Thực trạng chất lượng và hoạt động quản lý chất lượng nước mặt

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực trạng chất lượng và đề xuất giải pháp quản lý chất lượng nước sông đáy thuộc huyện chương mỹ, thành phố hà nội​ (Trang 30 - 36)

sông Đáy thuộc huyện Chương Mỹ, Thành phố Hà Nội

Để tiến hành đánh giá thực trạng chất lượng và hoạt động quản lý chất lượng nước mặt sông Đáy tại khu vực huyện Chương Mỹ, đề tài sử dụng các phương pháp sau:

Phương pháp kế thừa tài liệu: Kế thừa tài liệu là sử dụng những tư liệu được công bố của các công trình nghiên cứu khoa học, các văn bản mang tính pháp lý, những tài liệu điều tra cơ bản của các cơ quan có thẩm quyền… liên quan đến chất lượng nước mặt khu vực sông Đáy.

hương pháp điều tra ngoại nghiệp

- Phương pháp điều tra thực tế: Khảo sát khu vực sông Đáy, từ đó xác định được số điểm lấy mẫu đặc trưng cho khu vực nghiên cứu. Tọa độ các điểm lấy mẫu cụ thể Bảng 3.2:

Bảng 2.2. Tọa độ vị trí quan trắc chất lƣợng môi trƣờng nƣớc sông Đáy, huyện Chƣơng Mỹ

STT Tên điểm quan

trắc Mục đích quan trắc

Vị trí lấy mẫu (tọa độ VN 2000) Kinh độ Vĩ độ

1 Xã Thụy Hương Đánh giá chất lượng sông Đáy qua vào Chương Mỹ

2313177 576041

2 Xã Thụy Hương

Đánh giá chất lượng sông Đáy khi đi qua địa phận Chương Mỹ

2311832 575150

3 Xã Lam Điền

Đánh giá chất lượng sông Đáy khi đi qua địa phận Chương Mỹ

2311322 575838

4 Xã Lam Điền

Đánh giá chất lượng sông Đáy khi

đi qua địa phận Chương Mỹ 2310500 576636

5 Xã Lam Điền

Đánh giá chất lượng sông Đáy và ảnh hưởng của hoạt động sinh hoạt của dân ở hai bên sông

2309411 576516

6 Xã Hoàng Diệu

Đánh giá chất lượng sông Đáy và ảnh hưởng của hoạt động sinh hoạt của dân ở hai bên sông

2308690 575751

7 Xã Hoàng Diệu

Đánh giá chất lượng sông Đáy và ảnh hưởng của hoạt động sinh hoạt của dân ở hai bên sông

2307607 576850

8 Xã Hoàng Diệu Đánh giá chất lượng sông Đáy

khi đi qua địa phận Chương Mỹ 2306567 578454 9 Xã Văn Võ Đánh giá chất lượng sông Đáy

khi đi qua địa phận Chương Mỹ 2305513 576142 10 Xã Văn Võ Đánh giá chất lượng sông Đáy

khi đi qua địa phận Chương Mỹ 2305513 576142 - Phương pháp phỏng vấn: Đề tài tiến hành phỏng vấn 100 hộ dân thuộc 4 xã có sông Đáy chảy qua để nắm bắt qua về thực trạng chất lượng nước sông Đáy đoạn chảy qua huyện Chương Mỹ.

- Đối tượng phỏng vấn: Là những hộ dân sống gần khu vực sông Đáy, những hộ sản xuất nông nghiệp gần khu vực sông Đáy, cán bộ các xã chịu trách nhiệm quản lý môi trường.

- Nội dung phỏng vấn: Được thực hiện dưới dạng mẫu anket (PHỤ LỤC 01)

hương pháp lấy mẫu và bảo quản mẫu

Trước khi lấy mẫu cần xác định khu vực và địa điểm lấy mẫu. Các mẫu được lấy từ sông Đáy đoạn chảy qua huyện Chương Mỹ, TP Hà Nội.

Tiến hành lấy mẫu tại 10 vị trí quan trắc trên sông Đáy trong 02 đợt năm 2018 (đợt tháng 6/2018 và đợt 2 tháng 8/2018) thể hiện ở 10 thông số quan trắc: pH, Ôxy hòa tan (DO), Tổng chất rắn lơ lửng (TSS), Độ đục, BOD5

(20oC), COD, Amoni (NH4+) (tính theo N), Nitrat (NO3-) (tính theo N), Phosphat (PO43-) (tính theo P), Coliform. Trong đó thông số pH và DO được đo tại hiện trường. Các thông số còn lại được bảo quản và phân tích trong Phòng thí nghiệm.

