Giải pháp về hỗ trợ tài chính đối với hộ gia đình bị ảnh hưởng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực trạng chất lượng và đề xuất giải pháp quản lý chất lượng nước sông đáy thuộc huyện chương mỹ, thành phố hà nội​ (Trang 80)

Xây dựng các đơn giá về phí dịch vụ theo nguyên tắc “người gây ô nhiễm phải trả tiền” và “trả phí gây ô nhiễm”; tu bổ các kênh, mương và nâng cấp các hệ thống tưới tiêu bị xuống cấp trầm trọng tại từng xã nhằm tránh gây ảnh hưởng đến nguồn nước ngầm.

Hằng năm có những đợt rà soát, thống kê danh sách các hộ gia đình bị ảnh hưởng bởi chất lượng nước sông căn cứ vào: vị trí bị tác động, mức độ ảnh hưởng cũng như các loại bệnh ngoài da để có những chính sách hỗ trợ đối với các hộ gia đình bị ảnh hưởng.

KẾT LUẬN, TỒN TẠI & KIẾN NGHỊ 1. Kết luận

Luận văn “Đánh giá thực trạng chất lượng và đề xuất giải pháp quản lý chất lượng nước sông Đáy thuộc huyện Chương Mỹ, thành phố Hà Nội”

đã đạt được một số kết quả cụ thể như sau:

1) Luận văn nghiên cứu, đánh giá chất lượng nước và ô nhiễm nguồn nước sông Đáy đoạn chảy qua huyện Chương Mỹ, thành phố Hà Nội:

- Qua kết quả nghiên cứu nhận thấy chất lượng nước sông Đáy đoạn Thụy Hương đến Văn Võ bị ô nhiễm. Điều này thể hiện qua hàm lượng các thông số chỉ mức độ ô nhiễm hữu cơ, dinh dưỡng, vi sinh không đạt GTGH B1 của Quy chuẩn QCVN 08:2015/ BTNMT, nước dùng cho mục đích tưới tiêu thủy lợi. Hàm lượng các thông số chất lượng nước đoạn từ Thụy Hương đến xã Văn Võ thường cao hơn GHCP B1, đặc biệt là hàm lượng photphat, mật độ coliform có thể gấp đôi lần GHCP B1. Nguyên nhân là do các dòng thải từ hoạt động sinh hoạt hai bên bờ sông.

- Về cơ bản chất lượng nước sông Đáy đã có dấu hiệu ô nhiễm ô nhiễm hữu cơ, ô nhiễm vi sinh và ô nhiễm dinh dưỡng. Tuy nhiên, mức độ ô nhiễm nước sông tại thời gian nghiên cứu chưa đến mức quá nghiên trọng và chỉ xảy ra cục bộ ở một số điểm như những nơi tập trung đông dân cư.

- Luận văn đã xác định nguồn thải ảnh hưởng chủ yếu đến chất lượng nước sông Đáy là nước thải công nghiệp chảy từ thượng nguồn, nước thải nông nghiệp, nước thải sinh hoạt phát sinh tại khu vực các xã nghiên cứu, nước thải chăn nuôi lợn, gà và rác thải sinh hoạt của người dân.

- Tình hình diễn biến khó lường càng ngày càng nghiêm trọng theo chiều hướng xấu đi cần có những biện pháp tác động nhằm giảm thiểu ô nhiễm. Nếu không hạn chế các nguồn gây ô nhiễm, nhất là từ sản xuất

công nghiệp, làng nghề ngay từ bây giờ, thì sẽ có nguy cơ trở thành “dòng sông không còn sự sống”

- Luận văn bước đầu đã đánh giá mức độ ảnh hưởng của chất lượng nước sông Đáy đến môi trường sinh thái và con người thông qua điều tra thực địa và tiến hành phỏng vấn 100 hộ dân trên địa bà 4 xã: Thụy Hương, Lam Điền, Hoàng Diệu, Văn Võ.

