Thực hiện thanh tra, kiểm tra thường xuyên các cơ sở sản xuất có hoạt động xả thải ra sông. Quản lý chặt chẽ các hoạt động trên sông nuôi trồng, đánh bắt thủy hải sản,…để phòng ngừa những hoạt động gây ô nhiễm môi trường trên lưu vực sông. Các cơ quan quản lý cần xử lý nghiêm những trường hợp vi phạm về xả thải, đồng thời đưa ra các chính sách khuyến khích kinh tế, trợ cấp trong việc phòng ngừa ô nhiễm.
Để góp phần bảo vệ môi trường trong lưu vực sông, công cụ pháp lý cần phải được phổ biến rộng rãi và áp dụng triệt để. Đối với việc khai thác, bảo vệ, sử dụng tài nguyên nước, các cơ quan ban ngành cần áp dụng triệt để luật bảo vệ tài nguyên nước. Các quyết định về môi trường phải được dựa trên những thông tin đáng tin cậy và được cập nhật thường xuyên, nhất là về hiện trạng chất lượng và xu hướng diễn biến môi trường. Vì vậy, việc hoàn thiện hệ thống quan trắc là một việc làm cần thiết, chẳng hạn:
- Chuẩn hóa các quy trình khảo sát, lấy mẫu, phân tích thí nghiệm theo chuẩn quốc gia;
- Hoàn thiện và thống nhất hệ thống quan trắc môi trường nước tại lưu vực, qua đó hoàn thiện hệ thống quan trắc cấp v ng và cấp quốc gia;
- Đầu tư, lắp đặt các trang thiết bị quan trắc tự động hoặc liên tục tại các nguồn thải, các thiết bị phân tích có độ chính xác cao tại phòng thí nghiệm;
- Hoàn thiện cơ sở dữ liệu quan trắc môi trường và quản lý bằng GIS. Nâng cao ứng dụng các công nghệ hiện đại như web, cáp quang,… để truyền tải thông tin, hỗ trợ thu thập dữ liệu;
- Nghiên cứu tích hợp các mô hình mô phỏng chất lượng nước vào hệ
thống thông tin môi trường như: mô hình MIKE 11, mô hình SWAT, mô hình QUAL2K,…
- Xây dựng kế hoạch duy trì công tác cập nhật dữ liệu vào các hệ thống thông tin môitrường.