lệ thu nhập lãi thuần (NIM) thấp. Đẩy mạnh tăng trưởng tín dụng bán lẻ và tín dụng thông qua pho2nng giao dịch (PGD) đồng thời tăng cường kiểm soát chất lượng tín dụng tại PGD. Phát triển khách hàng cá nhân, đặc biệt là phân khúc khách hàng đặc biệt, ưu tiên (Priority).

Kết quả tính toán ở bảng 2.3, cho thấy tỷ lệ cho vay trên vốn huy động (Loan to deposit ratio – LDR) của Vietcombank – khu vực TPHCM bình quân qua các năm là 77,03% (nhỏ hơn 80% theo quy định của NHNN). Thông tư 13/2010/TT- NHNN ngày 20/05/2010 đã ban hành các quy định về tỷ lệ đảm bảo an toàn trong hoạt động của TCTD. Sau đó Thông tư 19/2010/TT-NHNN ngày 27/09/2010 đã sửa đổi một số điểm của Thông tư 13, theo đó các quyết định và thông tư trên đã quy định và yêu cầu các NHTM phải ban hành và đảm bảo các chính sách tín dụng và quy trình cấp tín dụng, các quy định trong kiểm tra, giám sát các khoản cho vay khách hàng. Trong đó, các NHTM phải tuân thủ theo những quy định sau: (1) Giới hạn tín dụng áp dụng đối với một khách hàng hay một nhóm khách hàng có liên quan; (2) Các tiêu chí để cấp tín dụng và đánh giá RRTD; (3) Hạn mức, tỷ lệ cho vay tối đa đối với cá nhân, nhóm đối tượng khách hàng, cũng như những ngành nghề cụ thể; (4) Đánh giá TSĐB và theo dõi các khoản vay theo quy định; (5) Phân loại nợ thành 5 nhóm như yêu cầu của NHNN; (6) Ban hành các chính sách và quy định về quản lý nợ xấu và thực hiện xếp hạng tín dụng nội bộ phù hợp với từng đối tượng khách hàng cũng như tính chất rủi ro của các khoản vay (Ngân hàng nhà nước Việt Nam, 2010). LDR là chỉ tiêu quan trọng mà các ngân hàng quan tâm.

Thông thường, tỷ lệ này càng cao thì khả năng sinh lời của ngân hàng càng lớn, nhưng mặt khác ngân hàng sẽ có rủi ro thanh khoản cao hơn. Tương ứng với tỷ lệ LDR của hệ thống (VCB toàn hệ thống ở mức 79% năm 2018), thấp hơn nhiều ngân hàng khác, và Vietcombank – khu vực TPHCM là 75,77%. Mặc dù tỷ lệ này thấp nhưng lợi nhuận đạt được lại cao hơn so với các ngân hàng khác. Đây chính là lợi thế cạnh tranh của hệ thống Vietcombank nói chung và khu vực TPHCM nói riêng, một phần ở nguồn chi phí vốn giá rẻ, phần còn lại là do cơ chế dịch chuyển dần nguồn thu sang mảng dịch vụ bán lẻ.

Trước khi tiến hành phân tích dư nợ cho vay theo kỳ hạn, tác giả phân tích tình hình dư nợ theo đối tượng chủ thể vay vốn, khách hàng cá nhân (KHCN) và khách hàng doanh nghiệp (KHDN). Việc phân tích này giúp dự đoàn được xu hướng phát triển của hoạt động cho vay của Vietcombank – khu vực TPHCM cũng như qua đó ngân hàng sẽ có những chính sách tín dụng và chính sách lãi suất phù hợp cho đối tượng khách hàng mà họ đang hướng tới trong tương lai. Cơ cấu dư nợ của hai khối khách hàng được thể hiện ở hình sau đây:

Hình 2.3: Cơ cấu dư nợ theo đối tượng khách hàng từ 2016 – 2018

Nguồn: Tính toán của tác giả

44% 36% 39% 56% 64% 61% 0% 10% 20% 30% 40% 50% 60% 70% 2016 2017 2018 % Năm Tỷ trọng cho vay KHCN Tỷ trọng cho vay KHDN