2) Luận văn cũng đã đề xuất một số giải pháp trong công tác quản lý, cải thiện chất lượng và bảo vệ nguồn nước, tránh ô nhiễm và phát triển bền vững cho khu vực sông Đáy: Nâng cao nhận thức cộng đồng, giải pháp quản lý, giải pháp kỹ thuật, xây dựng mạng lưới quan trắc và thu thập thông tin.

2. Tồn tại

Luận văn mới chỉ tập trung vào đánh giá hiện trạng ô nhiễm và chất lượng nước sông Đáy trong 4 xã chịu tác động mạnh, đoạn chảy qua khu đông dân cư của huyện Chương Mỹ vì vậy phạm vi không gian nghiên cứu của đề tài còn tương đối hẹp, mang tính cục bộ.

Thời gian thực hiện đề tài vào m a nước dâng, nên kết quả đánh giá chất lượng nước sông Đáy chưa mang tính bao quát.

Quá trình thực hiện đề tài còn gặp nhiều khó khăn nên việc thu thập thông tin, số liệu còn chưa đầy đủ; số liệu phân tích nước mặt chỉ thực hiện được một số thông số đơn giản, các thông số về hàm lượng hóa chất bảo vệ thực vật hay thuốc trừ cỏ, kim loại nặng… còn chưa thu thập được. Do đó việc đánh giá chất lượng hay xác định nguồn gây ô nhiễm nước mặt sông Đáy chưa hiệu quả.

3. Kiến nghị

Từ các kết quả trên, tôi xin đề xuất một số kiến nghị như sau:

- Cần nghiên cứu đánh giá chất lượng nước sông Đáy trên phạm vi rộng hơn (toàn bộ huyện Chương Mỹ) cùng với nhiều các thông số hơn: như kim loại nặng Zn,

Cu,Asen; tổng dầu mỡ; hàm lượng thuốc bảo vệ thưc vật…để có thể đưa ra được những nhận định mang tính bao quát hơn về chất lượng môi trường khu vực nghiên cứu.

- Cần tiến hành các đề tài xác định ngưỡng chịu tải của từng chỉ tiêu môi trường đối với chất lượng nước lưu vực sông Đáy làm cơ sở để ra các biện pháp tổng thế, trong đó biện pháp quan trọng là kiểm soát các nguồn thải.

- Cần có thêm những công trình nghiên cứu cụ thể về sông Đáy, đặc biệt là chất lượng nước để quản lý và nâng cao chất lượng nước sông.

TÀI LIỆU THAM KHẢO Tài liệu Tiếng Việt

1. Bộ Tài nguyên và Môi trường (2006), Báo cáo môi trường quốc gia 2006,

Bộ Tài nguyên và Môi trường;

2. Bộ Tài nguyên và Môi trường (2009), Báo cáo tình hình xử lý ô nhiễm môi trường, ô nhiễm các dòng sông tại các vùng kinh tế trọng điểm, Bộ Tài nguyên và Môi trường;

3. Bộ Tài nguyên và môi trường, Báo cáo hiện trạng môi trường giai đoạn 2011- 2015;

4. Bộ Tài nguyên và Môi trường, Báo cáo môi trường quốc gia năm 2012; Bộ Tài nguyên và Môi trường;

5. Nguyễn Mạnh Chung (2009), Đánh giá ô nhiễm nước và quản lý các nguồn gây ô nhiễm lưu vực sông Nhuệ - sông Đáy, Đồ án tốt nghiệp ngành thuỷ văn môi trường, Trường Đại học Thủy lợi, Hà Nội;

6. Nguyễn Văn Cừ và nnk (2005), Xây dựng đề án tổng thể bảo vệ môi trường lưu vực sông Nhuệ - sông Đáy, Báo cáo tổng kết đề án cấp nhà nước, Hà Nội; 7. Nguyễn Thị Phương Loan (2003), Giáo trình tài nguyên nước, Đại học Khoa học Tự nhiên, Đại học Quốc gia Hà Nội;

