Ảnh hưởng của suy thoái chất lượng nước sông đến con người

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực trạng chất lượng và đề xuất giải pháp quản lý chất lượng nước sông đáy thuộc huyện chương mỹ, thành phố hà nội​ (Trang 73)

75% 20%

5%

Mùi hôi, thối Mùi hôi Không mùi

Bệnh tật có liên quan đến ô nhiễm nguồn nước đã từ lâu được xem là một mối đe dọa lớn đối với sức khỏe cộng đồng, đặc biệt các bệnh như: bệnh ung thư, bệnh thiếu máu, bệnh AntaiAntai, bệnh viêm gan A, bệnh tả, bệnh đường tiêu hóa và các bệnh ngoài da... Tác hại ô nhiễm môi trường nước đối với sức khỏe con người chủ yếu do môi trường nước bị ô nhiễm vi trùng, vi khuẩn và các chất ô nhiễm hữu cơ, ô nhiễm kim loại nặng (Asen, Cadimi, thủy ngân,...) và ô nhiễm các hóa chất độc hại. Hiện nay, vẫn còn nhiều hộ dân sử dụng nước sông, ao hồ, kênh rạch để phục vụ sinh hoạt hàng ngày. Do đó ảnh hưởng đến sức khỏe, nguy cơ nhiễm các bệnh về đường tiêu hóa là rất lớn. Việc tắm nước sông, thậm chí cả nước ao hồ bị nhiễm nhiều loại mầm bệnh là nguyên nhân gây đau mắt, viêm da, viêm tai, ghẻ lở, nấm da và nhiều loại bệnh khác.

Ảnh hưởng của ô nhiễm nước đối với sức khỏe con người có thể thông qua hai con đường: một là do ăn uống phải nước bị ô nhiễm hay các loại rau quả và thủy hải sản được nuôi trồng trong nước bị ô nhiễm; hai là do tiếp xúc với môi trường nước bị ô nhiễm trong quá trình sinh hoạt và lao động. Theo thống kê của Bộ Y tế, gần một nửa trong số 26 bệnh truyền nhiễm có nguyên nhân liên quan tới nguồn nước bị ô nhiễm. Điển hình nhất là bệnh tiêu chảy cấp. Ngoài ra, có nhiều bệnh khác như tả, thương hàn, các bệnh về đường tiêu hoá, viêm gan A, viêm não, ung thư,...[4]

Để có thể đánh giá sự suy giảm chất lượng và ô nhiễm nước mặt của sông Đáy có tác động tới sức khỏe của con người hay không. Luận văn cũng đã tiến hành phỏng vấn 100 hộ dân sống xung quanh địa phận sông Đáy chảy qua trong đó 20 hộ sinh sống tại xã Thụy Hương, 30 hộ sinh sống tại xã Lam Điền, 30 hộ sinh sống tại xã Hoàng Diệu và 10 hộ sinh sống tại xã Văn Võ. Kết quả như sau:

- 75% các hộ dân khẳng định mùi hôi, thối bốc lên từ sông Đáy có ảnh hưởng tới sức khỏe của người dân. Tuy nhiên chỉ tác động mang tính nhất thời vào mùa sản xuất, hoặc m a nước cạn (tức là từ tháng 11 đến tháng 5 năm sau). Các hộ dân này chủ yếu tập trung xung quanh khu vực sông Đáy. Theo phản ánh của những hộ dân sống và có canh tác nông nghiệp dọc hai bên bờ sông Đáy thì m i hôi thối do nước sông bốc lên vào buổi tối làm người dân ở đây mất ngủ, gây ảnh hưởng đến sức khỏe của người dân đặc biệt là người già và trẻ nhỏ.

- 25 % các hộ dân khẳng định sự suy giảm chất lượng và ô nhiễm sông Đáy chưa ảnh hưởng tới sức khỏe của người dân. Các hộ dân này chủ yếu ở xa khu vực sông Đáy.

