Đánh giá hiện trạng công tác quản lý chất lượng nước

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực trạng chất lượng và đề xuất giải pháp quản lý chất lượng nước sông đáy thuộc huyện chương mỹ, thành phố hà nội​ (Trang 64)

* Công tác xây dựng, ban hành văn bản pháp luật

- Giai đoạn trước khi có Luật Luật tài nguyên nước 2012: Chỉ thị số 27/2005/CT-UB ngày 30/11/2005 của UBND thành phố Hà Nội về việc tăng cường công tác quản lý tài nguyên nước và xả nước thải vào nguồn nước trên địa bàn thành phố; Quyết định số 132/QĐ-UB ngày 9/1/2006 của UBND thành phố Hà Nội về việc lập đoàn kiểm tra liên ngành kiểm tra việc tuân thủ pháp luật về tài nguyên nước; Quyết định 78/2009/QĐ-UBND ngày 11/6/2009 của UBND thành phố Hà Nội quy định giá tính thuế tài nguyên nước trên địa bàn thành phố Hà Nội; Quyết định số 35/2010/QĐ-UBND ngày 16/8/2010 quy định về việc cấp phép khai thác tài nguyên nước, xả nước thải vào lưu vực nguồn nước trên địa bàn Thành phố Hà Nội; Chỉ thị số 24/CT- UBND ngày 27/12/2011 của UBND Thành phố Hà Nội về việc tăng cường công tác quản lý hoạt động khai thác, sử dụng nguồn tài nguyên nước và xả nước thải vào lưu vực nguồn nước trên địa bàn Thành phố Hà Nội; Quyết định số 161/QĐ-UBND ngày 09/01/2012 của UBND thành phố Hà Nội về việc Phê duyệt quy hoạch vùng cấm, hạn chế và khai thác nước trên địa bàn Thành phố Hà Nội;

- Sau khi Luật tài nguyên nước năm 2012 có hiệu lực (từ 01/01/2013): Quyết định số 4589/QĐ-UBND ngày 11/9/2015 về việc công bố TTHC trong lĩnh vực Tài nguyên nước và Khí tượng thủy văn thuộc thẩm quyền giải quyết

của Sở Tài nguyên và Môi trường và UBND cấp huyện trên địa bàn thành phố Hà Nội;

- Đề án Tổng thể bảo vệ môi trường lưu vực sông Nhuệ, sông Đáy được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 57/2008/QĐ-TTg ngày 29/4/2008 với định hướng đến năm 2020 là từng bước xử lý ô nhiễm, cải thiện, nâng cao chất lượng môi trường để đến năm 2020 đưa sông Nhuệ, sông Đáy trở lại trong sạch, bảo đảm cân bằng nước phục vụ hiệu quả nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội ở lưu vực, hệ thống dòng chảy ổn định, các công trình thuỷ lợi an toàn, bền vững, cảnh quan thiên nhiên tươi đẹp.

* Công tác cấp phép tài nguyên nước

- Đến thời điểm tháng 5/2016, Bộ Tài nguyên và Môi trường cấp 133 giấy phép tài nguyên nước (06 giấy phép xả nước thải vào nguồn nước; 55 giấy phép khai thác nước dưới đất; 34 giấy phép thăm dò nước dưới đất và 39 giấy phép hành nghề khoan nước dưới đất quy mô lớn).

- Trong năm 2015, UBND Thành phố Hà Nội đã cấp tổng cộng được 214 giấy phép về tài nguyên nước (189 giấy phép xả nước thải vào nguồn nước; 22 giấy phép khai thác nước dưới đất; 02 giấy phép khai thác sử dụng nước mặt; 01 giấy phép thăm dò nước dưới đất).