Từ hình 2.3, tác giả nhận thấy tỷ trọng cho vay KHCN của Vietcombank – khu vực TPHCM trong tổng dư nợ luôn thấp hơn tỷ trọng cho vay khối KHDN qua ba năm 2016, 2017 và 2018. Sự biến động không đồng đều trong cơ cấu tỷ trọng cho vay khối KHCN của toàn khu vực TPHCM. Cụ thể từ năm 2016 đến năm 2017, tỷ trọng cho vay khối KHCN giảm từ 44% xuống 36% năm 2017; sau đó tỷ trọng này tăng lên 39% năm 2018. Điều này chứng tỏ rằng, Vietcombank – khu vực TPHCM tập trung vào khối KHDN nhiều hơn so với khối KHCN. Dư nợ cho vay KHDN tăng trong giai đoạn 2016 – 2017, nhưng năm 2018 tỷ trọng này đã giảm xuống. Vietcombank khu vực TPHCM nói riêng trong năm 2018 có xu hướng giảm dư nợ KHDN có tình hình tài chính suy giảm, khách hàng có lãi suất thấp và hiệu quả hoạt động tổng thể không cao và kiểm soát tốc độ tăng trưởng dư nợ trung dài hạn; phát triển khách hàng theo chuỗi, tăng cường bán chéo; chú trọng nguồn vốn huy động giá rẻ và huy động vốn ngoại tệ; rà soát từng khoản nợ, phối hợp với các đơn vị để thúc đẩy quá trình thu hồi nợ. Do đó, trong năm 2018, tỷ trọng cho vay KHCN tăng lên 39% so với năm 2017 (Nguyễn Mạnh Dũng, 2019).

Hình 2.4: Tỷ lệ cho vay khách hàng cá nhân/tổng dư nợ cho vay khách hàng của một số ngân hàng năm 2018

Nguồn: BCTC của các ngân hàng năm 2018

038% 031% 024% 039% 058% 038% 074% 058% 000% 010% 020% 030% 040% 050% 060% 070% 080%

Tỷ lệ cho vay khách hàng cá nhân/tổng dư nợ cho vay khách hàng năm 2018 của Vietcombank khu vực TPHCM có sự tương đồng với hệ thống, có nghĩa là tỷ lệ cho vay gần bằng nhau giữa khu vực TPHCM và cả hệ thống Vietcombank. Giữa các ngân hàng thì tỷ lệ cho vay KHCN trong tổng dư nợ cũng đạt mức phần trăm khác nhau. Mỗi hệ thống ngân hàng như NHNo & PTNT, BIDV, Vietinbank, Vietcombank, các ngân hàng TMCP VN, mỗi ngân hàng ban hành một chính sách khách hàng và cơ sở phân loại khách hàng cá nhân khác nhau để thực thi chính sách tín dụng khác nhau. Các chính sách phí, lãi suất được đưa ra là phí, lãi suất ưu đãi áp dụng đối với những khách hàng tốt nhất hoặc khách hàng đặc biệt (khách hàng VIP).

Bảng 2.3: Phân loại cho vay theo kỳ hạn của Vietcombank - khu vực TPHCM

ĐVT: tỷ đồng, %

Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018

Số tiền % Số tiền % +/- Số tiền % +/-

Ngắn hạn 14.860,91 44,33% 13.272,34 41,03% -10.69% 16.250,57 42,02% 22.44% Trung và dài hạn 18.661,27 55,67% 19.072,60 58,97% 2.20% 22.423,47 57,98% 17.57% Dư nợ cho vay

KHCN 33.522,18 100% 32.344,94 100% -3.51% 38.674,04 100% 19.57%

Nguồn: Tính toán của tác giả

Theo kết quả tính toán thể hiện ở bảng 2.4, cho vay ngắn hạn trong dư nợ cho vay KHCN chiếm tỷ lệ dưới 50%, bình quân qua ba năm là 42,46%; trong khi tỷ trọng cho vay trung và dài hạn trong tổng dư nợ cho vay KHCN chiếm trên 50%. Xét cơ cấu kỳ hạn ngắn hạn, năm 2017, cho vay ngắn hạn của nhóm KHCN giảm 10,69%, đạt 13.272,34 tỷ đồng. Tuy nhiên, trong năm 2018, tình hình cho vay ngắn hạn đối với KHCN được cải thiện hơn. Dư nợ cho vay ngắn hạn đạt 16.250,57 tỷ đồng, chiếm 42,02% trong tổng dư nợ cho vay KHCN và tăng 22,44% so với năm 2017. Khoảng hơn 70% cho vay KHCN phục vụ mục đích mua sắm, sửa chữa nhà cửa, còn lại là cho vay mua xe và chi tiêu qua thẻ tín dụng. Phân khúc khách hàng

Năm Chỉ tiêu

hướng tới là từ trung đến cao cấp và ngân hàng cũng tập trung vào những khách hàng có TSĐB chất lượng cao cùng quy trình thẩm định khắt khe. Tăng trưởng tín dụng đang có xu hướng dịch chuyển mạnh sang nhóm này khi tỷ trọng đã tăng liên tục từ 12% năm 2012 lên 39% năm 2018.