- Nguyên tắc lấy mẫu:

+ Không làm xáo trộn các tầng nước;

+ Mẫu nước được lấy phải có tính đại diện cao;

+ Cần tránh lấy mẫu ở những khu vực đặc biệt như v ng nước đọng, cỏ dại mọc nhiều và có nước ngầm xâm nhập vào;

+ Dụng cụ lấy mẫu và dụng cụ đựng phải được rửa sạch và phải áp dụng các biện pháp cần thiết bằng các chất tẩy rửa và các dung dịch axit để tránh sự biến đổi của các mẫu đến mức độ tối thiểu, với phân tích vi sinh vật thì dụng cụ lấy mẫu phải vô tr ng.

- Xử lý ban đầu: T y theo chỉ tiêu nghiên cứu mà mẫu được xử lý trước

khi phân tích. Đây là công việc nhằm đảm bảo sự ổn định của nồng độ chất có trong mẫu từ lúc lấy mẫu đến lúc phân tích để tránh các hiện tượng kết tủa, phân hủy chất phân tích.

- Vận chuyển mẫu: Đây là quá trình nhằm đưa mẫu từ địa điểm lấy mẫu

vềphòng phân tích. Trước khi vận chuyển mẫu phải được để an toàn trong các dụng cụ chuyên dụng, tránh nhiễm bẩn, mất màu.

- Cách bảo quản mẫu: Một số mẫu lấy về được thực hiện và phân tích

ngay. Các mẫu chưa phân tích ngay được xử lý bằng axit HNO3 và được bảo quản trong tủ lạnh để chống sự oxi hóa. Mẫu d ng để xác định chất rắn lơ lửng thì nên phân tích ngay,nếu chưa phân tích thì phải bảo quản ở nhiệt độ

4oC nhằm ngăn ngừa sự phân hủy chất hữu cơ bởi vi sinh vật, hay với mẫu d ng phân tích kim loại thì phải thêm axit vào.

- Dụng cụ lấy mẫu: Lấy mẫu bằng dụng cụ chuyên dụng, d ng chai nước khoáng có thể tích 500 ml, dây gai hoặc dây nilon dài 1-2m, băng dính, gậy tre dài 1-2m, bút đánh dấu…

- Cách lấy mẫu: Mẫu nước được lấy ở giữa dòng bằng cách: buộc dây

vào chai có nút giật vào gậy tre sao cho đủ độ cân bằng để chai chìm được xuống nước; thả chai xuống vị trí cần lấy mẫu thì giật nút cho nước chảy vào chai, khi nước đã đầy thì kéo từ từ chai lên, tháo dây ra, lau khô bên ngoài chai, đậy nắp và quấn băng dính quanh nắp chai để tránh bị rơi nước trong quá trình vận chuyển; d ng bút viết kí hiệu và các thông tin về mẫu nước ra ngoài chai. Cuối c ng cho các mẫu nước cần phân tích vào trong hộp xốp. Các mẫu sau khi lấy được bảo quản và vận chuyển đến phòng thí nghiệm để phân tích.

- Thời gian lấy mẫu: Cả hai đợt tháng 6 và tháng 8 luận văn tiến hành lẫy mấu vào cùng khoảng thời gian: buổi sang từ 8h30-9h30.

hương pháp phân tích mẫu

Tiến hành các phép đo trực tiếp tại địa điểm lấy mẫu để xác định các chỉ tiêu đánh giá chất lượng của nước là màu sắc, m i vị, nhiệt độ, pH, độ đục

- Màu sắc m i vị: Quan sát cảm quan.

- Nhiệt độ: Đo bằng nhiệt kế tại địa điểm lấy mẫu. - Độ pH: TCVN 6492:2011.

Tiến hành phân tích trong phòng thí nghiệm để xác định hàm lượng các thông số: Chất rắn lơ lửng (SS), nhu cầu Oxy sinh hóa (BOD5), Oxy hóa học (COD), chỉ số Oxy hòa tan (DO), Amoni (NH4+) (tính theo N), Nitrat (NO3-) (tính theo N), Phosphat (PO43-) (tính theo P), Coliform.

Các phương pháp thử nghiệm được sử dụng là các phương pháp tiêu

chuẩn đã được ban hành: TCVN, SMEWWvà phương pháp nội bộ của Phòng thí nghiệm đã được công nhận.

Tổng hợp các số liệu quan trắc, phân tích tại 10 vị trí quan trắc trong 02 đợt năm 2018 để nghiên cứu biến động tính chất nước mặt sông Đáy. Kết hợp với những xu thế biến đổi về kinh tế xã hội nhằm lựa chọn và đề xuất giải pháp giảm thiếu thích hợp.

hương pháp so sánh: Từ các số liệu quan trắc, phân tích đưa ra kết luận về các thành phần môi trường.

Hiện nay, để đánh giá chất lượng nước mặt các nguồn tiếp nhận, đặc biệt là sông, suối, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã ban hành Quy chuẩn Việt nam QCVN 08-MT:2015/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước mặt. Việc phân hạng nguồn nước mặt nhằm đánh giá và kiểm soát chất lượng nước, phục vụ cho các mục đích sử dụng nước khác nhau:

Cột A1: Chất lượng nước sử dụng tốt cho mục đích cấp nước sinh hoạt (sau khi áp dụng xử lý thông thường), bảo tồn động thực vật thủy sinh và các mục đích khác như loại A2, B1, B2.