* Công tác thanh tra, kiểm tra, tuyên truyền phổ biến pháp luật:

- Sở Tài nguyên và môi trường đã thành lập 18 Đoàn thanh,kiểm tra tại 115 đơn vị trong đó: Thành lập 07 Đoàn kiểm tra việc thực hiện Kết luận thanh tra về chấp hành pháp luật về tài nguyên nước và bảo vệ môi trường đối với 35 đơn vị; thành lập 11 Đoàn thanh tra chấp hành pháp luật về tài nguyên nước và bảo vệ môi trường đối với 80 đơn vị trên địa bàn 12 quận, huyện. Ngoài ra, Sở cũng đã thành lập Đoàn kiểm tra việc thực hiện kết luận thanh tra của Bộ Tài nguyên và Môi trường tại Văn bản số 175/KL-BTNMT ngày 20/01/2015 về hoạt động thăm dò, khai thác, sử dụng nước dưới đất tại 11/18

đơn vị do Bộ Tài nguyên và Môi trường đã tiến hành thanh tra năm 2014. - Về công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật tại thành phố Hà Nội: Đã xây dựng Kế hoạch chương trình Đào tạo, bồi dưỡng năm 2015 và đã tổ chức lớp tập huấn các Văn bản mới trong lĩnh vực Tài nguyên nước (Nghị định số 43/2015/NĐ-CP, Nghị định số 54/2015/NĐ-CP và Thông tư số 56/2014/TT- BTNMT) tới cán bộ, công chức Sở, phòng Tài nguyên và môi trường các quận, huyện, thị xã.

* Thực hiện các nhiệm vụ chuyên môn

- Bộ Tài nguyên và Môi trường đã triển khai thực hiện một số nhiệm vụ chuyên môn trên địa bàn Thành phố Hà Nội, gồm:

+ Thực hiện đề án Chính phủ “Đề án giảm thiểu tác hại của Asenic trong nguồn nước sinh hoạt ở Việt Nam” trên địa bàn thành phố Hà Nội đã tiến hành phân tích 39.648 mẫu phân tích Asen trong nguồn nước dưới đất, kết quả cho thấy 71% số mẫu bị ô nhiễm (hàm lượng asen lớn hơn 0,01 mg/l), trong đó có 29 số mẫu bị ô nhiễm nặng (hàm lượng asen lớn hơn 0,05 mg/l). Hầu hết các quận, huyện trên địa bàn thành phố đều bị ô nhiễm asen ở các mức độ khác nhau. Các quận, huyện có tỷ lệ ô nhiễm asen cao gồm quận Hoàng Mai, các huyện: Thanh Trì, Đan Phượng, Hoài Đức, Thường Tín, Thanh Oai, Phú Xuyên, Ứng Hòa, Mê Linh.

+ Năm 2011 đến 2014, thực hiện dự án “Điều tra, đánh giá tài nguyên nước v ng Thủ đô” trong đó có Thành phố Hà Nội.

+ Năm 2014 - 2016, thực hiện Đề án “Bảo vệ nước dưới đất các đô thị lớn Việt Nam” trong đó có Thành phố Hà Nội.

+ Đang thực hiện Đề án “Điều tra, đánh giá việc khai thác, sử dụng nước dưới đất, tác động đến sụt lún bề mặt đất khu vực thành phố Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, Đồng bằng Sông Cửu Long; định hướng quản lý, khai thác, sử dụng bền vững tài nguyên nước dưới đất” theo Quyết định số

805/QĐ-TTg ngày 12/5/2016 của Thủ tướng Chính phủ.

- Thành phố Hà Nội đã triển khai một số nhiệm vụ chuyên môn như sau: + Năm 2015, Sở Tài nguyên và Môi trường phối hợp c ng các đơn vị có chức năngthực hiệnchương trình: “Quan trắc động thái nước dưới đất khu vực Hà Nội”; Thực hiện Dự án “Cập nhật cơ sở dữ liệu tài nguyên nước, khí tượng thủy văn trên địa bàn thành phố Hà Nội và nâng cấp phần mềm cơ sở dữ liệu” theo Quyết định số 579/QĐ-STNMT-VP ngày 01/6/2015.

