Tiểu từ cuối câu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) yếu tố khẩu ngữ trong hương rừng cà mau của sơn nam (Trang 82 - 86)

Chương 1 CƠ SỞ LÍ THUYẾT

3.4. Tiểu từ cuối câu

Tiểu từ cuối câu (TTCC) nằm ở cuối phát ngơn, biểu thị nghĩa tình thái và mục đích phát ngơn. TTCC thường được đi kèm với đường nét ngữ điệu đặc trưng. Chúng được nhận biết rõ nhất trong môi trường khẩu ngữ.Trong HRCM, các tiểu từ cuối câu được Sơn Nam sử dụng linh hoạt mang lại màu sắc Nam Bộ ở các đoạn đối thoại giữa các nhân vật.

Có thể chia TTCC thành 2 nhóm:

a) TTCC thể hiện mục đích phát ngơn (TTMĐ)

b) TTCC thể hiện ý nghĩa tình thái của phát ngơn (TTTC)

Trong nhóm TTMĐ, đa số TTCC tương ứng hoàn toàn với ngơn ngữ tồn dân.

Trong nhóm TTMĐ, các tiểu từ sau đây thường được Sơn Nam sử dụng: 1. à: Tiểu từ này tương ứng hồn tồn với ngơn ngữ toàn dân: hỏi để xác nhận thơng tin. Ví dụ: " Chàng ở xứ lạ mới đến à? [HRCM.1.87]. Tiểu từ à yêu cầu người nghe xác nhận đúng/ sai thông tin trong câu "Chàng ở xứ lạ mới

đến". Người trả lời chỉ có 2 khả năng để chọn trong trả lời: hoặc xác nhận hoặc

phủ định. Nội dung ý nghĩa câu hỏi Hòn Cổ Tron à? [HRCM.1.27] cũng tương tự như vậy.

2. Câu có chứa tiểu từ ư là loại hỏi để xác nhận thông tin hàm ý ngạc

nhiên. Ví dụ: "Tại vì nhân tâm rối loạn ư?" [HRCM.1.66]. Đạo sĩ trong đoạn này đặt ra nhiều câu hỏi liên tiếp và rồi ông lại tự trả lơi "Khá khen cho con.

giữa trưa nắng hè mà uống được nước Cam Lồ. Mạt pháp có nghãi là thời kì giáo pháp suy đồi, đạo đức của tiền nhân khơng cịn được thịnh. Tại vì nhân tâm rối loạn ư? Cũng phải. Tại vì bọn Phú Lang Sa ư? Thậm phải…Con hiểu sai nhưng mà đúng." [HRCM.1.66].

3. Hả: Phát ngôn chưa tiểu từ này mang màu sắc suồng sã, thân mật. Thường được dùng trong đối thoại đời thường giữa những người thân, người cùng trang lứa hoặc giữa kẻ trên với người dưới. Trong HRCM nó được dùng thường xuyên, khác với tiểu từ ư hiếm khi gặp.

Ví dụ: Xã Nê muốn phá tan cách bức với bà con làng Đông Thái do đột ngột xuất hiện của mình, anh ta đặt câu hỏi: "Đờn địch vui quá hả?" [HRCM.1.30]. Nó xuất hiện trong tình thế: "Cậu xã tươi cười, khoát tay như

bảo ai ấy cứ ngồi xuống, đừng đứng dậy chào.

- Được! Được! Phiền bà con quá. Tết năm nay đầy đủ không? Đờn địch vui quá hả?" [HRCM.1.30].

Ví dụ khác, Mộc và Kỳ Phong là đôi bạn. Mộc hỏi Kỳ Phong: "Bữa nay

ngày mấy rồi hả?" [HRCM.3.68].

4. Đi: cho ý nghĩa cầu khiến một phát ngơn. Các ví dụ:

- Thôi, bỏ qua chuyện cũ đi [HRCM.3.127] - Cứ nói thiệt đi! [HRCM.3.166]

- Anh ca ln trớn đi! [HRCM.3.229]

Tiểu từ này cho sắc thái thân mật và gần gũi. Trong HRCM, vì vậy, nó

cũng ln được dùng. Đối lập với nó có lẽ là hãy đứng ở đầu câu. Câu chưa hãy có tính mệnh lệnh, bắt buộc.