Cột A2: Chất lượng nước sử dụng tốt cho mục đích cấp nước sinh hoạt nhưng phải áp dụng công nghệ xử lý phù hợp hoặc các mục đích sử dụng khác như loại B1, B2.

Cột B1: Chất lượng nước dùng cho mục đích tưới tiêu thủy lợi hoặc các mục đích sử dụng khác có yêu cầu chất lượng nước tương tự hoặc các mục đích sử dụng như loại B2.

Cột B2: Chất lượng nước dùng cho giao thông thủy và các mục đích khác với yêu cầu chất lượng nước thấp.

Đánh giá chất lượng nước theo WQI

WQI (Water Quality Index) được xuất hiện đầu tiên ở Mỹ vào thập niên 70 và hiện đang được áp dụng rộng rãi. Hiện nay, chỉ số WQI được triển khai nghiên cứu và sử dụng rộng rãi ở nhiều quốc gia như Ấn Độ, Canada, Chilê, Anh, Đài Loan, Úc, Malaysia. Một trong những bộ chỉ số nổi tiếng, được áp

dụng rộng rãi trên thế giới là bộ chỉ số WQI-NSF của Quỹ vệ sinh Quốc gia Mỹ NSF (National Sanitation Foundation - Water Quality Index). Tại Việt Nam đã có nhiều nghiên cứu và đề xuất và áp dụng về bộ chỉ số chất lượng nước như các WQI-2 và WQI-4 được sử dụng để đánh giá số liệu chất lượng nước trên sông Sài Gòn tại Phú Cường, Bình Phước và Phú An trong thời gian từ 2003 đến 2007.

Hiện nay, để thống nhất cách tính toán chỉ số chất lượng nước Tổng cục Môi trường đã chính thức ban hành Sổ tay hướng dẫn kỹ thuật tính toán chỉ số chất lượng nước theo Quyết định số 879/QĐ-TCMT ngày 01 tháng 07 năm 2011 của Tổng cục Môi trường. Theo Quyết định chỉ số chất lượng nước được áp dụng đối với số liệu quan trắc môi trường nước mặt lục địa và áp dụng đối với cơ quan quản lý nhà nước về môi trường, các tổ chức, cá nhân có tham gia vào mạng lưới quan trắc môi trường và tham gia vào việc công bố thông tin về chất lượng môi trường cho cộng đồng. Theo hướng dẫn Chỉ số chất lượng nước (viết tắt là WQI) là một chỉ số được tính toán từ các thông số quan trắc chất lượng nước, d ng để mô tả định lượng về chất lượng nước và khả năng sử dụng của nguồn nước đó.

WQI được hướng dẫn và ban hành theo Quyết định số 879/QĐ-TCMT của Tổng cục Môi trường để tính toán WQI cho các thông số: pH, DO, độ đục, BOD5, COD, TSS, N-NH4

+

, P-PO4 3-

, Coliform theo công thức sau:

3 / 1 2 1 5 1 2 1 5 1 100          b c b a a pH WQI WQI WQI WQI WQI Trong đó:

- WQIa: Giá trị WQI đã tính toán đối với 05 thông số: DO, BOD5, COD,

N-NH4+, P-PO43-

- WQIb: Giá trị WQI đã tính toán đối với 02 thông số: TSS, độ đục.

- WQIc: Giá trị WQI đã tính toán đối với thông số Coliform. - WQIpH: Giá trị WQI đã tính toán đối với thông số pH.

Bảng 2.3. Phân loại chất lƣợng nƣớc mặt theo chỉ số chất lƣợng nƣớc (WQI)

Giá trị WQI Mức đánh giá chất lƣợng nƣớc Màu

91 - 100 Sử dụng tốt cho mục đích cấp nước sinh hoạt 76 - 90 Sử dụng cho mục đích cấp nước sinh hoạt

nhưng cần các biện pháp xử lý phù hợp 51 - 75 Sử dụng cho mục đích tưới tiêu và các mục

đích tương đương khác

26 - 50 Sử dụng cho giao thông thủy và các mục đích tương đương khác

0 - 25 Nước ô nhiễm nặng, cần các biện pháp xử lý trong tương lai

Nguồn: Quyết định số 879/QĐ-TCMT

Số liệu quan trắc đưa vào tính toán đã qua xử lý, đảm bảo đã loại bỏ các giá trị sai lệch, đạt yêu cầu đối với quy trình quy phạm về đảm bảo và kiểm soát chất lượng số liệu.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực trạng chất lượng và đề xuất giải pháp quản lý chất lượng nước sông đáy thuộc huyện chương mỹ, thành phố hà nội​ (Trang 30 - 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(92 trang)