- Giả thuyết 1 (H1): Tỷ lệ nợ xấu năm trước có tác động cùng chiều (+) với tỷ lệ nợ xấu. Tỷ lệ nợ xấu của ngân hàng trong quá khứ không hoàn toàn bị xóa bỏ mà sẽ chuyển sang và ảnh hưởng ở năm tiếp theo.
- Giả thuyết 2 (H2): Dự phòng rủi ro tín dụng có tác động cùng chiều (+) với tỷ lệ nợ xấu. Ngân hàng với số dư nợ quá hạn càng cao sẽ làm tăng dự phòng rủi ro tín dụng.
- Giả thuyết 3 (H3): Tỷ lệ đòn bẩy có tác động cùng chiều (+) với tỷ lệ nợ xấu. Bản chất của việc kinh doanh của ngân hàng là vay mượn nguồn vốn chủ yếu từ các chủ thể thừa vốn trong nền sau đó sẽ cho các chủ thể thiếu vốn vay lại nên phần lớn nguồn vốn của ngân hàng là nợ. Tỷ trọng nợ trong cơ cấu nguồn vốn càng nhiều thì sẽ làm cho ngân hàng áp lực hơn trong việc thanh toán các khoản nợ.
- Giả thuyết 4 (H4): Quy mô ngân hàng có tác động ngược chiều (-) với tỷ lệ nợ xấu. Với quy mô tài sản lớn, giúp cho ngân hàng có cơ hội đa dạng hoá hoạt động, gia tăng thu nhập ngoài lãi, hạn chế được rủi ro tín dụng.
- Giả thuyết 5 (H5): Hiệu quả hoạt động có tác động ngược chiều (-) với tỷ lệ nợ xấu. Tỷ lệ lợi nhuận trên tổng tài sản phản ánh kết quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng, các khoản chi phí dự phòng càng thấp sẽ làm cho lợi nhuận càng cao.
- Giả thuyết 6 (H6): Tốc độ tăng trưởng tín dụng có tác động ngược chiều (-) với tỷ lệ nợ xấu. Khi dư nợ tăng, do trình độ quản lý rủi ro tín dụng của các nhà quản lý tốt, lợi nhuận tăng, ngân hàng tăng thu nhập đầu tư đào cạo cán bộ, bổ sung chi phí giám sát khoản vay, thu hồi nợ tốt, dẩn đến rủi ro tín dụng giảm.
- Giả thuyết 7 (H7): Lạm phát có tác động cùng chiều (+) với tỷ lệ nợ xấu. Khi nền kinh tế đang trong tình trạng lạm phát cao, các chi phí hoạt động của các
doanh nghiệp không ngừng gia tăng, ảnh hưởng đến lợi nhuận của doanh nghiệp và do đó sẽ ảnh hướng đến khả năng thanh toán các khoản nợ ngân hàng đúng hạn.
- Giả thuyết 8 (H8): Tốc độ tăng trưởng GDP có tác động ngược chiều (-) với tỷ lệ nợ xấu. Một khi nền kinh tế tăng trưởng, các doanh nghiệp bán hàng tốt hơn và sẵn sàng đều tư mở rộng sản xuất, nhu cầu cấp tín dụng gia tăng, doanh số bán hàng và lợi tức của doanh nghiệp và cá nhân gia tăng góp phần làm tăng khả năng hoàn trả nợ vay. Khi điều kiện kinh tế xấu đi trong tình trạng trì trệ và suy thoái làm cho sức mua của người tiêu dùng ngày càng giảm. Tồn kho của doanh nghiệp gia tăng miễn cưỡng, điều đó làm ảnh hưởng đến lợi tức của cá nhân và doanh nghiệp, ảnh hưởng đến sự sẵn lòng chi trả của người vay. Những bất lợi này làm gia tăng mức độ rủi ro của các ngân hàng.
3.1.2. Mô hình nghiên cứu
Rủi ro tín dụng được đo lường bằng nhiều phương pháp khác nhau, nhưng trong mô hình này tác giả sử dụng tỷ lệ nợ xấu (Nợ xấu/Tổng dư nợ) làm đại diện.
