Những nghiên cứu ảnh hƣởng của tỷ giá đến cán cân thƣơng mại

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tác động của tỷ giá đến lạm phát và cán cân thương mại của việt nam (Trang 32)

Herman Rincon (1999) nghiên cứu ảnh hƣởng của tỷ giá đến cán cân thƣơng mại để kiểm tra điều kiện Marshell - Lerner có tồn tại ở Columbia hay không bằng việc sử dụng phƣơng pháp Johansen - Juselius. Kết quả của ông chỉ ra rằng điều kiện Marshell - Lerner có tồn tại, do đó việc phá giá có ảnh hƣởng đến cán cân thƣơng mại.

Mohammed B. Yusoff and Ahmed Hossain Sabit (2015) đã nghiên cứu tác động của tỷ giá thực và biến động tỷ giá đến hoạt động xuất khẩu giữa các quốc gia ASEAN đến Trung Quốc. Nghiên cứu sử dụng dữ liệu 20 năm từ năm 1992 đến năm 2011 của 5 quốc gia trong khối ASEAN là Malaysia, Singapore, Indonesia, Thái Lan và Phillipines với phƣơng pháp GMM cho dữ liệu bảng (Panels Data). Kết quả nghiên cứu cho thấy tỷ giá thực song phƣơng, mức độ biến động tỷ giá hối đoái tác động âm và GDP Trung Quốc tác động dƣơng đến xuất khẩu của Malaysia, Singapore, Indonesia, Thái Lan và Phillipines đến Trung Quốc.

Yuen-Ling Ng (2008) nghiên cứu mối quan hệ giữa tỷ giá thực và cán cân thƣơng mại của Malaysia từ năm 1955 đến năm 2006. Nghiên cứu này thực hiện kiểm định đơn vị gốc Granger causality, VECM. Nghiên cứu này kết luận: (1) tỷ giá và cán cân thƣơng mại có mối quan hệ dài hạn. Kết luận quan trọng khác của cán cân thƣơng mại, có mối quan hệ lâu dài liên quan đến thu nhập nội địa với cán cân thƣơng mại, thu nhập ngoại hối (2) tỷ giá thực tế là một biến quan trọng của cán cân thƣơng mại trong dài hạn và (3) không có hiệu ứng đƣờng cong tuyến J.

Usman Haleem và cộng sự (2005) nghiên cứu tác động của tỷ giá và các yếu tố khác đến xuất khẩu cam tƣơi của Pakistan. Dữ liệu chuỗi thời gian từ năm 1975 đến năm 2004 với phƣơng pháp đồng liên kết. Kết quả nghiên cứu cho thấy giá sản xuất trong nƣớc tác động âm, giá xuất khẩu, tỷ giá và GDP của quốc gia nhập khẩu tác động dƣơng đến khối lƣợng xuất khẩu cam tƣơi của Pakistan sang các quốc gia.

Lutengano Mwinuka và Felix Mlay (2015) đã nghiên cứu tác động của tỷ giá và các yếu tố khác ảnh hƣởng đến xuất khẩu đƣờng của Tanzanra sang các quốc gia. Dữ liệu chuỗi thời gian từ năm 1977 đến năm 2013, sử dụng phƣơng pháp đồng liên kết Johansen. Kết quả nghiên cứu cho thấy tỷ giá, giá xuất khẩu, khối lƣợng sản xuất trong nƣớc tác động dƣơng; giá sản xuất trong nƣớc, chi phí sản xuất trong nƣớc tác động âm đến khối lƣợng xuất khẩu.

Phan Thanh Hoàn, Nguyễn Đăng Hào (2007) đã cho thấy tác động trong ngắn hạn và dài hạn của tỷ giá thực đa phƣơng đến cán cân thƣơng mại Việt Nam bằng sử dụng phƣơng pháp hồi quy đồng liên kết và mô hình hiệu chỉnh sai số ECM. Cụ thể, trong dài hạn tỷ giá thực đa phƣơng có tác động tích cực đến cán cân thƣơng mại, trong ngắn hạn thì biến động tỷ giá ở quý thứ 3 về trƣớc có tác động đến cán cân thƣơng mại thời điểm hiện tại với hệ số ƣớc lƣợng là 1.409%. Tuy nhiên, mô hình định lƣợng chỉ bao gồm có hai biến, biến độc lập tỷ giá thực đa phƣơng, biến phụ thuộc là tỷ số xuất/nhập

