4.3.1. Về các yếu tố bên trong ngân hàng
4.3.1.1. Rủi ro tín dụng ngân hàng trong quá khứ
Kết quả phân tích cho thấy yếu tố rủi ro tín dụng trong quá khứ với độ trễ là 1 năm có tác động cùng chiều và có ý nghĩa thống kê, khi tỷ lệ nợ xấu năm trước tăng 1% thì tỷ lệ nợ xấu năm nay sẽ tăng 0,22%. Kết quả này phù hợp với những nghiên cứu của Daniel Foos & ctg (2010), Somanadevi Thiagarajan & ctg (2011). Nguyên nhân do hoạt động tín dụng của ngân hàng không chỉ trong ng n hạn mà còn trong dài hạn. Đối với những khoản tín dụng dài hạn sẽ tác động đến rủi ro tín dụng của ngân hàng trong năm mà còn những năm sau.
4.3.1.2. Các khoản dự phòng rủi ro
Mô hình hồi quy cho kết quả các khoản dự phòng rủi ro có tác động cùng chiều và có ý nghĩa thống kê đối rủi ro tín dụng của ngân hàng, cụ thể khi ngân hàng tăng 1% tỷ lệ dự phòng sẽ tác động làm tăng 2,48% tỷ lệ nợ xấu của ngân hàng. Điều này là phù hợp với kỳ vọng ban đầu. Các ngân hàng trong trường hợp dự đoán khả năng xảy ra rủi ro cao sẽ xây dựng một mức dự phòng cao hơn để giảm thiểu sự biến động trong thu nhập. Hay nói cách khác, việc trích lập dự phòng rủi ro tín dụng của các ngân hàng có thể phản ánh được tình hình rủi ro tín dụng tại ngân hàng đó.
Thực trạng về các khoản dự phòng rủi ro của các NHTM Việt Nam cũng thể hiện được tác động cùng chiều của dự phòng rủi ro đối với tỷ lệ nợ xấu.
Hình 4.1:Tỷ lệ dự phòng rủi ro tín dụng trên tổng tài sản của 25 NHTM cổ phần Việt Nam (2007-2017)
Nguồn: Tổng hợp và tính toán từ dữ liệu thu thập được từ Báo cáo tài chính hợp nhất của 25 NHTM cổ phần Việt Nam
Với số liệu thống kê từ mẫu 25 NHTM cổ phần Việt Nam cho thấy từ năm 2007, theo đà tăng của tỷ lệ nợ xấu, các NHTM cũng phải trích lập dự phòng rủi ro tín dụng nhiều hơn cho các khoản nợ xấu này khiến cho tỷ lệ dự phòng rủi ro tín dụng trên tổng tài sản có xu hướng tăng cao nhất năm 2008 là 1,04%. Tuy nhiên, tỷ lệ dự phòng từ năm 2009 đến năm 2011 lại có xu hướng giảm, đi ngược lại với xu hướng tăng lên của tỷ lệ nợ xấu trong hệ thống ngân hàng Việt Nam. Từ năm 2011 đến năm 2012, các NHTM tăng cường trích lập dự phòng rủi ro tín dụng, đến năm 2012 là tỷ lệ dự phòng rủi ro tín dụng trong tổng tài sản là 0,88%, điều này được giải thích bởi năm 2012 tỷ lệ nợ xấu của các ngân hàng đạt tỷ lệ cao nhất. Từ năm 2013 trở đi tỷ lệ nợ xấu của các ngân hàng đã được cải thiện đáng kể, các ngân hàng yếu kém đã được NHNN kiểm soát, theo dõi chặt chẽ, tỷ lệ nợ xấu giảm đáng kể khiến cho việc trích lập dự phòng rủi ro cho các khoản nợ xấu của các ngân hàng cũng giảm theo, nguyên nhân là do các ngân hàng đã và đang tăng tốc trong việc
0.74% 1.04% 0.91% 0.84% 0.79% 0.88% 0.85% 0.81% 0.78% 0.81% 0.77% 1.50% 2.06% 1.90% 2.04% 2.86% 4.08% 3.61% 3.25% 2.55% 2.46% 1.99% 0.00% 0.50% 1.00% 1.50% 2.00% 2.50% 3.00% 3.50% 4.00% 4.50% 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016 2017 Tỷ lệ RRTD / Tổng TS Tỷ lệ nợ xấu
đẩy mạnh bán nợ xấu cho AMC để xử lý các khoản nợ này. Theo kết quả nghiên cứu thì trên thực tế, tỷ lệ dự phòng rủi ro có tác động cùng chiều tới tỷ lệ nợ xấu.