Biểu đồ 4.3. Kết quả phỏng vấn mức độ ảnh hƣởng của chất lƣợng nƣớc sông Đáy

- 100 hộ dân khẳng định hiện nay không bị mắc các bệnh liên quan tới nước kém chất lượng. Các hộ dân đều khẳng định không sử dụng trực tiếp nước sông Đáy để sinh hoạt, tắm rửa mà chủ yếu là để tưới tiêu sản xuất.

75% 25%

Ảnh hưởng Chưa ảnh hưởng

Bên cạnh đó, nguồn nước phục vụ sinh hoạt chủ yếu của người dân ở đây là nước ngầm (giếng khoan) vì vậy nếu nước dưới đất ô nhiễm ảnh hưởng trực tiếp đến sức khoẻ con người. Có nhiều tác nhân gây ô nhiễm nước dưới đất, một trong số các nguyên nhân đó là ô nhiễm nước mặt cũng là nguồn gây ô nhiễm nguồn nước dưới đất, gây ra những ảnh hưởng đến sức khoẻ. 100% hộ dân được phỏng vấn bày tỏ sự lo ngại về chất lượng nước giếng họ đang sử dụng.

4.4. Đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý chất lƣợng nƣớc sông khu vực nghiên cứu

Dựa trên kết quả đánh giá chất lượng nước có thể thấy rằng chất lượng nước sông Đáy đang bị ô nhiễm. Để có thể cải thiện và duy trì chất lượng nước sông Đáy cũng như việc quản lý sử dụng nguồn tài nguyên nước một cách hợp lý cần phải kết hợp rất nhiều giải pháp gồm: giải pháp kỹ thuật, giải pháp quản lý, giải pháp kinh tế, giải pháp tuyên truyền giáo dục ý thức môi trường cho người dân. Vì vậy, luận văn đã đưa ra một số đề xuất nhằm góp phần cải thiện và duy trì chất lượng nước sông Đáy như sau:

4.4.1. Giải pháp về mặt quản lý

Từ hiện trạng môi trường khu vực sông Đáy đoạn chảy qua huyện Chương Mỹ, những bất cập và khó khăn thách thức trong công tác quản lý môi trường, luận văn xin đề xuất các giải pháp quản lý như sau:

- Hoàn thiện cơ cấu tổ chức hệ thống quản lý môi trường.

Việc hoàn thiện cơ cấu tổ chức hệ thống quản lý môi trường là một công việc rất quan trọng. Căn cứ trên các yêu cầu và điều kiện thực tế hiện nay, dưới đây là một số biện pháp chính:

- Phân cấp và phân công trách nhiệm rõ rang, cụ thể theo hướng tổ chức quản lý tập trung;

- Phòng tài nguyên và Môi trường thành phố cần được UBND thành phố ủy quyền để trở thành một chủ thể có đầy đủ trách nhiệm và thẩm quyền trong việc thực hiện quản lý môi trường trong khu vực thành phố và triển khai các quy định BVMT tới các cấp quận, huyện;

- Kết hợp thanh tra, kiểm tra việc thực hiện BVMT của các doanh nghiệp trong thành phố;

- Tiếp nhận và giải quyết các tranh chấp, kiến nghị về môi trường giữa các cơ sở sản xuất kinh doanh trong khu vực mình quản lý;

- Sở Tài nguyên và Môi trường thành phố Hà Nội cần thực hiện chức năng quản lý nhà nước về môi trường tại địa phương, chịu trách nhiệm trước UBND thành phố Hà Nội:

+ Xây dựng, trình ban hành các văn bản quy phạm pháp luật về quản lý môi trường trong phạm vi thành phố;

+) Bên cạnh đó sở Tài nguyên và Môi trường cũng cần phối hợp và hỗ trợ các đơn vị liên quan thực hiện các nhiệm vụ quản lý môi trường trong công tác thanh tra, kiểm tra và chủ trì thực hiện;