Trong nhóm TTTC, các tiểu từ sau đây thường xuất hiện trong HRCM:

1. Mà: Đưa lại sắc thái mềm mại, nhẹ nhàng cho câu nói. Nó khẳng định thơng tin trong câu nói với ý cho rằng đó là một thơng tin được nhiều người biết và cơng nhận. Nó có tác dụng gây dựng một ý thòng, chờ người nghe tự suy ra, giúp người nghe dễ dàng chấp nhận thơng tin hơn vì lập luận giản dị. Ví dụ

"Anh ở đây với em mà." [HRCM.3.175] là câu của Giáo Trích nói với cơ Tư Hạnh, người yêu hờ, như dỗ dành cô vì hắn muốn cùng cơ tính chuyện "tày trời" lúc Nhật và Pháp xảy ra đụng độ. Việc ở lại là hắn đã hứa với Hạnh và không thay đổi. Cũng tiểu từ này được bà Neo dùng lại có mục đích giải thích cho chồng lí do nào mà bà lại chuẩn bị đồ ăn hơi nhiều: "Ăn sáng rồi cịn bận về, mình ăn chiều. Mấy chục năm qua, mình sống bằng nghề ni gà vịt, bữa nay ăn một bữa thỏa thuê. Tốn kém gì? Cây nhà lá vườn mà!" [HRCM.2.38].

Lập luận của bà lí do là vì của nhà trồng được và dùng cho hai bữa. Ý "cây nhà lá vườn" ở cuối đoạn nói đi với tiểu từ mà tăng sức nặng lập luận. Bà tế nhị nói như vậy với mong muốn ơng tự hiểu ra được, không cần tranh luận.

2. À: Trong câu kể biểu lộ tình cảm thân mật của người nói với người nghe. Chứng tỏ sự tin cậy của người nói với người nghe. Ví dụ: Dì ở góa hàng

chục năm rồi mấy cháu à [HRCM.1.92]. Cơ Bảy đưa đị dùng tiểu từ này mong

muốn người nghe tin là cơ nói thực vì tiểu từ tạo nên được cái khơng khí q thân mật và tin cậy giữa cô và những người trẻ tuổi. Thực ra là cơ áy chưa bao giờ lấy chồng cả. Ví dụ khác, dưới ánh trăng thằng Tặc và ông Từ Thông đều thấy sợ lúc một kép hát bội nhô lên trên mặt biển. Tặc đánh bài chuồn: "Về, ông

ơi! Tôi lội xuống biển, bỏ ghe cho ông à!" Ơng Từ Thơng đáp lại: "Thằng này thiệt! Tao nghe lời mày một phen. Đủ rồi. Chèo vô bãi nấu cháo cá. Một con nấu cháo, một co nướng"[HRCM.3.268]. Tiểu từ à đem lại ý nghĩa chân thành

và tin cậy trong câu đề nghị của Tặc.

3. Chớ: Tương ứng hoàn toàn với chứ trong ngơn ngữ tồn dân. Sơn Nam lúc thì dùng chứ, lúc thì chớ. Khi dùng chớ, hiệu ứng màu sắc Nam Bộ

trong câu nói hiện lên rõ nét hơn. Trong câu kể, tiểu từ này mang ý nghĩa khẳng định thêm, nhấn mạnh thêm điều vừa nói. Chẳng hạn:

"- Thiệt khơng?

4. Ta: Làm câu nói mang ý nghĩa thân mật, suồng sã. Người nói tỏ ra cởi mở và có chút phóng khống, khơng chấp nhặt.

"- Cha này coi vậy mà gan ta!" [HRCM.1.30]

5. Đa: Nhấn mạnh khẳng dịnh trong câu nói hoặc câu cầu khiến, yêu cầu, đề nghị. Ví dụ:

- Đó đa! Đó đa! Anh Tư nhớ kĩ quá… [HRCM.1.179] - Để đó đa! [HRCM.3.243]

6. Hé, hén: Có thể xuất hiện cuối cả 3 câu: kể, hỏi và cầu khiến. Trong câu kể là khẳng định nhưng khẳng định này có ý mong muốn cũng được người đối thoại chia sẻ cùng.Trong câu cầu khiến thì mang sắc thái giảm nhẹ đề nghị. Cịn trong câu hỏi thì người hỏi mong có sự đồng tình của người nghe. Cịn trong câu " Phía chợ vui quá hé?" [HRCM.2.173], người hỏi cho rằng phía chợ

rất vui và mong người nghe cũng chấp nhận nhận định ấy. Hay đơn giản dịch

ra là "tơi cho là phái chợ vui cịn anh thế nào?"