4.3.1.3. Đòn ẩy tài chính
Kết quả hồi quy mô hình cho thấy tỷ lệ đòn bẩy tài chính của ngân hàng có tác động cùng chiều đến rủi ro tín dụng nhưng không lại không có ý nghĩa thống kê. Vì thế, đối với các NHTM Việt Nam tác giả chưa tìm thấy mối liên hệ giữa tỷ lệ đòn bẩy tài chính của ngân hàng và rủi ro tín dụng. Chỉ số này ảnh hưởng trực tiếp đến rủi ro trong cơ cấu nguồn vốn của bản thân ngân hàng hơn là rủi ro tín dụng.
4.3.1.4. Quy mô tổng tài sản của ngân hàng
Kết quả hồi quy cho thấy khi quy mô tổng tài sản của ngân hàng tăng 1% thì tỷ lệ rủi ro tín dụng của ngân hàng giảm 0,006%, tức quy mô ngân hàng có tác động ngược chiều và có ý nghĩa thống kê đến rủi ro tín dụng của ngân hàng, cụ thể là quy mô ngân hàng càng lớn thì rủi ro tín dụng của ngân hàng càng giảm.
Kết quả này là phù hợp với kỳ vọng ban đầu và phù hợp với nghiên cứu Nabila Zribi1 và Younes Boujelbène, 2011. Điều này là hợp lý đối với các NHTM ở Việt Nam bởi vì các ngân hàng có quy mô lớn thường tập trung những khách hàng lớn như doanh nghiệp Nhà nước, tập đoàn kinh tế. Những đối tượng khách hàng này có rủi ro tín dụng tương đối thấp bao gồm cả rủi ro về tài sản đảm bảo, rủi ro về ngành nghề hoạt động, v.v… Đồng thời các ngân hàng có quy mô lớn có chuyên môn, trình độ cao hơn trong quản lý rủi ro sẽ giúp hạn chế rủi ro tín dụng của Ngân hàng một cách hiệu quả.
Dựa trên các số liệu của hệ thống ngân hàng ở Việt Nam cho thấy kết quả hồi quy hoàn toàn phù hợp với tình hình thực trạng tại Việt Nam.
Hình 4.2: Tổng tài sản và tốc độ tăng trưởng tài sản của 25 NHTM cổ phần Việt Nam (2007-2017)
Nguồn: Tổng hợp và tính toán từ dữ liệu thu thập được từ Báo cáo tài chính hợp nhất của 25 NHTM cổ phần Việt Nam
Quy mô tổng tài sản của 25 NHTM cổ phần Việt Nam được tiến hành khảo sát từ năm 2007 đến năm 2017 không ngừng gia tăng qua các năm với tốc độ tăng trưởng trung bình là 21%/năm. Tuy nhiên, tốc độ tăng trưởng tổng tài sản không đồng đều giữa các năm. Giai đoạn từ năm 2008-2010, các ngân hàng không ngừng gia tăng quy mô với tốc độ rất cao, trung bình 34%/năm. Nguyên nhân do tác động của thời kỳ nền kinh tế phát triển nóng, nhu cầu vốn trong nền kinh tế tăng mạnh, các ngân hàng hoạt động có hiệu quả nên không ngừng gia tăng tổng tài sản. Giai đoạn từ 2010 – 2012, do tác động của cuộc khủng hoảng tài chính và khủng hoảng kinh tế toàn cầu, thị trường bất động sản gặp khó khăn, hoạt động của các NHTM trở nên trì trệ, thể hiện qua việc tốc độ tăng trưởng tổng tài sản ngân hàng giảm mạnh, thấp nhất năm 2012 chỉ còn 2% và đó cũng là năm hệ thống NHTM đạt mức tỷ lệ nợ xấu cao nhất. Giai đoạn năm 2012 trở đi, nền kinh tế dần hồi phục và phát triển bền vững hỗ trợ cho sự phát triển trở lại của hệ thống ngân hàng. Tăng trưởng tổng tài sản của ngân hàng được phục hồi và giữ vững (trung bình đạt 15%/năm), đi kèm với đó là hiệu quả và chất lượng hoạt động của ngân hàng trong đó có hoạt động tín dụng được cải thiện, ảnh hưởng tích cực đến rủi ro tín dụng của ngân hàng.