+ Hiện nay, Sở Tài nguyên và Môi trường đang xây dựng Đề cương chi tiết các nhiệm vụ “Dự án đánh giá trữ lượng nguồn nước dưới đất trên địa bàn thành phố Hà Nội”, “Quy hoạch tài nguyên nước thành phố Hà Nội đến năm 2030, định hướng đến năm 2050”, “Xây dựng, công bố danh mục nguồn nước phải lập hành lang bảo vệ và đề xuất giải pháp thực hiện”. Cục Quản lý tài nguyên nước đã có các văn bản góp ý đối với các Dự án trên gửi Sở Tài nguyên và Môi trường Hà Nội.

4.2. Nguyên nhân làm suy giảm chất lƣợng nƣớc sông Đáy

Chương Mỹ là huyện có diện tích lớn thứ 3 ở thành phố Hà Nội sau Ba Vì và Sóc Sơn. Những năm gần đây, được sự quan tâm của các cấp lãnh đạo bộ mặt Chương Mỹ đã có nhiều chuyển biến rõ rệt, tích cực về vấn đề môi trường. Tuy nhiên nhìn chung nước thải của khu vực Chương Mỹ đổ vào sông Đáy vẫn bị chịu tác động của các nguồn thải sau:

Nước thải làng nghề

Hầu hết các hộ sản xuất làng nghề trong lưu vực sông Đáy chảy qua huyện Chương Mỹ đều sử dụng phương thức sản xuất nhỏ lẻ, nằm xen kẽ giữa các khu dân cư nên chưa được quản lý, quy hoạch cụ thể, chưa có hệ thống thoát nước và xử lý chất thải hoàn chỉnh. Tại khu vực nghiên cứu phần lớn các hộ sản xuất thải trực tiếp ra kênh mương rồi đổ ra sông mà không qua hệ thống xử lý. Nguồn thải các làng nghề có lưu lượng lớn, nồng độ nhiễm

bẩn chất hữu cơ khó phân hủy và đặc biệt độ pH và các hóa chất độc hại không được xử lý đã ảnh hưởng đến chất lượng nguồn nước mặt của sông.

Nước thải sinh hoạt

Nước thải sinh hoạt là nước được thải bỏ sau khi sử dụng cho các mục đích sinh hoạt của cộng đồng: tắm, giặt giũ, tẩy rửa, vệ sinh cá nhân… Chúng thường được thải ra từ các căn hộ, cơ quan, trường học, chợ và các công trình công cộng khác. Lượng nước thải sinh hoạt của một khi dân cư phụ thuộc vào dân số, vào tiêu chuẩn cấp nước

Khu vực Chương Mỹ nơi sông Đáy chảy qua có mật độ dân cư của các xã tập trung khá đông, nước thải sinh hoạt của các khu dân cư đều thải trực tiếp ra cống chung sau đó đổ vào sông Đáy. Nước thải sinh hoạt chứa thành phần chất hữu cơ, chất rắn lơ lửng, amoni, tổng nitơ, photpho, m i và nhiều vi sinh vật gây bệnh gây ô nhiễm chất hữu cơ, phú dưỡng làm giảm oxy hòa tan trong nước, làm tăng lượng Coliform trong nước.

Nước thải nông nghiệp

Sông Đáy có nhiệm vụ tiêu thoát nước và phân lũ, bên cạnh đó còn đảm nhiệm chức năng phục vụ tưới, cấp nước sinh hoạt cho huyện Chương Mỹ nói riêng. Đặc trưng nhất của huyện Chương Mỹ nơi có sông Đáy chảy qua là sản xuất nông nghiệp. Hoạt động canh tác trên lưu vực ven sông chủ yếu là trồng ngô, đỗ, lạc, các loại cây hoa màu,… Các hóa chất d ng trong hoạt động nông nghiệp như các loại thuốc trừ sâu DDT, các loại thuốc diệt cỏ,… là các chất bền vững, tốc độ phân hủy trong nước chậm. Chúng có thể tích tụ trong cơ thể thủy sinh vật, tan trong mỡ động vật dưới nước… số lượng DDT thường bài tiết ra ít hơn so với lượng thu vào. Vì thế tuy nồng độ DDT trong nước thấp nhưng theo chuỗi thức ăn sẽ tăng lên trong các sinh vật bậc cao, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe con người. Ngoài ra, hàm lượng các chất d ng trong nông nghiệp còn tồn tại trong b n đất một lượng