8. Nguyễn Thị Bích Ngọc (2015), Nghiên cứu ứng dụng mô hình Basins phục vụ quản lý chất lượng nước lưu vực sông Nhuệ- Đáy, Đại học khoa học tự nhiên;

9. Dương Thị Hồng Nhung (2010), Đánh giá hiện trạng môi trường nước và trầm tích lưu vực sông Đáy, luận văn thạc sỹ khoa học, Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, Đại học Quốc gia Hà Nội;

10. Lê Vũ Việt Phong (2006), Nghiên cứu áp dụng mô hình toán MIKE 11 tính toán chất lượng nước sông Nhuệ & sông Đáy, Viện khí tượng Thủy văn trường Đại học Thủy lợi;

11. Sở Tài nguyên và Môi trường Hà Nội (2010), Đề án quản lý bảo vệ môi trường, quản lý sử dụng đất đai lưu vực sông Nhuệ;

12. Nguyễn Thanh Sơn (2005), Đánh giá tài nguyên nước Việt Nam, Nhà xuất bản Giáo dục, Hà Nội;

13. Tống Khánh Thượng (2005), Ứng dụng mô hình đánh giá chất lượng nước lưu vực sông Nhuệ phục vụ công tác quản lý môi trường, Đại học khoa học tự nhiên; 14. Trung tâm quan trắc và phân tích Tài nguyên môi trường Hà Nội (2011, 2012), Báo cáo quan trắc môi trường lưu vực sông Nhuệ - Đáy, Hà Nội;

15. Trung tâm Tư vấn Khí tượng Thủy văn và Môi trường (2010),“Ứng dụng mô hình toán đánh giá một số tác động của Biến đổi khí hậu lên chất lượng nước lưu vực sông Nhuệ - Đáy” , Viện KH KTTV&MT;

16. Uỷ ban nhân dân huyện Chương Mỹ, Báo cáo kết quả thực hiện Nghị quyết HĐND huyện về phát triển KT- XH, AN - Q 9 tháng đầu năm, phương hướng nhiệm vụ 3 tháng cuối năm 2018

17. Viện khoa học khí tượng thủy văn môi trường Khảo sát hiện trạng tài nguyên nước lưu vực sông Nhuệ - Đáy, ;

Tài liệu Tiếng Anh

18. Nguyen Duc Quang (2003), Application of Surface water quality modeling of the Ping river, Thailan, Master of Science in environmental Scienc

19. Ho Thi Lam Tra (2000), Heavy metal polution agricultural soil and river sediment in Ha Noi sediment in Ha Noi, Vietnam, thesis of agricultural Sciences Doctor, Laboratory of soil Sciences.

PHỤ LỤC

PHỤ LỤC 01

PHIẾU ĐIỀU TRA CHẤT LƢỢNG & HIỆN TRẠNG SỬ DỤNG NƢỚC SÔNG ĐÁY

A. THÔNG TIN CÁ NHÂN

Họ và tên:………...

Tuổi:……….Nam/Nữ:………..

Địa chỉ:………...

Nghề nghiệp:……… .………

B. THÔNG TIN VỀ HIỆN TRẠNG SỬ DỤNG NGUỒNNƢỚC 1. Nguồn nƣớc sử dụng hằng ngày cho sinh hoạt: a. Nước cấp b. Nước giếng c.Nước mưa d.Nước sông Đáy e. Nguồn khác 2. Nguồn nƣớc sử dụng cho sản xuất, tƣới tiêu a. Nước cấp b.Nước giếng c.Nước mưa d.Nước sông Đáy e. Nguồn khác 3.Ảnh hƣởng của nguồn nƣớc đang sử dụng tới sức khỏe của gia đình: a. Ngứa, dị ứng b.Đau mắt c. Đau bụng d. Không ảnh hưởng e.Ý kiến khác C. THÔNG TIN VỀ ĐÁNH GIÁ CẢM QUAN CHẤT LƢỢNG NGUỒNNƢỚC SÔNG ĐÁY 1.Màu: a. Trong b.Vàng c. Đục d.Khác 2.Mùi: a. Không mùi b. Hơicómùi c. M i nặng d. Khác:……