- Chủ đầu tư xây dựng và kinh doanh chịu trách nhiệm thực hiện đầy đủ các cam kết trong báo cáo ĐTM, bản cam kết bảo vệ môi trường của có sở mình; vận hành và bảo đảm hoat động của hệ thống xử lý chất thải, tham gia ứng phó với các sự cố môi trường có thể xảy ra trong khu vực…

- Đội ngũ cán bộ phòng tài nguyên môi trường nói chung, đội ngũ cán bộ địa chính- xây dựng (phụ trách mảng môi trường) cần quan tâm hơn đến công tác quản lý các nguồn thải của các hộ sản xuất riêng lẻ, nguồn thải sinh hoạt của các hộ dân để có thể kiểm soát được nguồn thải, hạn chế tới mức tối đa các nguồn thải gây ô nhiễm cho lưu vực sông Đáy.

- Tăng cường đầu tư cho công tác bảo vệ môi trường, xử lý chất thải đặc biệt là xử lý nước thải.

- Xây dựng chiến lược quản lý đồng bộ từ thành phố cho tới cấp xã phường, thị trấn.

4.4.2 Giải pháp về mặt thực thi pháp lý và luật bảo vệ môi trường:

Thực hiện thanh tra, kiểm tra thường xuyên các cơ sở sản xuất có hoạt động xả thải ra sông. Quản lý chặt chẽ các hoạt động trên sông nuôi trồng, đánh bắt thủy hải sản,…để phòng ngừa những hoạt động gây ô nhiễm môi trường trên lưu vực sông. Các cơ quan quản lý cần xử lý nghiêm những trường hợp vi phạm về xả thải, đồng thời đưa ra các chính sách khuyến khích kinh tế, trợ cấp trong việc phòng ngừa ô nhiễm.

Để góp phần bảo vệ môi trường trong lưu vực sông, công cụ pháp lý cần phải được phổ biến rộng rãi và áp dụng triệt để. Đối với việc khai thác, bảo vệ, sử dụng tài nguyên nước, các cơ quan ban ngành cần áp dụng triệt để luật bảo vệ tài nguyên nước. Các quyết định về môi trường phải được dựa trên những thông tin đáng tin cậy và được cập nhật thường xuyên, nhất là về hiện trạng chất lượng và xu hướng diễn biến môi trường. Vì vậy, việc hoàn thiện hệ thống quan trắc là một việc làm cần thiết, chẳng hạn:

- Chuẩn hóa các quy trình khảo sát, lấy mẫu, phân tích thí nghiệm theo chuẩn quốc gia;

- Hoàn thiện và thống nhất hệ thống quan trắc môi trường nước tại lưu vực, qua đó hoàn thiện hệ thống quan trắc cấp v ng và cấp quốc gia;

- Đầu tư, lắp đặt các trang thiết bị quan trắc tự động hoặc liên tục tại các nguồn thải, các thiết bị phân tích có độ chính xác cao tại phòng thí nghiệm;

- Hoàn thiện cơ sở dữ liệu quan trắc môi trường và quản lý bằng GIS. Nâng cao ứng dụng các công nghệ hiện đại như web, cáp quang,… để truyền tải thông tin, hỗ trợ thu thập dữ liệu;

- Nghiên cứu tích hợp các mô hình mô phỏng chất lượng nước vào hệ

thống thông tin môi trường như: mô hình MIKE 11, mô hình SWAT, mô hình QUAL2K,…

- Xây dựng kế hoạch duy trì công tác cập nhật dữ liệu vào các hệ thống thông tin môitrường.