đáng kể và từ đất bị rửa trôi, một phần thẩm thấu vào tầng nước ngầm nông, một phần chuyển tới hệ thống sông ngòi, ao hồ.

Nước thải chăn nuôi

Bên cạnh phát triển trồng trọt thì việc phát triển chăn nuôi với quy mô lớn cũng đã làm ảnh hưởng đến chất lượng nước sông. Hoạt động chăn nuôi thải ra môi trường một lượng lớn chất thải như phân, nước tiểu, thức ăn dư thừa,… các chất thải này có đặc th khá giống chất thải sinh hoạt, chúng chứa nhiều chất hữu cơ, hàm lượng tổng chất rắn lơ lửng TSS rất cao gây ô nhiễm nguồn nước sông.

Hiện nay, nguồn thải này ngày càng gia tăng nhưng vẫn chưa có biện pháp thu gom và xử lý hợp lý nên đã và đang gây ô nhiễm môi trường rất lớn, tiềm ẩn nguy cư gây ra dịch bệnh cho người và vật nuôi, đa phần lượng nước thải này được thải thông qua các hệ thống cống rãnh rồi thải trực tiếp vào lưu vực sông, làm ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng nước sông.

Chất thải rắn

Rác thải, chất thải rắn của người dân mặc d đã có lực lượng thu gom rác thải hằng ngày, nhưng do thói quen của người dân vẫn đổ xuống sông gây mất mĩ quan và ảnh hưởng tới môi trường nước. Có một thực trạng chung là hầu hết người dân không nắm được một số thông tin cũng như kiến thức cơ bản về môi trường và các hoạt động bảo vệ môi trường.

4.3. Ảnh hƣởng của suy thoái chất lƣợng nƣớc sông đến môi trƣờng sinh thái và con ngƣời.

Đoạn sông Đáy chảy qua Chương Mỹ cũng là nơi có khu dân cư tập trung đông, do vậy phải gánh chịu lượng nước thải sinh hoạt của hàng chục triệu người. Bên cạnh đó, tốc độ phát triển kinh tế và đô thị hóa nhanh, các hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ các đô thị, làng nghề, khu - cụm công nghiệp, dịch vụ xả nước thải không qua xử lý hoặc xử lý chưa đạt quy chuẩn

cho phép đã dẫn đến tình trạng ô nhiễm môi trường nước diễn biến phức tạp, tồn tại kéo dài qua nhiều năm, đặc biệt trong những tháng mùa khô.

Theo kết quả phân tích cũng như kết quả điều tra phỏng vấn 100 hộ dân thuộc 4 xã (Thụy Hương, Lam Điền, Hoàng Diệu, Văn Võ) có sông Đáy chảy qua huyện Chương Mỹ, thì chất lượng nước sông Đáy ít nhiều có ảnh hưởng đến môi trường sinh thái cũng như con người.

4.3.1. Ảnh hưởng của suy thoái chất lượng nước sông đến môi trường sinh thái thái

Chương Mỹ là huyện đứng thứ 3 về diện tích ở thành phố Hà Nội, có nguồn tài nguyên thiên nhiênphong phú, tuy nhiên những năm qua đa dạng sinh học đang bị tác động mạnh mẽ từ các hoạt động của con người cũng như những thay đổi bất thường của thời tiết. Suy thoái đa dạng sinh học làm cạn kiệt dần các nguồn gen quý hiếm của huyện, các loài động thực vật quý hiếm đang ngày càng ít đi.