Đối với cho vay trung và dài hạn của nhóm KHCN, tác giả thấy sự tăng trưởng nhẹ từ năm 2016 đến năm 2017, tăng 2,20%. Đến năm 2018, mặc dù cơ cấu cho vay trung và dài hạn trong tổng dư nợ cho vay KHCN có tỷ trọng thấp hơn so với năm 2017, nhưng tốc độ tăng của cho vay trung và dài hạn năm 2018 cao hơn so với cùng kỳ năm 2017 (năm 2018 dư nợ cho vay trung và dài hạn của khối KHCN tăng 17,57% so với năm 2017). Do khu vực TPHCM với thế mạnh là phát triển lĩnh vực bất động sản và loại hình tín dụng bất động sản chủ yếu có thời hạn vay dài hạn, do đó, tỷ trọng dư nợ cho vay trung và dài hạn chiếm tỷ lệ cao hơn cho vay ngắn hạn của nhóm KHCN. Tuy nhiên, để thấy được sự phát triển về hoạt động cấp tín dụng cho đối tượng KHCN, nghiên cứu tiến hành so sánh giữa Vietcombank và một số ngân hàng khác trong năm 2011 và giai đoạn 2017 – 2018. Vietcombank – khu vực TPHCM tập trung cho vay cá nhân mua nhà ở, mua xe và các hộ gia đình và vừa có tài sản thế chấp vì tín dụng bán lẻ này có thể phân tán rủi ro theo số lượng khách hàng. Mặt khác, kinh tế vĩ mô và các giai đoạn phát triển thị trường không phải lúc nào tất cả các ngành hàng cũng đều cùng phát triển. Tín dụng bán lẻ giúp phân tán cả ở rủi ro ngành hàng, thay vì cho vay bán buôn dồn theo từng ngành trước đây mà dễ gặp rủi ro chung nếu ngành đó rơi vào khó khăn. Đặc biệt trong năm 2018, Vietcombank – khu vực TPHCM chỉ lựa chọn phân khúc tín dụng bán lẻ có tài sản đảm bảo, không tham gia mảng tín chấp dù lãi suất cho vay ở đây cao hơn nhiều. Bên cạnh phân tán rủi ro so với bán buôn, Chủ tịch Vietcombank lý giải rằng, việc chỉ chọn cho vay có TSĐB giúp ngân hàng chủ động trong trường hợp có rủi ro để xử lý, thu hồi vốn. Với vị thế ngân hàng lâu đời và có thế mạnh về bán buôn (cho vay các tập đoàn, tổng công ty lớn…) nhưng do nhận thấy thị trường dân số trẻ tiềm

năng của khu vực TPHCM, Vietcombank đã thực hiện chuyển dịch mũi nhọn phát triển thị trường tín dụng bán lẻ cho khối KHCN.

Hình 2.5: Phát triển tín dụng cá nhân tại một số ngân hàng

Nguồn: BCTC các ngân hàng; KBSV Research - trích trong nghiên cứu của

(Nguyễn Mạnh Dũng, 2019) Qua hình 2.5, tác giả nhận thấy rằng tín dụng cá nhân tại có sự phát triển đáng kể từ 2018 so với năm 2011 cũng như đứng đầu so với các ngân hàng khác (ACB, MBB, TCB, VIB, VPB, CTG). Dù khởi điểm của Vietcombank là ngân hàng bán buôn với tỷ trọng cho vay bán lẻ ở mức rất thấp khi so với nhóm NHTM tư nhân và quy mô dư nợ cũng không có nhiều cách biệt ở thời điểm 2011 trở về trước, nhưng đến hiện tại năm 2018, khi các ngân hàng quốc doanh (Vietcombank, Vietinbank, BIDV) đã được cổ phần hoá, thì các ngân hàng luôn có sự phát triển ngày càng vượt trội về quy mô tại phân khúc cho vay cá nhân. Nguyên nhân là do yếu tố lãi suất đã trở thành lợi thế cạnh tranh lớn nhất của nhóm ngân hàng nói trên (Nguyễn Mạnh Dũng, 2019). Dựa trên định hướng đẩy mạnh cho vay bán lẻ (với gần 80% là

Tỷ đồng

KHCN), hệ thống Vietcombank nói chung cũng như khu vực TPHCM nói riêng sẽ sớm vươn lên dẫn đầu về thị phần mảng cho vay này dù xuất phát sau, dựa trên lợi thế về chất lượng tài sản tốt và chi phí vốn thấp hơn tương đối so với các đối thủ cạnh tranh trên thị trường, bao gồm các ngân hàng trong nước và các ngân hàng nước ngoài cũng như chi nhánh ngân hàng nước ngoại tại Việt Nam.

Bảng 2.4: Phân loại cơ cấu dư nợ tín dụng của khách hàng cá nhân

ĐVT: tỷ đồng, %

Chỉ tiêu Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển tín dụng cá nhân tại ngân hàng thương mại cổ phần ngoại thương việt nam khu vực thành phố hồ chí minh (Trang 50 - 61)