7. Hè: Biểu thị ý nhấn mạnh lời khẳng định. Dùng trong câu kể và câu cầu khiến. Chẳng hạn: "Tôi muốn uống hè !"[HRCM.2.39]

8. Kìa: Gợi chú ý của người nghe về sự kiện mới xuất hiện, tuy xa nhưng quan sát rõ rệt được. Có thể đứng ở cả đầu câu lẫn cuối câu. Tương tự với từ

kìa, cơ mà trong ngơn ngữ tồn dân. Ví dụ:

- Người ở trên bờ còn bị sấu táp nữa kìa. [HRCM.1.248] - Mình coi kìa! [HRCM.2.40]

- Nó mới vơ sân đây nè! Nó chạy ra kìa! [HRCM.3.206]

8. Cà: Tương tự với ý nghĩa của kìa, nhưng được người Nam Bộ ưa sử

dụng hơn kìa. Cà thường dùng trong câu hỏi, trong khi kìa trong câu kể. Ví dụ:

Bữa nay họ làm cái gì vậy cà?”[HRCM1.13]. Trong câu này ngoài ý nghãi

9. Nè: Cũng như kìa, nè có thể đứng cả ở đầu lẫn cuối câu. Nghĩa mang lại là nhấn mạnh khẳng định và gây chú ý đặc biệt cho người nghe vì cho là người nghe có vẻ xao lãng câu chuyện. Tương tự với này trong ngơn ngữ tồn dân.Ví dụ:

- Áp khẩu tay tôi nè. [HRCM.1.43]

- Ở đây nè, bà con ơi! Nhà vợ thằng Quỳnh ở đây nè. [HRCM.1.109] 10. Nghe: Tương tự nhé trong ngơn ngữ tồn dân. Tiểu từ này thường dùng trong câu cầu khiến. Ý nghãi mang lại là sắc thái nhẹ nhàng của đề nghị, đôi khi như là một lời khuyên hay căn dặn. Ví dụ: "Đi theo tao, đừng chạy bất

tử nghe" [HRCM.1.213]

11. Lận: Cho ý nghĩa khẳng định điều đang nói. Sắc thái bổ sung là thái độ ngạc nhiên vì cho là vượt q tầm dự phịng và đốn trước của cả người nói lẫn người nghe. Ví dụ: "Ở xóm Cà Bây Ngợp lận!" [HRCM.1.171] có nghĩa là ở xứ rất xa, ít người lui tới.

Tóm lại, TTCC được tách thành 2 nhóm theo chức năng của chúng trong câu. Đó là TTMĐ và TTTC. Các từ này thường kết hợp với ngữ điệu riêng trong khi nói. Việc sử dụng dấu câu khơng nêu hết được các ý nghĩa phụ mà chúng mang lại cho câu. Chính vì vậy chúng là yếu tố khẩu ngữ chân chính trong tiếng địa phương Nam Bộ. Những từ này thường có cách dùng tương tự với các tiểu từ trong ngôn ngữ toàn dân, nhưng những ý nghĩa phụ mà chúng mang lại thì rất đa dạng và phong phú. Đó chính là sự phù hợp giữa các đặc điểm cấu trúc của tiểu từ với các nhiệm vụ cụ thể của chúng trong phương ngữ này. HRCM đã đưa được vào gần hết các tiểu từ có trong tiếng Nam Bộ, nhưng chúng phần lớn đều thuộc về nhóm từ địa phương có tương ứng với từ tồn dân về mặt âm thanh.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) yếu tố khẩu ngữ trong hương rừng cà mau của sơn nam (Trang 82 - 86)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(143 trang)