Những nghiên cứu ảnh hƣởng của tỷ giá đến lạm phát

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tác động của tỷ giá đến lạm phát và cán cân thương mại của việt nam (Trang 30 - 32)

Takatoshi Ito và Kiyotaka Sato (2006) đã sử dụng mô hình VAR để nghiên cứu so sánh truyền dẫn tỷ giá tại các nƣớc Đông Á chịu ảnh hƣởng của cuộc khủng hoảng 1997 – 1998 gồm Indonesia, Hàn Quốc, Thái Lan, Philippine và Malaysia. Dữ liệu nghiên cứu từ tháng 1 năm 1993 đến tháng 8 năm 2005. Kết quả nghiên cứu cho thấy truyền dẫn tỷ giá vào IMP là cao nhất, sau đó đến PPI và CPI. Mức truyền dẫn tỷ giá đến IMP là khá cao ở các nƣớc bị ảnh hƣởng bởi cuộc khủng hoảng tiền tệ. Mức truyền dẫn tỷ giá đến chỉ số giá tiêu dùng nhìn chung là thấp ở các nƣớc đƣợc khảo sát ngoại trừ Indonesia.

Jonathan McCarthy (2000) với nghiên cứu “Truyền dẫn tỷ giá và giá nhập khẩu đến lạm phát trong nƣớc tại một số nền kinh tế phát triển”, tác giả sử dụng mô hình VAR đệ quy để nghiên cứu ảnh hƣởng của tỷ giá đối với IMP, PPI và CPI tại 9 nƣớc có nền kinh tế phát triền bao gồm: Hoa Kỳ, Nhật Bản, Đức, Pháp, Anh, Bỉ, Hà Lan, Thụy Điển và Thụy Sĩ giai đoạn từ năm 1976 đến 1998. Kết quả nghiên cứu cho thấy việc nâng giá đồng nội tệ sẽ làm giảm giá cả nhập khẩu và điều này kéo dài ít nhất là 1 năm với hầu hết các nƣớc khảo sát, phản ứng của PPI và CPI đối với IMP là dƣơng và có ý nghĩa thống kê ở hầu hết các nƣớc khảo sát.

Ca’Zorzi và cộng sự (2007) sử dụng mô hình VAR nghiên cứu truyền dẫn tỷ giá ở 12 nƣớc đang phát triển thuộc châu Á, Mỹ Latinh và Trung Đông. Kết quả nghiên cứu cho thấy hệ số truyền dẫn tỷ giá đến CPI ở các quốc gia này là cao hơn so với những nƣớc phát triển và các nƣớc lạm phát ở mức một con số thì hệ số truyền dẫn tỷ giá là khá thấp. Nghiên cứu cho thấy mối tƣơng quan mạnh giữa tỷ

giá và lạm phát, trong khi mối tƣơng quan cùng chiều giữa độ mở của một quốc gia và độ lớn của sự truyền dẫn tỷ giá chỉ ở mức yếu.

Chai - anant và cộng sự (2008) sử dụng mô hình VECM nghiên cứu truyền dẫn tỷ giá đến CPI ở Thái Lan. Dữ liệu nghiên cứu từ tháng 1 năm 2000 đến tháng 6 năm 2008. Kết quả nghiên cứu cho thấy trong dài hạn, truyền dẫn tỷ giá đến giá cả trong nƣớc là không hoàn toàn, cụ thể khi tỷ giá tăng 1% thì lạm phát sẽ tăng khoảng 0.2% trong dài hạn.

Nguyễn Đình Minh Anh, Trần Mai Anh và Võ Trí Thành (2010) đã sử dụng mô hình VAR để ƣớc tính mức truyền dẫn tỷ giá vào lạm phát ở Việt Nam từ tháng 1 năm 2003 đến tháng 3 năm 2009. Kết quả cho thấy mức truyền dẫn là 0.07 với độ trễ là 2 tháng kể từ cú sốc tỷ giá, tác động này đƣợc loại bỏ hoàn toàn trong tháng thứ 3. So với một số nƣớc đang phát triển khác, mức truyền dẫn của tỷ giá vào lạm phát ở Việt Nam có mức độ vừa phải. Nghiên cứu cũng tìm thấy rằng lạm phát ở Việt Nam trong những năm 2008 – 2009 chủ yếu là do việc mở rộng cung tiền. Vì vậy nhóm tác giả đƣa ra giải pháp để kiểm soát lạm phát là NHNN cần phải quản lý cung tiền. Khi cung tiền đƣợc kiểm soát một cách hiệu quả sẽ giúp kiểm soát biến động tỷ giá và nhƣ vậy sẽ không gây ra lạm phát. Ngoài ra, lãi suất tiền đồng cũng là một trong những công cụ mạnh mẽ để kiểm soát lạm phát.

Bạch Thị Phƣơng Thảo (2011) đã nghiên cứu “Truyền dẫn tỷ giá hối đoái vào các chỉ số giá của Việt Nam giai đoạn 2001 – 2011”, tác giả đã sử dụng mô hình VAR đệ quy để đo lƣờng truyền dẫn tỷ giá đến IMP, PPI và CPI với kỳ dữ liệu từ quý 1 năm 2001 đến quý 4 năm 2011. Kết quả truyền dẫn tỷ giá đến IMP là mạnh nhất tiếp đến là PPI và cuối cùng là CPI.

Võ Trí Thành và cộng sự (2011) phân tích mối quan hệ giữa cung tiền, lạm phát, tỷ giá bằng mô hình VECM với chuỗi dữ liệu thời gian theo tháng từ năm 1992 đến năm 1999. Kết quả nghiên cứu cho thấy tỷ giá có ảnh hƣởng nhất định đến lạm phát.

Nguyễn Thị Thu Hằng và Nguyễn Đức Thành (2010) sử dụng mô hình VECM để phân tích mối quan hệ giữa 12 biến là lạm phát, sản lƣợng sản xuất công

gạo thế giới từ năm 2000 đến năm 2010. Kết quả nghiên cứu cho thấy truyền dẫn tỷ giá vào lạm phát là đáng kể, đồng thời giá cả thế giới có vai trò nhất định đối với lạm phát trong nƣớc.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tác động của tỷ giá đến lạm phát và cán cân thương mại của việt nam (Trang 30 - 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(86 trang)