Phạm Hồng Phúc (2009) trong nghiên cứu tác giả đã cho thấy tác động tích cực của tỷ giá thực đa phƣơng đến cán cân thƣơng mại, khi tỷ giá thực đa phƣơng tăng lên 1% thì tỷ số xuất/nhập tăng 1.0777%. Tuy nhiên, mức độ giải thích của mô hình còn thấp 31.32%, rổ tiền tệ đƣợc chọn để tính REER chỉ ở 10 nƣớc, phƣơng pháp kiểm định mô hình là phƣơng pháp bình phƣơng nhỏ nhất còn nhiều hạn chế.

Phạm Thị Ngân và Nguyễn Thanh Tú (2015) đã nghiên cứu tác động của tỷ giá và các yếu tố khác đến giá trị xuất khẩu thủy sản Việt Nam sang thị trƣờng Âu Mỹ bằng việc sử dụng mô hình lực hấp dẫn trong thƣơng mại quốc tế, dữ liệu nghiên cứu hàng năm từ năm 2006 đến năm 2014 của 26 quốc gia Âu Mỹ và Việt Nam với 243 quan sát. Nghiên cứu thực hiện phƣơng pháp hồi quy kết hợp đồng thời phƣơng pháp OLS, FEM và REM bằng phần mềm Eview 8. Kết quả cho thấy GDP của quốc gia xuất khẩu, GDP của quốc gia nhập khẩu, dân số của các quốc gia, tỷ giá (VND/USD) tác động dƣơng, khoảng cách địa lý tác động âm đến giá trị xuất khẩu thủy sản Việt Nam.

Bảng tổng hợp nghiên cứu

Tác giả Năm Nội dung Phƣơng

pháp Kết quả

Takatoshi Ito và Kiyotaka Sato

2006 Nghiên cứu so sánh truyền dẫn tỷ giá tại các nƣớc Đông Á chịu ảnh hƣởng của cuộc khủng hoảng 1997 – 1998

VAR Mức truyền dẫn tỷ giá đến chỉ số giá nhập khẩu là khá cao ở các nƣớc bị ảnh hƣởng bởi cuộc khủng hoảng tiền tệ. Mức truyền dẫn tỷ giá đến chỉ số giá tiêu dùng nhìn chung là thấp.

Jonathan McCarthy

2000 Nghiên cứu “Truyền dẫn tỷ giá và giá nhập khẩu đến lạm phát trong nƣớc tại một số nền kinh tế phát triển”

VAR Việc nâng giá đồng nội tệ sẽ làm giảm giá cả nhập khẩu và điều này kéo dài ít nhất là 1 năm với hầu hết các nƣớc khảo sát, phản ứng của chỉ số giá sản xuất và chỉ số giá tiêu dùng đối với chỉ số giá nhập khẩu là dƣơng.

Ca’Zorzi và cộng sự

2007 Nghiên cứu truyền dẫn tỷ giá ở 12 nƣớc đang phát triển thuộc châu Á, Mỹ Latinh và Trung Đông

VAR Mối tƣơng quan mạnh giữa tỷ giá và lạm phát, có mối tƣơng quan cùng chiều giữa độ mở của một quốc gia và độ lớn của sự truyền dẫn tỷ giá.

cộng sự Thái Lan là không hoàn toàn, cụ thể khi tỷ giá tăng 1% thì lạm phát sẽ tăng khoảng 0,2% trong dài hạn.

Nguyễn Đình Minh Anh, Trần Mai Anh và Võ Trí Thành

2010 Ứớc tính mức truyền dẫn tỷ giá vào lạm phát ở Việt Nam

VAR Mức truyền dẫn là 0.07 với độ trễ là 2 tháng kể từ cú sốc tỷ giá, tác động này đƣợc loại bỏ hoàn toàn trong tháng thứ 3.

Bạch Thị Phƣơng Thảo

2011 “Truyền dẫn tỷ giá hối đoái vào các chỉ số giá của Việt Nam giai đoạn 2001 – 2011”

VAR Truyền dẫn tỷ giá đến IMP là mạnh nhất tiếp đến là PPI và cuối cùng là CPI.