3. Cách sử dụng cho hoạt động tƣới tiêu: a.Tưới trực tiếp b. Pha loãng c.Ý kiến khác…

4. Đánh giá chung về nguồnnƣớc sông

a. D ng tốt cho sinh hoạt và tưới tiêu b.Không d ng được cho sinh hoạt, chỉ d ng cho tưới tiêu

c. Không dùng được

ĐÁY

1.Ở địa phƣơng đã có cống thoát nƣớc chƣa? a. Có b. Chưa

2. Nếu có, anh/chị có sử dụng cống thoát nƣớc này không?

a. Có b. Không, lý do

3. Lƣợng nƣớc sau khi sử dụng đƣợc thải bỏ nhƣ thếnào?

a. Đổ trực tiếp ra sông Đáy b. Đổ vào hố thu gom c. Đổ vào cống thoát nước d.Khác ……

4. Rác thải phát sinh từ nhữngnguồnnào?

a. Sinh hoạt b. Trồng trọt c. Chăn nuôi d. Khác:……….

5. Rác thải gồm những thànhphầnnào?

a. Bao bì nhựa, sành sứ,… (vô cơ) b. Phân động vật, rơm rạ,… (hữucơ)

6. Rác thải đƣợc xử lý nhƣ thế nào?

a.Vứt ra sông, rạch b. Chôn vào đất c. Đốt d. Có dịch vụ thu gom

7. Vị trí khảo sát gần khu vực nào?

a. Gần nơi trồng trọt b. Gần khu chăn nuôi (Quy mô gia đình/lớn):………

c. Gần sông (Đoạn nào:……) d. Ý kiến khác:………

E. THÔNG TIN VỀ QUÀN LÝ CHẤT LƢỢNG MÔI TRƢỜNG NƢỚC MẶT SÔNG ĐÁY

1. Các cán bộ có tuyên truyền, vận động ngƣời dân giữ gìn vệ sinh môi trƣờng sông Đáy hay ko?

2. Tuần suất thu gom làm sạch sông thƣờng bao nhiêu lâu 1 lần?

a. 1 tuần/lần b. 1 tháng/lần c. 1 năm/ lần d. Không dọn dẹp bao giờ e. Ý kiến khác.

3. Anh chị nhận định nhƣ nào mức độ ô nhiễm của sông Đáy hiện nay

a. Ô nhiễm nặng (nước màu đen, có m i nặng) b. Ô nhiễm ( nước đục, có m i) c. Không biết (không ô nhiễm)

TRƢỜNG SINH THÁI VÀ CON NGƢỜI

1. Anh chị có biết sông Đáy hiện nay đang bị ô nhiễm không?

a. Có b. Không

2. So với thời gian trƣớc đây, số lƣợng các loài sinh vật dƣới nƣớc nhƣ tôm, cua, cá, ốc… nhƣ thế nào?

a. Phong phú, đa dạng hơn b. Số lượng giảm c. Không biết

XIN CẢM ƠN NHỮNG Ý KIẾN ĐÓNG GÓP CỦA ANH/CHỊ

PHỤ LỤC 02

MỘT SỐ HÌNH ẢNH TRONG QUÁ TRÌNH THỰC HIỆN LUẬN VĂN

Sông Đáy đoạn chảy qua Chƣơng Mỹ

Nƣớc thải sinh hoạt, chăn nuôi từ các hộ dẫn ra sông Đáy

Chất thải rắn tập kết ở một đoạn sông Đáy thuộc xã Hoàng Diệu

Địa điểm tiến hành phân tích mẫu nƣớc

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực trạng chất lượng và đề xuất giải pháp quản lý chất lượng nước sông đáy thuộc huyện chương mỹ, thành phố hà nội​ (Trang 80)