4.3.1. Ảnh hưởng của suy thoái chất lượng nước sông đến môi trường sinh thái thái
Chương Mỹ là huyện đứng thứ 3 về diện tích ở thành phố Hà Nội, có nguồn tài nguyên thiên nhiênphong phú, tuy nhiên những năm qua đa dạng sinh học đang bị tác động mạnh mẽ từ các hoạt động của con người cũng như những thay đổi bất thường của thời tiết. Suy thoái đa dạng sinh học làm cạn kiệt dần các nguồn gen quý hiếm của huyện, các loài động thực vật quý hiếm đang ngày càng ít đi.
Trong những thập kỉ gần đây, sự tăng trưởng nhanh chóng của nền kinh tế để lại nhiều lợi ích kinh tế - xã hội nhưng đồng thời cũng gây nhiều áp lực đối với đa dạng sinh học. Thêm vào đó các tác động do ô nhiễm môi trường và biến đổi khí hậu, nước biển dâng với xu hướng dự báo ngày càng tăng đang để lại những hậu quả đối với đa dạng sinh học, các hệ sinh thái tự nhiên trên cạn cũng như dưới nước. Các yếu tố nêu trên làm đa dạng sinh học ở nước ta bị suy thoái với tốc độ nhanh, diện tích một số hệ sinh thái tự nhiên quan trọng bị thu hẹp, ảnh hưởng đến việc cung cấp các dịch vụ hệ sinh thái. Số lượng loài và số lượng cá thể của các loài hoang dã bị suy giảm mạnh, nhiều loài bị đe dọa tuyệt chủng. Các nguồn gen hoang dã cũng đang trên đà suy thoái nhanh và bị thất thoát nhiều. Số lượng các loài thủy sinh vật, đặc biệt là các loài thủy sản có giá trị kinh tế trong tự nhiên bị giảm sút nhanh chóng. Các giống bản địa đang bị mất đi do sự du nhập các giống mới, đặc
biệt là các giống lai, giống biến đổi gen có năng suất cao và một số ưu điểm khác. Suy thoái đa dạng sinh học dẫn đến mất cân bằng sinh thái, ảnh hưởng trực tiếp đến môi trường sống của con người, đe dọa sự phát triển bền vững của đất nước.
Khi sự đa dạng sinh học bị suy giảm kéo theo các hệ lụy gây ảnh hưởng đến môi trường đất, môi trường nước, môi trường không khí…Khi môi trường nước bị ô nhiễm sẽ ảnh hưởng đến hệ sinh thái dưới nước. Khi ô nhiễm nước, nồng độ các chất bẩn hữu cơ cao, lượng oxy hoà tan quá thấp làm cho các loài sinh vật trong nước không sống sót được, đặc biệt là số lượng cá bị giảm rất nhiều.
Qua tìm hiểu, điều tra cho thấy hiện nay, trên địa bàn huyện Chương Mỹ chưa có báo cáo, đề tài nghiên cứu chính xác về sự đa dạng hệ sinh thái sông Đáy. Để thực hiện luận văn, luận văn đã tiến hành phỏng vấn 100 hộ dân sống xung quanh địa phận sông Đáy đoạn chảy qua Chương Mỹ, trong đó 20 hộ sinh sống tại xã Thụy Hương, 30 hộ sinh sống tại xã Lam Điền, 30 hộ sinh sống tại xã Hoàng Diệu và 20 hộ sống tại xã Văn Võ về môi trường hệ sinh thái sông Đáy. Kết quả như sau:
- 100% hộ dân được phỏng vấn đều cho kết quả khẳng định môi trường hệ sinh thái, động vật thực vật sống tại lưu vực sông Đáy trước khi bị ô nhiễm rất phong phú và đa dạng. Hệ sinh thái động vật chủ yếu gồm các loài cá như chép, cá rô, cá mè, tôm, cua ốc…các loại thực vật như rong, rêu suối có thể ăn được…với số lượng phong phú. Thậm chí trước đó nước sông Đáy được coi là nguồn nước phục vụ chính cho hoạt động sinh hoạt của người dân.
- 60% hộ dân được phóng vấn khẳng định môi trường hệ sinh thái, động vật thực vật sống tại lưu vực sông Đáy hiện nay nghèo hơn. Các hộ này chủ yếu tập trung tại 2 xã Lam Điền và Hoàng Diệu là 2 xã bị tác động mạnh mẽ nhất.
- 30% hộ dân được phóng vấn khẳng định môi trường hệ sinh thái, động vật thực vật sống tại lưu vực sông Đáy hiện nay ở mức trung bình (ổn định). Một số hộ dân vẫn bắt được cá tôm, tuy nhiên số lượng ít và chất lượng không như trước (chủ yếu là cá rô phi con nhỏ). Một số hộ bắt cá về chỉ để cho lợn, gà ăn do họ cũng lo sợ về chất lượng nguồn nước sông Đáy gây ảnh hưởng đến sức khỏe.
-10% hộ dân được phỏng vấn cho nhận định không biết về số lượng động thực vật sống tại lưu vực sông Đáy. Các hộ này chủ yếu sông ở trong các thôn bên trong của xã Thụy Hương.
Biểu đồ 4.1. Kết quả điều tra phỏng vấn về diễn biến chất lƣợng đáy sông
Kết quả điều tra phỏng vấn 100 hộ dân về ảnh hưởng của chất lượng nước sông Đáy đến môi trường không khí, cho thấy:
60% 30%
10%
Diến biến xấu đi Diễn biến ổn định Không nhận định
-75% hộ dân được phỏng vấn khẳng định nước sông Đáy gây ra m i
hôi, thối gây ảnh hưởng đến chất lượng môi trường không khí xung quanh. Các hộ này chủ yếu tập trung sống ở dọc 2 bên sông Đáy thuộc địa phận xã Lam Điền, Hoàng Diệu và 1 phần xã Văn Võ.
- 20% hộ dân phỏng vấn khẳng định nước sông Đáy có gây m i nhưng không quá nặng. Các hộ này tập trung chủ yếu ở xã Thụy Hương, và một số hộ ở các xã còn lại.
- 5% hộ dân được phỏng vấn khẳng định nước sông Đáy không gây ảnh hưởng gì đến chất lượng môi trường không khí xung quanh.
Biểu đồ 4.2. Kết quả phỏng vấn mức độ gây mùi của sông Đáy
Cá nhân luận văn trong quá trình điều tra và phỏng vấn để làm luận văn vào 2 đợt tháng 6 và tháng 8, so sánh 2 đợt cho thấy nước sông ở đợt 1 có mùi khó chịu hơn đợt 2, do đợt 2 lấy mẫu vào sau đợt mưa khá lớn, nước sông bị pha loãng nhiều bởi nước mưa nên không có m i hôi, thối.