Hình 3.1. Ranh giới hành chính khu vực nghiên cứu
Huyện Chương Mỹ là huyện bán sơn địa, đồng thời cũng là một trong 5 cửa ô-địa bàn trọng điểm ở cửa ngõ phía Tây Nam Thăng Long- Hà Nội.
Chương Mỹ nằm trên trục đường quốc lộ 6 có thể xuôi xuống quận Hà Đông, Hà Nội và ngược lên Hòa Bình rồi qua Sơn La, Lai Châu; thị trấn Xuân Mai vừa là giao điểm của quốc lộ 6, vừa có thể nối với quốc lộ 21 ở vị trí về phía Bắc và với Tam Điệp (Ninh Bình) ở phía Nam, ngoài ra có thể nối với đường cao tốc Láng- Hòa Lạc, trục giao thông rất quan trọng của Hà Nội.
Vị trí địa lý vào khoảng 105 độ 30’30” đến 105 độ 52’30” vĩ độ Bắc, 105 độ 19’ đến 105 độ 99’.
Về địa lý hành chính, phía Bắc giáp với huyện Hoài Đức và huyện Quốc Oai, phía Nam giáp huyện Ứng Hòa và huyện Mỹ Đức, phía Đông giáp huyện Thanh Oai, phía Tây giáp huyện Lương Sơn tỉnh Hòa Bình.
Theo số liệu thống kê của tổng cục thống kê tính đến năm … huyện Chương Mỹ có diện tích tự nhiên là 237,4 km2, là huyện có diện tích lớn thứ 3 của thành phố. Dân số 337,6 nghìn người. Toàn huyện có 32 đơn vị hành chính cấp xã gồm 30 xã và 2 thị trấn
Địa hình huyện Chương Mỹ của huyện được chia làm 3 vùng rõ rệt: V ng Đồi gò, v ng “Núi sót” và v ng Đồng bằng với hệ thống sông B i, sông Tích phía Tây, sông Đáy bao bọc phía Đông huyện đã tạo tiền đề cho sự phát triển nông nghiệp trồng lúa nước ở vùng này từ rất sớm. Đồng thời kết hợp với hệ thống đồi núi, sông hồ, đồng ruộng tạo nên những cảnh quan thiên nhiên kỳ thú, thơ mộng và đầy ắp những huyền thoại: Quần thể di tích lịch sử văn hóa, danh lam thắng cảnh thuộc các xã Phụng Châu, Tiên Phương, Ngọc Hoà, Hoàng Văn Thụ, Thủy Xuân Tiên… dải núi rừng và hồ phía Tây của huyện vừa là cảnh quan đẹp vừa là tuyến phòng thủ tự nhiên vững chắc về phía Tây Nam của Thủ đô