Trong những thập kỉ gần đây, sự tăng trưởng nhanh chóng của nền kinh tế để lại nhiều lợi ích kinh tế - xã hội nhưng đồng thời cũng gây nhiều áp lực đối với đa dạng sinh học. Thêm vào đó các tác động do ô nhiễm môi trường và biến đổi khí hậu, nước biển dâng với xu hướng dự báo ngày càng tăng đang để lại những hậu quả đối với đa dạng sinh học, các hệ sinh thái tự nhiên trên cạn cũng như dưới nước. Các yếu tố nêu trên làm đa dạng sinh học ở nước ta bị suy thoái với tốc độ nhanh, diện tích một số hệ sinh thái tự nhiên quan trọng bị thu hẹp, ảnh hưởng đến việc cung cấp các dịch vụ hệ sinh thái. Số lượng loài và số lượng cá thể của các loài hoang dã bị suy giảm mạnh, nhiều loài bị đe dọa tuyệt chủng. Các nguồn gen hoang dã cũng đang trên đà suy thoái nhanh và bị thất thoát nhiều. Số lượng các loài thủy sinh vật, đặc biệt là các loài thủy sản có giá trị kinh tế trong tự nhiên bị giảm sút nhanh chóng. Các giống bản địa đang bị mất đi do sự du nhập các giống mới, đặc

biệt là các giống lai, giống biến đổi gen có năng suất cao và một số ưu điểm khác. Suy thoái đa dạng sinh học dẫn đến mất cân bằng sinh thái, ảnh hưởng trực tiếp đến môi trường sống của con người, đe dọa sự phát triển bền vững của đất nước.

Khi sự đa dạng sinh học bị suy giảm kéo theo các hệ lụy gây ảnh hưởng đến môi trường đất, môi trường nước, môi trường không khí…Khi môi trường nước bị ô nhiễm sẽ ảnh hưởng đến hệ sinh thái dưới nước. Khi ô nhiễm nước, nồng độ các chất bẩn hữu cơ cao, lượng oxy hoà tan quá thấp làm cho các loài sinh vật trong nước không sống sót được, đặc biệt là số lượng cá bị giảm rất nhiều.

Qua tìm hiểu, điều tra cho thấy hiện nay, trên địa bàn huyện Chương Mỹ chưa có báo cáo, đề tài nghiên cứu chính xác về sự đa dạng hệ sinh thái sông Đáy. Để thực hiện luận văn, luận văn đã tiến hành phỏng vấn 100 hộ dân sống xung quanh địa phận sông Đáy đoạn chảy qua Chương Mỹ, trong đó 20 hộ sinh sống tại xã Thụy Hương, 30 hộ sinh sống tại xã Lam Điền, 30 hộ sinh sống tại xã Hoàng Diệu và 20 hộ sống tại xã Văn Võ về môi trường hệ sinh thái sông Đáy. Kết quả như sau:

- 100% hộ dân được phỏng vấn đều cho kết quả khẳng định môi trường hệ sinh thái, động vật thực vật sống tại lưu vực sông Đáy trước khi bị ô nhiễm rất phong phú và đa dạng. Hệ sinh thái động vật chủ yếu gồm các loài cá như chép, cá rô, cá mè, tôm, cua ốc…các loại thực vật như rong, rêu suối có thể ăn được…với số lượng phong phú. Thậm chí trước đó nước sông Đáy được coi là nguồn nước phục vụ chính cho hoạt động sinh hoạt của người dân.

- 60% hộ dân được phóng vấn khẳng định môi trường hệ sinh thái, động vật thực vật sống tại lưu vực sông Đáy hiện nay nghèo hơn. Các hộ này chủ yếu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực trạng chất lượng và đề xuất giải pháp quản lý chất lượng nước sông đáy thuộc huyện chương mỹ, thành phố hà nội​ (Trang 64)