Chương 1 CƠ SỞ LÍ THUYẾT
3.2. Danh từ
3.2.2. Danh từ chung: loài vật
Màu xanh của cây cối quanh năm làm nền thực tế cho sự phong phú về tên các loài vật của HRCM. Những con vật này khi thì xuất hiện thoáng qua
ngữ tồn dân, cịn nhiều danh từ chỉ xuất hiện trong phương ngữ Nam Bộ, thuộc nhóm từ ngữ địa phương từ vựng. Ngoài tên gọi theo danh từ chung, cũng có khi chúng cịn được đặt tên riêng hoặc gắn thêm các từ đặc trưng như lối gọi tên của con người. Cũng có thể nói rằng Sơn Nam nói về lồi vật ngụ ý nói về con người. Ngơn từ mà ông sử dụng, do vậy, ở đâu cũng nhuốm màu trần thế và chứa chất sự khoáng đạt pha chút hài hước nhẹ nhàng đặc biệt của những người con đất Mũi.
Sống trong môi trường tự nhiên, người Nam Bộ hòa điệu cùng đời sống của mn lồi. Họ tận hưởng từ thiên nhiên nên ra sức bảo vệ và không lãng phí nó. Trong đời sống tự nhiên đó, con người chịu đựng bao nhiêu nỗi đau và mất mát. Nhưng chưa khi nào họ quay lưng lại với nó, vì biết rằng sống được là vì ln có mẹ thiên nhiên bao bọc. Thiên nhiên và con người tựa vào nhau mà sống. Đó là quan hệ sinh thái mà không chờ đến tận thế kỉ 21 người nơi đây mới giác ngộ ra. Đó là mối quan hệ tương sinh tương khắc mà người Nam Bộ đã biết, đã nằm lòng ngay từ thuở hồng hoang. Ta nghe ông Tư Huỳnh "luận" có phần dí dỏm về vịng trịn sinh thái để cổ vũ ơng khách ăn thêm món cá sặc rằn:"…Bà con xứ này nhờ ăn cá mà khỏi chết vì bịnh rét rừng. Muỗi cắn, sanh
bịnh rét. Nhưng nhờ muỗi mà cá được mập mạp. Cơ sở U Minh lớn con nhờ ăn muỗi, ăn lăng quăng quá nhiều. Mình ăn cá, tức là ăn thịt muỗi. Tóm lại, vì muỗi mà mình mang bịnh, vì muỗi mà mình có đủ cá ăn để ngừa bệnh" '[HRCM.2.72,73]. Còn đối với một người nhiều thế hệ trụ trong rừng, sống dựa
vào "huê lợi" từ rừng, như ông Hai Khị, thì cá lại bị chê, mà những con thú trên rừng mới là cái đích cần tới. Nhưng ở đây, muốn tồn tại thì vẫn cần cái vòng tròn sinh thái vĩnh cửu ấy của mẹ thiên nhiên: "Người Việt Nam đến U Minh
tìm huê lợi thiên nhiên. Họ chê cá tơm vì cá tơm bán rẻ giá hơn cọp và khỉ. Bấy giờ, cọp, khỉ và rừng rậm nuôi dưỡng cho nhau. Khỉ ăn trái rừng, lớn lên khỉ làm mồi cho cọp, cây sanh trái làm thức ăn cho khỉ" [HRCM.2.79].
Thiên nhiên và con người là mối quan hệ hỗ tương, có ân, có ốn như một vòng luân hồi, kiếp nọ tới kiếp kia, trả trả vay vay như thuyết lí của nhà Phật. Đến với thiên nhiên đâu chỉ vì lí do thuần vật chất, hưởng lợi như hai ông Tư Huỳnh và Hai Khị, mà có khi lại là một nghĩa cử tinh thần như trường hợp ông Năm Hên trong "Bắt sấu rừng U Minh Hạ": "Nghề bắt sấu có thể làm giàu
được ngặt tôi không mang thứ phú quới đó. Nói thiệt với bà con: cha mẹ tôi sanh ra chỉ có hai anh em tụi tui. Anh tôi xuống miệt Gò Quao phá rừng lập rẫy hồi mười hai năm về trước. Sau được tin cho hay: Ảnh bị sấu ở Ngã Ba Đình bắt mất. Tơi thề quyết trả thù cho anh…" [HRCM.1.226].
Như là một nhà Từ điển Bách khoa về đời sống các loài vật vùng Tây Nam Bộ, Sơn Nam có cách riêng trong mơ tả chúng. Trong HRCM, ngoài các tri thức sâu sắc về cá qua lời ơng lão giăng câu, Sơn Nam cịn dành nhiều trang viết sinh động khác cho những con vật đã tạo nên màu sắc riêng của miền đất cực Nam. Đó là chim trên trời, rắn và cá sấu dưới đầm lầy và cọp, heo nơi rừng xanh núi thẳm.