4.3.1.5. Khả năng sinh ời
21.0% 38.7% 40.6% 24.5% 2.1% 11.5% 16.4% 17.8% 18.1% 18.2% 00% 05% 10% 15% 20% 25% 30% 35% 40% 45% 0 1,000,000,000 2,000,000,000 3,000,000,000 4,000,000,000 5,000,000,000 6,000,000,000 7,000,000,000 8,000,000,000 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016 2017
Kết quả hồi quy mô hình cho thấy khả năng sinh lời của ngân hàng có tác động ngược chiều đến rủi ro tín dụng nhưng không lại không có ý nghĩa thống kê. Vì thế, tác giả chưa tìm thấy mối liên hệ giữa khả năng sinh lời của ngân hàng và rủi ro tín dụng trong trường hợp ở các NHTM Việt Nam.
Thực trạng về khả năng sinh lời của 25 NHTM cổ phần Việt Nam:
Hình 4.3: Tỷ suất sinh lời trên tổng tài sản của 25 NHTM cổ phần Việt Nam (2007-2017)
Nguồn: Tổng hợp và tính toán từ dữ liệu thu thập được từ Báo cáo tài chính hợp nhất của 25 NHTM cổ phần Việt Nam
Tỷ suất sinh lời của các NHTM cổ phần Việt Nam trong giai đoạn 2007 – 2011 ở mức cao, trung bình trên 1%/năm. Tuy nhiên, từ năm 2012 trở đi, nền kinh tế suy thoái, hoạt động của các ngân hàng gặp khó khăn, NHNN siết chặt các quy định về an toàn vốn, hạn mức cho vay nên khả năng sinh lời của các NHTM có xu hướng giảm và đạt mức thấp nhất vào năm 2015 là 0,6%. ào năm 2016 và 2017 tỷ suất sinh lời đã tăng nhẹ trở lại ở mức lần lượt là 0,62% và 0,76%.
4.3.1.6. Tốc độ tăng trƣởng tín dụng
Trái với kỳ vọng ban đầu, tốc độ tăng trưởng tín dụng có tác động ngược chiều và có ý nghĩa thống kê, khi tốc độ tăng trưởng tín dụng tăng 1% thì tỷ lệ nợ xấu giảm 0,001%. Nguyên nhân là do ở Việt Nam khi xảy ra hiện tượng khủng hoảng
1.16% 1.09% 1.09% 1.22% 1.14% 1.07% 0.83% 0.71% 0.66% 0.60% 0.62% 0.76% 0.00% 0.20% 0.40% 0.60% 0.80% 1.00% 1.20% 1.40% 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016 2017
tài chính, tỷ lệ nợ xấu gia tăng, các NHTM đã áp dụng các biện pháp kiềm chế nợ xấu, thực hiện siết chặt các chỉ tiêu xét duyệt tín dụng.
Thực tế dựa theo số liệu của hệ thống ngân hàng Việt Nam thì cũng cho thấy tỷ lệ nợ xấu và tốc độ tăng trưởng tín dụng có mối quan hệ ngược chiều.
