Phân tích mô hình tác động của tỷ giá đến cán cân thƣơng mại

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tác động của tỷ giá đến lạm phát và cán cân thương mại của việt nam (Trang 52 - 55)

4.2.2.1. Kiểm định ADF

Để thực hiện kiểm định đơn vị gốc trong mô hình nghiên cứu tác động của tỷ giá đến cán cân thƣơng mại tác giả cũng sử dụng kiểm định ADF, giá trị t ƣớc lƣợng của các hệ số trong các mô hình sẽ theo phân phối xác suất τ (tau statistic, τ = giá trị hệ số ƣớc lƣợng/sai số của hệ số ƣớc lƣợng). Giá trị tới hạn τ đƣợc xác định dựa trên bảng giá trị tính sẵn của Mackinnon (1996). Giá trị tới hạn này cũng đƣợc tính sẵn khi kiểm định ADF bằng phần mềm Stata 12. Kết quả phân tích đƣợc trình bày ở Bảng 4.5.

Bảng 4.5. Kiểm định ADF trong mô hình cán cân thƣơng mại

Mô hình T-test

Mackinnon’s critical value

Kết quả 1% 5% 10% LNTB -2.537 -3.567 -2.923 -2.596 Không dừng LNREER -1.952 Không dừng LNGDP* -1.257 Không dừng LNGDPVN -1.747 Không dừng ∆LNTB -5.438 Dừng ∆LNREER -4.358 Dừng ∆𝐋𝐍𝐆𝐃𝐏 ∗ -7.000 Dừng ∆𝐋𝐍𝐆𝐃𝐏𝐕𝐍 -8.449 Dừng

Nguồn: Trích xuất dữ liệu Stata

Theo Bảng 4.5, Để kiểm định tính dừng của dãy số liệu, tác giả sử dụng phƣơng pháp kiểm định ADF (Augmented Dickey – Fuller). Với các số liệu thu thập đƣợc để ƣớc lƣợng mô hình cán cân thƣơng mại của Việt Nam, bảng 3.4 cho thấy tất cả các biến trong mô hình là chuỗi thời gian không dừng ở I(0) và đều dừng ở sai phân bậc một I(1).

4.2.2.2. Kiểm định đồng liên kết Johansen

Tiếp theo nghiên cứu sẽ tiến hành kiểm tra mối quan hệ ngắn hạn dài hạn giữa các biến số nghiên cứu trong mô hình ảnh hƣởng của NEER đến cán cân thƣơng mại. Để nhận biết đƣợc mối quan hệ đó, chúng ta sử dụng kiểm định đồng liên kết phức tạp của Johansen bằng cách sử dụng biến trễ 1 năm dựa trên tiêu chuẩn AIC. Kết quả phân tích dữ liệu nhƣ Bảng 4.6:

Bảng 4.6. Kiểm định đồng liên kết trong mô hình cán cân thƣơng mại

H1 Max statstic 5% critical value Trace statstic 5% critical value r=0 r>0 37.5103 27.07 61.0210 47.21 r ≤ 1 r>1 31.6634 20.97 23.5108 29.68 r ≤ 2 r>2 6.9527 14.07 11.8473 15.41 r ≤ 3 r>3 4.8947 3.76 4.8947 3.76

Nguồn: Trích xuất Stata

Tƣơng tự kết quả ở Bảng 4.3, kết quả ở Bảng 4.6 cho thấy cả hai kiểm định mà Johansen đƣa ra là kiểm định vết ma trận (trace) và kiểm định giá trị riêng cực đại của ma trận (Max – eigenvalue) đều bác bỏ giả thuyết không tồn tại vectơ đồng liên kết hay khẳng định tồn tại vectơ đồng liên kết ở mức ý nghĩa 5%. Chứng minh rằng có mối quan hệ dài hạn (đồng liên kết) giữa các biến nghiên cứu.Từ đó mô hình đồng liên kết giữa các biến đƣợc hồi quy để xác định mối quan hệ dài hạn giữa các biến nghiên cứu.

4.2.2.4. Phân tích mô hình VECM

Thành phần hiệu chỉnh sai số của VECM có dạng một vectơ đồng tích hợp thể hiện mối quan hệ đồng tích hợp giữa các biến. Vectơ đồng tích hợp này ràng buộc các hành vi trong dài hạn của biến nội sinh trong khi cho phép sự biến động ở một mức độ nhất định trong ngắn hạn. Nhờ có lý thuyết đồng tích hợp giữa các biến nên VECM có thể ƣớc lƣợng đƣợc với các chuỗi không dừng (I(1)) nhƣng có quan hệ đồng tích hợp mà không bị hồi quy giả mạo. Kết quả hồi quy:

Bảng 4.7. Kết quả hồi quy mô hình VECM trong mô hình cán cân thƣơng mại

beta | Coef. Std. Err. z P>|z| [95% Conf. Interval]

deltalnreer | 1.034693 0.0496517 6.99 0.000 0.2496208 0.444252

deltalngdp | -1.40295 0 .0120971 -2.44 0.015 -0.0058161 -0.053236

deltalngdpx | 0.028921 0 .010256 2.82 0.005 0.0490224 0.008819

_cons | .6542445 . . . . .

Nguồn : Trích xuất dữ liệu Stata

Kếtquả trong mô hình cho thấy trong dài hạn các biến số đều ảnh hƣởng đến cán cân thƣơng mại và dấu của các hệ số ƣớc lƣợng đƣợc đƣa vào mô hình đều phù hợp với lý thuyết. Đầu tiên, xem xét hệ số co giãn của REER với cán cân thƣơng mại Việt Nam. Theo kết quả trong hệ số tƣơng quan giữa REER với cán cân thƣơng mại là 1.034%, nghĩa là khi REER tăng lên 1% thì thặng dƣ trong cán cân thƣơng mại sẽ tăng lên 1.034%. Điều này cho thấy REER có tác động tích cực đến cán cân thƣơng mại.

Thu nhập quốc dân thực trong nƣớc tăng lên sẽ làm cho cán cân thƣơng mại bị thâm hụt, cụ thể khi thu nhập quốc dân trong nƣớc tăng lên 1% thì cán cân thƣơng mại sẽ tăng mức thâm hụt 1.4%. Ngƣợc lại, khi thu nhập quốc dân thực trung bình của 20 nƣớc tăng lên sẽ làm cho cán cân thƣơng mại Việt Nam thặng dƣ trong dài hạn. Cụ thể, trong mô hình này, khi thu nhập quốc dân nƣớc ngoài tăng lên 1% thì cán cân thƣơng mại Việt Nam sẽ tăng mức thặng dƣ lên 0.028%.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tác động của tỷ giá đến lạm phát và cán cân thương mại của việt nam (Trang 52 - 55)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(86 trang)