4.4.3. Giải pháp về kĩ thuật

Để bảo vệ nguồn nước sông Đáy đang từng ngày bị nhiễm bẩn, chính quyền các địa phương cần khẩn trương thực hiện các biện pháp bảo vệ, cải tạo nguồn nước mặt:

- Kiểm soát nguồn xả thải: Phần lớn các hộ sản xuất quy mô hộ gia đình trên lưu vực sông lưu lượng nước thải không lớn nhưng vẫn ít nhiều ảnh hưởng đến chất lượng nước sông do xả thải trực tiếp trong lưu vực gây nên tình trạng ô nhiễm nguồn nước. Do đó để ngăn chặn tình trạng này cần có những biện pháp kiểm soát nguồn xả thải từ các hộ gia đình, hộ sản xuất, bắt buộc các đơn vị có chất thải gây ô nhiễm phải xử lý triệt để trước khi đưa ra ngoài môi trường. Riêng các cơ quan ban ngành cần có sự kiểm soát chặt chẽ, thường xuyên kiểm tra sự tuân thủ bảo vệ môi trường một cách triệt để.

- Xây dựng hệ thống thoát nước và xử lý nước thải tập trung: Tăng cường đầu tư nâng cấp sửa chữa và xây dựng các hệ thống chứa nước, hệ thống kênh dẫn để điều tiết, trữ nước, bơm cấp nước bổ sung để đảm bảo duy trì đủ lưu lượng nước phục vụ nông nghiệp, sinh hoạt.

4.4.4. Giải pháp về mặt xã hội

Đây là một công cụ hỗ trợ quan trọng cho bảo vệ môi trường, trước mắt cần tập trung phổ biến các kiến thức pháp luật bảo vệ môi trường nói riêng. Tiến hành tuyên truyền,treo các băng rôn, khẩu hiệu về bảo vệ môi trường tại từng thôn, xã. Cần lồng ghép việc nâng cao nhận thức của người dân vào các chương trình hành động của Chính phủ như dự án về nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn.

Giáo dục đào tạo, chuẩn bị về cơ sở vật chất và con người tham gia vào

mạng lưới giám sát môi trường. Kịp thời cung cấp thông tin cần thiết về diễn biến chất lượng môi trường cũng như các kiến thức pháp luật và các thành tựu khoa học kỹ thuật trong lĩnh vực này.

4.4.5. Giải pháp về hỗ trợ tài chính đối với hộ gia đình bị ảnh hưởng

Xây dựng các đơn giá về phí dịch vụ theo nguyên tắc “người gây ô nhiễm phải trả tiền” và “trả phí gây ô nhiễm”; tu bổ các kênh, mương và nâng cấp các hệ thống tưới tiêu bị xuống cấp trầm trọng tại từng xã nhằm tránh gây ảnh hưởng đến nguồn nước ngầm.

Hằng năm có những đợt rà soát, thống kê danh sách các hộ gia đình bị ảnh hưởng bởi chất lượng nước sông căn cứ vào: vị trí bị tác động, mức độ ảnh hưởng cũng như các loại bệnh ngoài da để có những chính sách hỗ trợ đối với các hộ gia đình bị ảnh hưởng.

KẾT LUẬN, TỒN TẠI & KIẾN NGHỊ 1. Kết luận

Luận văn “Đánh giá thực trạng chất lượng và đề xuất giải pháp quản lý chất lượng nước sông Đáy thuộc huyện Chương Mỹ, thành phố Hà Nội”

đã đạt được một số kết quả cụ thể như sau:

1) Luận văn nghiên cứu, đánh giá chất lượng nước và ô nhiễm nguồn nước sông Đáy đoạn chảy qua huyện Chương Mỹ, thành phố Hà Nội:

- Qua kết quả nghiên cứu nhận thấy chất lượng nước sông Đáy đoạn Thụy Hương đến Văn Võ bị ô nhiễm. Điều này thể hiện qua hàm lượng các thông số chỉ mức độ ô nhiễm hữu cơ, dinh dưỡng, vi sinh không đạt GTGH B1 của Quy chuẩn QCVN 08:2015/ BTNMT, nước dùng cho mục đích tưới tiêu thủy lợi. Hàm lượng các thông số chất lượng nước đoạn từ Thụy Hương đến xã Văn Võ thường cao hơn GHCP B1, đặc biệt là hàm lượng photphat, mật độ coliform có thể gấp đôi lần GHCP B1. Nguyên nhân là do các dòng thải từ hoạt động sinh hoạt hai bên bờ sông.