Bài luận văn sử dụng mô hình dựa trên nghiên cứu của Hasna Chaibi và Zied Ftiti (2014), Võ Thị Quý và Bùi Ngọc Toản (2014) cùng các phát hiện của các nhà nghiên cứu trước. Tác giả đề xuất mô hình nghiên cứu định lượng để xác định chiều hướng và mức độ tác động của các yếu tố đến rủi ro tín dụng tại các NHTM Việt Nam như sau:
NLPi,t = β0 + β1NLPi,t-1 + β2LLPi,t + β3LEVi,t + β4SIZEi,t + β5ROAi,t + β6LGi,t + β7INFt + β8GDPt + εi,t
Trong đó:
Biến phụ thuộc:
NLPi,t : Tỷ lệ nợ xấu của ngân hàng i tại thời điểm t.
Biến độc lập:
NLPi,t-1: Tỷ lệ nợ xấu của ngân hàng i tại thời điểm t-1
LEVi,t: Tỷ lệ đòn bẩy của ngân hàng i tại thời điểm t SIZEi,t: Quy mô của ngân hàng i tại thời điểm t
ROAi,t: Khả năng sinh lời của ngân hàng i tại thời điểm t
LGi,t: Tốc độ tăng trưởng tín dụng của ngân hàng i tại thời điểm t INFt: Lạm phát của nền kinh tế tại thời điểm t
GDPt: Tỷ lệ tăng trưởng GDP của nền kinh tế tại thời điểm t
Bảng 3.1: Bảng mô tả biến
STT KÍ HIỆU BIẾN TÊN GỌI BIẾN KỲ VỌNG
Biến phụ thuộc
NPL Tỷ lệ nợ xấu
Biến độc lập
1 NPLt-1 Tỷ lệ nợ xấu năm trước +
2 LLP Dự phòng rủi ro tín dụng +
3 LEV Tỷ lệ đòn bẩy +
4 SIZE Quy mô Ngân hàng -
5 ROA Hiệu quả hoạt động -
6 LG Tốc độ tăng trưởng tín dụng -
7 INF Lạm phát +
8 GDP Tốc độ tăng trưởng GDP -
Các biến độc lập và biến phụ thuộc và các biến độc lập được tính toán, xây dựng theo các công thức sau:
NLPi,t: Tỷ lệ nợ xấu của ngân hàng i tại thời điểm t = Tổng nợ xấu của ngân hàng i tại thời điểm t / Tổng dư nợ tín dụng của ngân hàng i tại thời điểm t
NLPi,t-1: Tỷ lệ nợ xấu của ngân hàng i tại thời điểm t-1 = Tổng nợ xấu của ngân hàng i tại thời điểm t-1 / Tổng dư nợ tín dụng của ngân hàng i tại thời điểm t-1
LLPi,t: Dự phòng rủi ro tín dụng của ngân hàng i tại thời điểm t= Dự phòng rủi ro tín dụng của ngân hàng i tại thời điểm t / Tổng tài sản của ngân hàng i tại thời điểm t
LEVi,t: Tỷ lệ đòn bẩy của ngân hàng i tại thời điểm t = Tổng nợ của của ngân hàng i tại thời điểm t / Tổng tài sản của ngân hàng i tại thời điểm t
SIZEi,t: Quy mô của ngân hàng i tại thời điểm t = Logarit tổng tài sản của ngân hàng i tại thời điểm t
ROAi,t: Khả năng sinh lời của ngân hàng i tại thời điểm t = Lợi nhuận sau thuế của ngân hàng i tại thời điểm t / Tổng tài sản của ngân hàng i tại thời điểm t.
LGi,t: Tốc độ tăng trưởng tín dụng của ngân hàng i tại thời điểm t = (Tổng dư nợ tín dụng của ngân hàng i tại thời điểm t - Tổng dư nợ tín dụng của ngân hàng i tại thời điểm t-1)/ Tổng dư nợ tín dụng của ngân hàng i tại thời điểm t-1