Nguyễn Thị Thu Hằng và Nguyễn Đức Thành

2010 Phân tích mối quan hệ giữa 12 biến là lạm phát, sản lƣợng sản xuất công nghiệp, cung tiền, tăng trƣởng tín dụng, lãi suất, chỉ số giá sản xuất, chỉ số giá nhập khẩu, giá dầu thế giới và giá gạo thế giới.

VECM Nghiên cứu cho thấy truyền dẫn tỷ giá vào lạm phát là đáng kể, đồng thời giá cả thế giới có vai trò nhất định đối với lạm phát trong nƣớc.

Herman Rincon 1999 Nghiên cứu ảnh hƣởng của tỷ giá đến cán cân thƣơng mại để kiểm tra điều kiện Marshell - Lerner có tồn tại ở Columbia hay không

Johansen - Juselius

Điều kiện Marshell - Lerner có tồn tại, do đó việc phá giá có ảnh hƣởng đến cán cân thƣơng mại.

Mohammed B. Yusoff and Ahmed Hossain Sabit

2015 Tác động của tỷ giá thực và biến động tỷ giá đến hoạt động xuất khẩu giữa các quốc gia ASEAN đến Trung Quốc

GMM Biến động tỷ giá tác động âm và GDP Trung Quốc tác động dƣơng đến xuất khẩu của Malaysia, Singapore, Indonesia, Thái Lan và Phillipines

Yuen-Ling Ng 2008 Nghiên cứu mối quan hệ giữa tỷ giá hối đoái thực và cán cân thƣơng mại của Malaysia

VECM (1) Tỷ giá và cán cân thƣơng mại có mối quan hệ dài hạn. (2) Tỷ giá thực là một biến quan trọng của cán cân thƣơng mại trong dài hạn. (3) Không có hiệu ứng đƣờng cong tuyến J.

Usman Haleem và cộng sự

2005 Tác động của tỷ giá và các yếu tố khác đến xuất khẩu cam tƣơi của Pakistan

VECM Tỷ giá, giá xuất khẩu, khối lƣợng sản xuất trong nƣớc tác động dƣơng; giá sản xuất trong nƣớc, chi phí sản xuất trong nƣớc tác động âm đến khối lƣợng xuất khẩu

Lutengano Mwinuka và Felix Mlay

2015 Nghiên cứu tác động của tỷ giá và các yếu tố khác ảnh hƣởng đến xuất khẩu đƣờng của Tanzanra sang các quốc gia.

Johansen Tỷ giá, giá xuất khẩu, khối lƣợng sản xuất trong nƣớc tác động dƣơng; giá sản xuất trong nƣớc, chi phí sản xuất trong nƣớc tác động âm đến khối lƣợng xuất khẩu.

Phan Thanh Hoàn, Nguyễn Đăng Hào

2007 Tác động trong ngắn hạn và dài hạn của tỷ giá thực đa phƣơng đến cán cân thƣơng mại Việt Nam

ECM Trong dài hạn tỷ giá thực đa phƣơng có tác động tích cực đến cán cân thƣơng mại.

Phạm Hồng Phúc

2009 Tỷ giá thực và cán cân thƣơng mại Việt Nam

Phân tích mô tả, hồi quy, thống kê.

Tác động tích cực của tỷ giá thực đa phƣơng đến cán cân thƣơng mại, khi tỷ giá thực đa phƣơng tăng lên 1% thì tỷ số xuất/nhập tăng 1.0777%.

Phạm Thị Ngân và Nguyễn Thanh Tú

2015 Tác động của tỷ giá và các yếu tố khác đến giá trị xuất khẩu thủy sản VN sang thị trƣờng Âu Mỹ.

OLS, FEM và REM

GDP của quốc gia xuất khẩu, GDP của quốc gia nhập khẩu, dân số của các quốc gia, tỷ giá tác động dƣơng, khoảng cách địa lý tác động âm đến giá trị xuất khẩu thủy sản Việt Nam.

