Chương 1 CƠ SỞ LÍ THUYẾT
1.3. Nhà văn Sơn Nam và Hương rừng Cà Mau
1.3.1. Nhà văn Sơn Nam
Biên, tỉnh Kiên Giang). Do sự nhầm lẫn của nhân viên hộ tịch, tên khai sinh của ông bị viết sai thành Phạm Minh Tày. Ông qua đời vào ngày 13 tháng 8 năm 2008 tại Thành phố Hồ Chí Minh.
Thuở nhỏ ơng học tiểu học tại quê nhà, rồi học trung học tại Cần Thơ. Năm 1945, ông tham gia Thanh niên Tiền phong, giành lấy chính quyền ở địa phương, rồi lần lượt tham gia công tác ở Hội Văn hóa Cứu quốc tỉnh, phịng Chính trị Quân khu, phòng Văn nghệ Ban Tuyên huấn Xứ ủy Nam Bộ. Bút danh Sơn Nam ra đời trong thời gian này, để tưởng nhớ người phụ nữ Khơ Me đã cho ông bú mớm thời thơ ấu (Sơn là một họ lớn của người Khơ Me, Nam là để nhắc nhớ mình là người phương Nam). Sau Hiệp định Genève 1954, ông về lại Rạch Giá. Năm 1955, ơng lên Sài Gịn cộng tác với các báo: Nhân
loại, Công Lý, Ánh sáng, Tiếng chuông, Lẽ sống... Năm 1960-1961, bị chính
quyền Việt Nam Cộng hịa bắt giam ở nhà lao Phú Lợi (Thủ Dầu Một, Bình Dương). Ra tù, ông tiếp tục làm báo, viết văn và khảo cứu về Nam Bộ. Sau 1975, ông tiếp tục hoạt động trên lĩnh vực văn hóa văn nghệ. Ơng là hội viên Hội Nhà văn Việt Nam.
Nhà văn Sơn Nam đã viết nên nhiều tác phẩm dấu ấn, ông được nhiều người gọi yêu là "ông già Nam Bộ", "ông già Ba Tri", "ông già đi bộ’, "pho từ điển sống về miền Nam" hay là "nhà Nam Bộ học". Các sáng tác của ơng giúp ích trên nhiều phương diện như: lịch sử, văn hóa, phong tục tập quán, lễ hội nghệ thuật, ngôn ngữ… Hơn 60 năm cầm bút và để lại gồm 50 đầu sách, ông xứng đáng là niềm tự hào của vùng đất châu thổ sông Cửu Long. Về những cống hiến của Sơn Nam.
1.3.2. Hương rừng Cà Mau
Sơn Nam sáng tác theo nhiều thể loại khác nhau, nhưng thành công nhất là ở thể loại truyện ngắn. Theo ông "Truyện ngắn phải viết linh hoạt, khó che
giấu tư tưởng của mình, độc giả thẳng thắn phê bình nó với cái giọng sổ toẹt: vơ dun, truyện này chẳng có cái gì cả! Viêt truyện ngắn, phải vận dụng nội
lực nhằm toát lên cái phong thái nô đùa, thong dong, thậm chí ngây ngơ, nhưng là cái ngây ngơ khổ luyện, có định hướng" [HRCM.3. 6]
Tác phẩm gồm những mẩu truyện ký viết về những mảnh đời thường của đất, của nước, của rừng, của ruộng và của những số phận con người tưởng chừng rất tầm thường, nhưng dưới ngòi bút của nhà văn Sơn Nam đã vụt hiện thành những điểm sáng, lấp lánh trên bức tranh sơn thủy của miền cực Nam Tổ Quốc. Với cách viết độc đáo, đặc biệt, cách tận dụng khẩu ngữ như chất liệu chính trong sáng tác, ơng đã đưa HRCM lên tầm cao mới của ngôn ngữ văn học Nam Bộ.
Bên cạnh đó HRCM còn là nơi bộc lộ ngôn ngữ dân dã giàu sức biểu
cảm, ơng đã từng nói “ ..Khơng phải cứ ghi âm lại cuộc nói chuyện của người
Nam Bộ là thành văn chương được đâu...”. Văn chương Nam Bộ có một nét
đặc trưng riêng, đó là thứ văn chương gần với ngơn ngữ nói, khơng nặng trau chuốt mặn mà để làm mất đi vẻ đẹp đời thường và nó cịn có những góc cạnh của nó. Do đó ngơn ngữ được Sơn Nam thể hiện trong tập truyện vừa dân dã vừa mang tính biểu cảm y như tính cách của con người Nam Bộ vậy. Ông sử dụng một khối lượng đồ sộ ngôn ngữ Nam Bộ dân dã mà ta có thể bắt gặp ở bất cứ trang truyện nào: Kinh, rạch, bả, ổng, thiếm, mần, miệt đới...Có thể nói, tập truyện HRCM bằng tất cả giọng văn chân tình, nhẹ nhàng, đa dạng nhưng nổi bật nét đẹp xưa bình dị của người Nam Bộ. Do vậy, tìm hiểu về giá trị của khẩu ngữ được sử dụng trong tập truyện này để thấy được sự gần gũi, mộc mạc của lời ăn tiếng nói hàng ngày nhưng khơng mất đi tính nghệ tht, chất văn trong sáng tác của nhà văn Sơn Nam.
Ngày nay, cho dù thế giới văn chương hiện lên muôn màu, muôn vẻ, nhưng trong lòng bạn đọc yêu văn chương khi nghĩ về nhà văn Sơn Nam vẫn lưu giữ hình ảnh một nhà văn đặc biệt quê mùa, theo lối bác Hai Lúa Nam Bộ.