Chi tiết nghệ thuật

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) yếu tố khẩu ngữ trong hương rừng cà mau của sơn nam (Trang 30 - 31)

Chương 1 CƠ SỞ LÍ THUYẾT

1.2. Một số khái niệm ngôn ngữ học và nghiên cứu văn học

1.2.6. Chi tiết nghệ thuật

Các chi tiết trong một tác phẩm văn chương luôn hàm chứa các tiềm năng bộc lộ về cảm xúc và tư tưởng. Tùy theo sự biểu hiện cụ thể, chi tiết nghệ thuật có khả năng thể hiện, giải thích làm xác minh cấu tứ nghệ thuật của nhà văn trở thành tiêu điểm, điểm hội tụ của tư tưởng tác giả trong tác phẩm. Hình tượng nghệ thuật cụ thể, gợi cảm và sống động là nhờ các chi tiết về môi trường, phong cảnh, về cử chỉ, phản ứng nội tâm, hành vi lời nói. Chi tiết nghệ thuật gắn với quan niệm nghệ thuật về thế giới và con người, với truyền thống văn hóa nghệ thuật nhất định. Trong tác phẩm có chi tiết nghệ thuật chỉ đóng vai trị vật liệu xây dựng, làm tiền đề cho cốt truyện phát triển thuận lợi và hợp lí, nhưng cũng có những chi tiết nghệ thuật thể hiện tập trung cho cấu tứ của tác giả. Các chi tiết nghệ thuật này thường được tác giả nhấn mạnh, tô đậm, lặp lại thông qua hàng loạt các biện pháp nghệ thuật khác nhau. Trong truyện ngắn "Miễu Bà Chúa Xứ" chi tiết: "đứa bé chăn trâu thuở trước là ơng Tư Đạt ở Gị

Mả Lạn buổi này" [HRCM.1.124] được tác giả làm như vơ tình nhắc đến là một

bảy tháng chạp" năm xưa của lính Pháp. Hay trong "Cơ Út về rừng", chi tiết

"muỗi kêu như sáo thổi" ở miệt Cạnh Đền rốt cuộc lại là chi tiết nghệ thuật qua trả lời của vợ chồng anh hàng xóm cơ Út với ơng bà Cả:

"- Dạ ở miệt dưới muỗi dữ lắm. Chạng vạng là cả nhà, vợ chồng con cái

rúc vơ mùng…nói chuyện. Ít ai đi đâu.

Ai nấy phá lên cười to. Đến lúc bấy giờ, ông Cảbà Cả mới hiểu thêm một sự bí mật quan trọng của tiếng "muỗi kêu như sáo thổi" ở Cạnh Đền. Nó làm hại sức khỏe con người. Nhưng nó gắn bó mối tình chồng vợ hơn ở xứ khơng có muỗi" [HRCM.1.116]

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) yếu tố khẩu ngữ trong hương rừng cà mau của sơn nam (Trang 30 - 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(143 trang)