CHƢƠNG 3: PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1. Giới thiệu mô hình hiệu chỉnh sai số dạng vectơ VECM

Xét một mô hình VAR(p) có dạng nhƣ sau:

Yt = A1 Yt-1 + A2 Yt-2 +…+Ap Yt-p + ut (1) Ta biến đổi, viết lại mô hình thành:

∆Yt = Yt – Yt-1= ПYt-1 + C1 ∆Yt-1 + C2 ∆Yt- 2 +…+Cp-1∆Yt-p + ut (2)

Trong đó: П = - (I-A1 - A2 -…-Ap ); Ci = − ∑Aj (j = i+1 → p), i-1,2,…, p-1; ПYt-1 là phần hiệu chỉnh sai số của mô hình; p là bậc tự tƣơng quan (hoặc số trễ). Mặt khác, П ≡ α x β’. Trong đó: Ma trận α là ma trận tham số điều chỉnh; β là ma trận hệ số dài hạn thể hiện tối đa (n-1) quan hệ đồng liên kết trong một mô hình n biến nội sinh. β’ đảm bảo rằng Yt sẽ hội tụ về cân bằng bền vững trong dài hạn. Mô hình số (2) đƣợc gọi là mô hình VECM. Theo đó, mô hình đƣợc phát triển từ mô hình VAR số (1) nhƣng lại có dạng của một mô hình hiệu chỉnh sai số (ECM) bao gồm: (i) Các quan hệ ngắn hạn giữa ∆Yt và trễ của nó là ∆Yt-j thể hiện qua các tham số Ci ; (ii) quan hệ dài hạn thể hiện qua thành phần hiệu chỉnh sai số ПYt-1. Tuy nhiên điều khác biệt giữa VECM và ECM là thành phần hiệu chỉnh sai số của VECM có dạng một vectơ đồng tích hợp thể hiện mối quan hệ đồng tích hợp giữa các biến. Vectơ đồng tích hợp này ràng buộc các hành vi trong dài hạn của biến nội sinh trong khi cho phép sự biến động ở một mức độ nhất định trong ngắn hạn. Nhờ có lý thuyết đồng tích hợp giữa các biến nên VECM có thể ƣớc lƣợng đƣợc với các chuỗi không dừng (I(1)) nhƣng có quan hệ đồng tích hợp mà không bị hồi quy giả mạo. Đây là điểm khác biệt so với mô hình VAR, mô hình chỉ có thể ƣớc lƣợng đƣợc khi tất cả các biến số là dừng (I(0)). Với cấu trúc nhƣ vậy, mô hình VECM chứa thông tin về điều chỉnh cả ngắn hạn và dài hạn với những thay đổi trong Yt , thông qua dự báo, ƣớc lƣợng của Ci và Π tƣơng ứng.

3.2. Mô hình nghiên cứu

Nghiên cứu của tác giả sử dụng mô hình tƣơng tự nhƣ các nghiên cứu trƣớc đây, nghiên cứu nhằm ƣớc lƣợng tác động của tỷ giá đến lạm phát và cán cân

thƣơng mại trong môi trƣờng thực tiễn Việt Nam. Tác giả chia ra hai mô hình nghiên cứu: (1) tác động của tỷ giá hối đoái đến lạm phát và (2) tác động của tỷ giá đến cán cân thƣơng mại.

Đối với mô hình nghiên cứu (1) tác động của tỷ giá đến lạm phát tác giả sử dụng mô hình tƣơng tự của Chai - anant (2008).

Pt = f(OILT, MT, NEERT, IMPT, PPIT)

Trong đó: Pt là tỷ lệ lạm phát của Việt Nam, OILt là giá dầu thô thế giới, Mt là cung tiền M2, NEERt là tỷ giá danh nghĩa đa phƣơng, IMPt là chỉ số giá nhập khẩu, PPIt là chỉ số giá sản xuất.

Đối với mô hình nghiên cứu (2) tác động của tỷ giá đến cán cân thƣơng mại tác giả sử dụng mô hình tƣơng tự Yuen - Ling Ng (2008).

lnTBt = α1 + α2lnREERt + α3lnGDPt + α4lnGDPt∗+ εt

Trong đó: TBt là cán cân thƣơng mại của Việt Nam, REERt là tỷ giá thực đa phƣơng, GDPt là tổng sản phẩm quốc nội của Việt Nam, GDPt* tổng sản phẩm quốc nội trung bình của các nƣớc đối tác thƣơng mại lớn của Việt Nam. Giá trị chuỗi dữ liệu của các biến đều đƣợc đƣa về dạng logarit theo cơ số e. Mục đích của việc chuyển hóa dữ liệu sang dạng logarit tự nhiên nhằm giảm bớt biên độ biến động, cũng nhƣ một số quan sát có giá trị bất thƣờng của dữ liệu gốc và việc dùng dữ liệu dƣới dạng logarit giúp thuận lợi hơn trong việc phân tích dữ liệu.