Thế giới loài chim, trong HRCM, dường như được quây tụ về mảnh đất cuối cùng của Tổ Quốc - đất Mũi Cà Mau. Nơi đây tập hợp hàng trăm loài chim, hàng ngàn những sân chim, lớp nọ chưa hết đã dồn tới lớp kia. Nơi đây, các loài chim “…sinh sôi, nảy nở , tạo lập một một thế giới riêng biệt náo nhiệt,
ở khắp nhành cây, mặt đất. Dân chúng kéo đến các sân chim này để bắt chim, nhổ lông bán cho ghe buôn từ Hải Nam đến..”[HRCM. 2.279].… “Làm ổ trên cây có chim chàng bè, chim già sói, chim chó đồng… Làm ổ dưới đất thì có chim bồ nơng là đáng kể”[HRCM.2.279]. Cịn ở những ao, đầm, đìa gừa… thì
"nào chim, cị, trích, cúm núm. Hàng trăm con le le bay lên từng chặp, từ mấy
cái lung đầy sen bạch, nở muộn..” [HRCM. 2.164]. Sự phong phú, đa dạng của
các sân chim đã biến vẻ đẹp hoang sơ vùng đất Cực Nam trở nên sinh động, khơng cịn đơn điệu nữa. Những lồi chim sống trong bầu khơng khí trong lành
ấy kết gắn với vẻ hoang dã của những bụi ơ rơ, cóc kèn, những đìa nước đầy bông súng, bông sen làm nên bức tranh thiên nhiên lung linh, đẹp lạ lùng.
Sơn Nam chẳng những am hiểu về đời sống hoang dã của loài chim mà còn biết thưởng thức thật tinh tế những giống chim quý đã được thuần hóa nhờ lịng u mến và chăm sóc kĩ lưỡng của con người như trích, chim cu... Trong truyện "Con trích ré", mặc dù đề tài hướng về một nội dung xã hội khác, nhưng chỉ sơ mấy dịng về lồi chim này, Sơn Nam đã cho thấy những hiểu biết sâu sắc của ông đến thế nào về lồi chim này: "Con trích, gọi nơm na là con
"trích ré", thuộc vào lớp chim rừng đẹp nhứt...Nhiều người ni trích để giữ nhà. Mỗi khi gặp người lạ, trích ré lên inh ỏi để báo động rồi chạy tới, vừa cắn, vừa đá, vừa bay…" [HRCM.2.148]. Cịn về cu đất, trong "Bốn cái ngu" ơng ca
ngợi cái thú bẫy chim cu bằng lưới lụp:…"Theo tiếng lóng của nhà nghề, mấy
tiếng cúc cù cu, gọi là tiếng cốt. ....Lát nữa, con cu trống sẽ ra tranh cắn, đánh đuổi con cu mồi này để rồi bị lưới chụp xuống." [HRCM.2. 27].
Nếu với cây, chim, cá, âm hưởng chủ đạo của HRCM là bản tình ca của
người đam mê vùng đất trước thiên nhiên giàu có và bao dung, thì với các động vật bốn chân hung dữ, cảm hứng của Sơn Nam lại thiên về anh hùng ca. Cọp, sấu, heo rừng đại diện cho thế lực hắc ám, mang lại chết chóc và tàn phá đời sống thanh bình của con người. Chúng là những ám ảnh về nỗi bất an bắt nguồn từ thuở hồng hoang của dân Nam Bộ, khi đơn thân chống chọi lại thiên nhiên hoang dã, đi tìm cái lí cho sự tồn tại vĩnh viễn của mình trên vùng đất mới. "Đất giữa đồng khai thác hết. Bấy giờ chỉ còn là đất rừng sát mé sông, nơi cọp ở. Đó là hồi nguy nan nhất cho dân mình và cũng cho cọp. Nhiều người làm gan cất nhà sát mé rừng. Ban đầu, đôi ba nhà, sau, năm mười nhà"[HRCM.2.224]. Trong cuộc giành đất ấy, có lúc người dân "tức mình cầm mác rượt theo tận giữa rừng chém cọp rớt một cẳng", nhưng rồi lại có lúc phải
"cất miễu thờ cọp". Cuộc chiến dai dẳng rồi cũng đến hồi kết thúc vì "cọp sợ
hùng cứ". [HRCM.2.224]. "Người nay nhớ công ơn người xưa đã đánh cọp để tạo lập nên làng nên xóm. Họ không phải là thầy nghề võ, thầy bùa. Chẳng qua là họ muốn sống nên phải ráng sức cùng nhau, mỗi người ráng một ít."