- Về cơ bản chất lượng nước sông Đáy đã có dấu hiệu ô nhiễm ô nhiễm hữu cơ, ô nhiễm vi sinh và ô nhiễm dinh dưỡng. Tuy nhiên, mức độ ô nhiễm nước sông tại thời gian nghiên cứu chưa đến mức quá nghiên trọng và chỉ xảy ra cục bộ ở một số điểm như những nơi tập trung đông dân cư.

- Luận văn đã xác định nguồn thải ảnh hưởng chủ yếu đến chất lượng nước sông Đáy là nước thải công nghiệp chảy từ thượng nguồn, nước thải nông nghiệp, nước thải sinh hoạt phát sinh tại khu vực các xã nghiên cứu, nước thải chăn nuôi lợn, gà và rác thải sinh hoạt của người dân.

- Tình hình diễn biến khó lường càng ngày càng nghiêm trọng theo chiều hướng xấu đi cần có những biện pháp tác động nhằm giảm thiểu ô nhiễm. Nếu không hạn chế các nguồn gây ô nhiễm, nhất là từ sản xuất

công nghiệp, làng nghề ngay từ bây giờ, thì sẽ có nguy cơ trở thành “dòng sông không còn sự sống”

- Luận văn bước đầu đã đánh giá mức độ ảnh hưởng của chất lượng nước sông Đáy đến môi trường sinh thái và con người thông qua điều tra thực địa và tiến hành phỏng vấn 100 hộ dân trên địa bà 4 xã: Thụy Hương, Lam Điền, Hoàng Diệu, Văn Võ.

2) Luận văn cũng đã đề xuất một số giải pháp trong công tác quản lý, cải thiện chất lượng và bảo vệ nguồn nước, tránh ô nhiễm và phát triển bền vững cho khu vực sông Đáy: Nâng cao nhận thức cộng đồng, giải pháp quản lý, giải pháp kỹ thuật, xây dựng mạng lưới quan trắc và thu thập thông tin.

2. Tồn tại

Luận văn mới chỉ tập trung vào đánh giá hiện trạng ô nhiễm và chất lượng nước sông Đáy trong 4 xã chịu tác động mạnh, đoạn chảy qua khu đông dân cư của huyện Chương Mỹ vì vậy phạm vi không gian nghiên cứu của đề tài còn tương đối hẹp, mang tính cục bộ.

Thời gian thực hiện đề tài vào m a nước dâng, nên kết quả đánh giá chất lượng nước sông Đáy chưa mang tính bao quát.

Quá trình thực hiện đề tài còn gặp nhiều khó khăn nên việc thu thập thông tin, số liệu còn chưa đầy đủ; số liệu phân tích nước mặt chỉ thực hiện được một số thông số đơn giản, các thông số về hàm lượng hóa chất bảo vệ thực vật hay thuốc trừ cỏ, kim loại nặng… còn chưa thu thập được. Do đó việc đánh giá chất lượng hay xác định nguồn gây ô nhiễm nước mặt sông Đáy chưa hiệu quả.

3. Kiến nghị

Từ các kết quả trên, tôi xin đề xuất một số kiến nghị như sau:

- Cần nghiên cứu đánh giá chất lượng nước sông Đáy trên phạm vi rộng hơn (toàn bộ huyện Chương Mỹ) cùng với nhiều các thông số hơn: như kim loại nặng Zn,

Cu,Asen; tổng dầu mỡ; hàm lượng thuốc bảo vệ thưc vật…để có thể đưa ra được những

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực trạng chất lượng và đề xuất giải pháp quản lý chất lượng nước sông đáy thuộc huyện chương mỹ, thành phố hà nội​ (Trang 73)