3.3. Biến nghiên cứu và dữ liệu nghiên cứu

Biến nghiên cứu đƣợc thu thập theo quý giai đoạn từ quý 1 năm 2000 đến quý 4 năm 2015. Nguồn dữ liệu đƣợc lấy từ Niên giám Thống kê Việt Nam, Tổng cục Thống kê, Quỹ Tiền tệ Quốc tế,...Cuối cùng ngoài lọc dữ liệu từ niên giám thống kê tác giả còn tham khảo dữ liệu công bố thông tin vĩ mô trên cổng thông tin điện tử vietstock.

M2 là cung tiền mở rộng M2 từ nguồn IFS - IMF. Biến M2 thể hiện lập trƣờng của chính sách tiền tệ vì NHNN thông qua điều chỉnh cung tiền cơ sở sẽ nhanh chóng ảnh hƣởng đến cung tiền mở rộng M2 thông qua số nhân tiền tệ m.

NEER là tỷ giá danh nghĩa hiệu lực đa phƣơng giữa VND với 20 đối tác thƣơng mại chính gồm China, Japan, United States, Korea, Singapore, Thailand, Australia, Malaysia, Germany, Hongkong, Indonesia, France, UK, India, Netherlands, Switzerland, Philippines, Italy, Russian, Cambodia, Belgium, Spain, Canada, UAE và Brazil chiếm tỷ trọng 82.95% tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của Việt Nam. Nguồn DOTS-IMF và tính toán của tác giả. Tác giả không sử dụng biến REER để đo lƣờng tác động đến lạm phát vì REER đã điều chỉnh CPI và sử dụng NEER là hợp lý vì từ 1995 trở về đây Việt Nam đã giao thƣơng với rất nhiều nƣớc thƣơng mại khác nhau nên NEER đại diện cho rổ tiền tệ.

REER là tỷ giá thực đa phƣơng phản ánh mức độ cạnh tranh về giá của quốc gia và là cơ sở để đánh giá đồng nội tệ bị định giá cao hay thấp, REER đƣợc tính từ NEER nhƣ công thức 2.2.

IMP là chỉ số giá nhập khẩu của Việt Nam. Nguồn IMF

PPI là chỉ số giá sản xuất của Việt Nam. Nguồn IMF

TB là cán cân thƣơng mại đƣợc tính bằng cách lấy tỷ lệ giữa kim ngạch xuất khẩu và kim ngạch nhập khẩu trong từng quý. Trong đó, kim ngạch xuất khẩu và kim ngạch nhập khẩu của Việt Nam đƣợc lấy theo giá FOB. Nguồn số liệu đƣợc lấy từ thống kê tài chính quốc tế IFS.

𝐆𝐃𝐏𝐭 là tổng sản phẩm quốc nội của Việt Nam, số liệu đƣợc lấy từ Tổng cục Thống kê Việt Nam.

𝐆𝐃𝐏𝐭∗ là tổng sản phẩm quốc nội trung bình của 20 nƣớc đối tác thƣơng mại với Việt Nam đƣợc lấy từ Thống kê Tài chính Quốc tế IFS.

3.4. Phƣơng pháp xử lý số liệu

Đề tài sử dụng phƣơng pháp phân tích định lƣợng với sự trợ giúp của phần mềm Stata 12, Excel để đo lƣờng sự tác động của các biến trên. Trên cơ sở thu thập dữ liệu, tác giả tiến hành tính toán và mã hoá các biến trên phần mềm Excel, sau đó

nhập dữ liệu vào phần mềm Stata 12. Nội dung phân tích thông kê mô tả là tóm tắt các đặc trƣng của dữ liệu phản ánh một cách tổng quát. Bƣớc tiếp tác giả kiểm tra tính dừng bằng ADF, kiểm định đồng liên kết Johansen và chạy mô hình VECM.

Kiểm định tính dừng: Trƣớc khi chạy hồi quy ta phải kiểm tra tính dừng của dữ liệu để đảm bảo giả thiết của mô hình hồi quy cổ điển là các biến độc lập phải

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tác động của tỷ giá đến lạm phát và cán cân thương mại của việt nam (Trang 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(86 trang)