[HRCM.2.227]
Thuở khai cõi ấy, đất này "toàn là rừng. Trên bờ có cọp, dưới sơng có
sấu. Mình chèo ghe ban ngày, chừng vài trăm thước là thấy sấu nổi trước mũi ghe" [HRCM.2.221]. Việc tiễu trừ sấu cũng cấp bách như diệt cọp vậy. Trong
"Sông Gành Hào", cha con chú Tư Đức dùng vịt câu sấu lửa. Khi sấu mắc câu chú bình tĩnh "lặn xuống đáy sông, đi vô bờ, ghịt đầu dây vào gốc cây" rồi phóng những mũi lao "xuống lưng con sấu". Con trai chú "đứng kế bên gõ vào
mõ lia lịa". Hình ảnh chiến thắng sấu lửa thật đột ngột: "Mấy cây lao còn lại
trong ống tre đã lần lượt phóng xuống, sấu ta khơng cịn đủ sức để hất mấy cái mũi sắt đó nữa. Hắn lắc lư cái đầu rồi khuất dạng như chiếc tàu chìm"
[HRCM.2.258]. Trong "Bắt sấu rừng U Minh Hạ", ông Năm Hên bắt sấu hàng phục chỉ bằng tay khơng và mưu mẹo đã tích lũy được trong cả đời: "…bị khói
bay cay mắt, ngộp thở, phần vì nước sơi nóng, sấu bị lên rừng theo con đường đào sẵn… Tức thời, ông Năm Hên chạy lại. Sấu há miệng hung hăng địi táp ổng. Ổng đút vơ miệng sấu một khúc mốp...chừa hai chân trước để nó bơi tiếp với mình" [HRCM.2.228]. HRCM là khúc ca của con người chế ngự sức mạnh
hung hãn của thiên nhiên. Trong số những con vật cần phải tiêu diệt cho bằng mọi giá ấy có heo khịt. Đó là con heo nặng "một trăm bảy chục kí lơ. Cái nanh
dài hai tấc…khi đổ quạu là sôi bọt mồm, khịt lên một tiếng lớn... Nội một đêm, nó ủi phá gần hai chục công rẫy khoai mì. Củ lớn ăn đã đành, củ nhỏ cũng không chừa". Khác với những cuộc khác, cuộc chiến này có "binh chủng" đặc
biệt: bầy chó săn nhà ông Năm Tự. Trước lúc lâm trận, ông Năm căn dặn chúng như những người lính:" Hồi nào tới giờ, tụi bây ở nhà, chưa bao giờ ra trận đủ
sớm, mùa nắng khó săn heo lắm. Đây là thể diện của ta."[HRCM.2.97]. Không
uổng công "dạy dỗ", chúng đã rất tận tụy, "bầy chó xáp lại hiểu rằng con Khịt
đã đỏ máu quá nhiều… Chó bao vây con Khịt… Lúc con Khịt bối rối, ông Năm Tự đến trước mặt nó cắm một mũi giáo vào ngực. Khịt gào thét nhóng lên…"
[HRCM.2.103].
Tóm lại, những danh từ chỉ lồi cây, lồi vật trong HRCM rất phong phú. Hệ tên gọi này được chia thành hai nhóm: nhóm từ ngữ chung hoặc có tương ứng với ngơn ngữ tồn dân và nhóm từ ngữ chỉ riêng có ở địa phương. Ở lồi cây, do đặc thù của vùng đất mới, phần lớn các tên gọi đều thuộc nhóm từ ngữ chỉ riêng có ở miền Tây. Ở loài vật, tên đặc hữu miền Tây xuất hiện nhiều trong các đơn vị định danh loài chim, loài cá. Đối với loài thú bốn chân sinh sống trong rừng rậm và đầm lầy, các CTĐD chỉ tên chúng sẽ mang thêm được màu sắc địa phương nhờ kết hợp thêm yếu tố phụ vào danh từ chung. Chẳng hạn, heo khịt, sấu lửa,… Cũng nhờ phương thức như vậy, những tên gọi loài chim, lồi rắn mặc dù đã có độ phân biệt rất cao với các từ ngữ tồn dân được khốc thêm màu sắc đặc biệt của địa phương, chẳng hạn như rắn bơng súng, rắn ri
voi,… trích ré, cu mồi, cu rừng… Và đặc biệt, đối với những con vật cực kì
thân thiết, có khi chúng cịn được mang tên riêng như người như trường hợp bầy chó nhà ơng Năm Tự: Vực Một, Vực Hai…, hay bầy trâu nhà ông Trần Văn Lén: Pháo, Bướm, Điệp, Mẫm…