Biến nghiên cứu và dữ liệu nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tác động của tỷ giá đến lạm phát và cán cân thương mại của việt nam (Trang 39 - 40)

Biến nghiên cứu đƣợc thu thập theo quý giai đoạn từ quý 1 năm 2000 đến quý 4 năm 2015. Nguồn dữ liệu đƣợc lấy từ Niên giám Thống kê Việt Nam, Tổng cục Thống kê, Quỹ Tiền tệ Quốc tế,...Cuối cùng ngoài lọc dữ liệu từ niên giám thống kê tác giả còn tham khảo dữ liệu công bố thông tin vĩ mô trên cổng thông tin điện tử vietstock.

M2 là cung tiền mở rộng M2 từ nguồn IFS - IMF. Biến M2 thể hiện lập trƣờng của chính sách tiền tệ vì NHNN thông qua điều chỉnh cung tiền cơ sở sẽ nhanh chóng ảnh hƣởng đến cung tiền mở rộng M2 thông qua số nhân tiền tệ m.

NEER là tỷ giá danh nghĩa hiệu lực đa phƣơng giữa VND với 20 đối tác thƣơng mại chính gồm China, Japan, United States, Korea, Singapore, Thailand, Australia, Malaysia, Germany, Hongkong, Indonesia, France, UK, India, Netherlands, Switzerland, Philippines, Italy, Russian, Cambodia, Belgium, Spain, Canada, UAE và Brazil chiếm tỷ trọng 82.95% tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của Việt Nam. Nguồn DOTS-IMF và tính toán của tác giả. Tác giả không sử dụng biến REER để đo lƣờng tác động đến lạm phát vì REER đã điều chỉnh CPI và sử dụng NEER là hợp lý vì từ 1995 trở về đây Việt Nam đã giao thƣơng với rất nhiều nƣớc thƣơng mại khác nhau nên NEER đại diện cho rổ tiền tệ.

REER là tỷ giá thực đa phƣơng phản ánh mức độ cạnh tranh về giá của quốc gia và là cơ sở để đánh giá đồng nội tệ bị định giá cao hay thấp, REER đƣợc tính từ NEER nhƣ công thức 2.2.

IMP là chỉ số giá nhập khẩu của Việt Nam. Nguồn IMF

PPI là chỉ số giá sản xuất của Việt Nam. Nguồn IMF

TB là cán cân thƣơng mại đƣợc tính bằng cách lấy tỷ lệ giữa kim ngạch xuất khẩu và kim ngạch nhập khẩu trong từng quý. Trong đó, kim ngạch xuất khẩu và kim ngạch nhập khẩu của Việt Nam đƣợc lấy theo giá FOB. Nguồn số liệu đƣợc lấy từ thống kê tài chính quốc tế IFS.

𝐆𝐃𝐏𝐭 là tổng sản phẩm quốc nội của Việt Nam, số liệu đƣợc lấy từ Tổng cục Thống kê Việt Nam.

𝐆𝐃𝐏𝐭∗ là tổng sản phẩm quốc nội trung bình của 20 nƣớc đối tác thƣơng mại với Việt Nam đƣợc lấy từ Thống kê Tài chính Quốc tế IFS.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tác động của tỷ giá đến lạm phát và cán cân thương mại của việt nam (Trang 39 - 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(86 trang)