Hình 4.4: Tốc độ tăng trưởng tín dụng và tỷ lệ nợ xấu của hệ thống ngân hàng Việt Nam (2007-2017)
Nguồn: Tổng hợp và tính toán từ dữ liệu thu thập được từ Báo cáo tài chính hợp nhất của 25 NHTM cổ phần Việt Nam
Năm 2007, nền kinh tế còn trong giai đoạn phát triển nóng, tốc độ tăng trưởng tín dụng đạt mức cao kỳ lục (53,89%), tỷ lệ nợ xấu ở mức thấp nhất là 1,5%. Trong khoảng thời gian 2008 – 2013, ảnh hưởng của khủng hoảng tài chính dẫn đến suy thoái kinh tế trên toàn cầu, trong đó có iệt Nam khiến tốc độ tăng trưởng tín dụng giảm mạnh trong khi tỷ lệ nợ xấu liên tục tăng và đạt mức cao nhất năm 2012 (4,08%). Đồng thời các NHTM cho vay mà không có sự thẩm định, kiểm soát chặt chẽ, tuân thủ những quy định an toàn trong cho vay của NHNN kết hợp với các khoản cho vay trước kia không thu hồi được nợ gốc và lãi vay do tình hình kinh tế suy thoái khiến hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn, nhiều doanh nghiệp thậm chí phải phá sản nên không có khả năng thanh toán nợ cho
1.50% 2.06% 1.90% 2.04% 2.86% 4.08% 3.61% 3.25% 2.55% 2.46% 1.99% 53.89% 23.40% 37.53% 31.19% 14.33% 8.85% 12.52% 14.16% 17.26% 18.25% 18.24% 0% 10% 20% 30% 40% 50% 60% 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016 2017
các ngân hàng. Ngoài ra, tỷ lệ nợ xấu gia tăng trong giai đoạn 2010 - 2012 còn do sự suy yếu của thị trường bất động sản.
Từ năm 2013 nền kinh tế có dấu hiệu dần phục hồi, tín dụng dần tăng trưởng trở lại với tốc độ trung bình là 15,55%/năm. Bên cạnh những nỗ lực của NHNN nhằm kìm hãm nợ xấu thông qua việc tái cơ cấu lại các khoản nợ và thực hiện bán nợ cho VAMC, các ngân hàng đã áp dụng những chuẩn mực mới về phân loại nợ chặt chẽ hơn theo quy định Thông tư 09/2014/TT-NHNN. Vì thế, tỷ lệ nợ xấu của hệ thống ngân hàng đã b t đầu giảm và đạt mức cho phép (thấp hơn 3%) vào năm 2015, tiếp tục duy trì tỷ lệ ổn định năm 2016 và năm 2017 lần lượt là 2,46% và 1,99% trên tổng dư nợ.
Dựa vào hình 4.4, mối quan hệ ngược chiều giữa tăng trưởng tín dụng và tỷ lệ nợ xấu. Khi tốc độ tăng trưởng tín dụng tăng thì sẽ nhận thấy rõ là tỷ lệ nợ xấu sẽ giảm, cụ thể trong giai đoạn năm 2012 đến 2017 tốc độ tăng trưởng tín dụng có xu hướng tăng lên so với năm trước thì tỷ lệ nợ xấu qua các năm sẽ giảm xuống.
4.3.2. Các yếu tố bên ngoài ngân hàng 4.3.2.1. Tỷ lệ lạm phát
Kết quả hồi quy mô hình cho thấy tỷ lệ lạm phát của nền kinh tế có tác động cùng chiều đến rủi ro tín dụng, phù hợp với kỳ vọng ban đầu của tác giả và có ý nghĩa thống kê. Theo kết quả kiểm định, khi tốc độ lạm phát tăng lên 1% thì tỷ lệ nợ xấu của ngân hàng sẽ tăng 0,02%. Điều này được lý giải do trong thời kỳ nền kinh tế trong tình trạng lạm phát tăng thì sẽ làm giảm giá trị thực của nguồn thu nhập của khách hàng, chi phí tăng lên làm cho lợi nhuận của khách hàng giảm xuống, từ đó ảnh hưởng đến khả năng hoàn trả vốn vay đúng hạn của khách hàng.
Số liệu vĩ mô của nền kinh tế về lạm phát và tỷ lệ nợ xấu của 25 NHTM cổ phần Việt Nam được nghiên cứu thể hiện tại hình 4.5.
Hình 4.5: Tỷ lệ lạm phát của Việt Nam (2007-2017)
Nguồn: Tổng cục thống kê và Tổng hợp và tính toán từ dữ liệu thu thập được từ Báo cáo tài chính hợp nhất của 25 NHTM cổ phần Việt Nam
Nền kinh tế Việt Nam trong giai đoanh từ năm 2007 đến năm 2017 có tỷ lệ lạm phát không ổn định. Trung bình tỷ lệ lạm phát Việt Nam ở mức 9,12%, tuy nhiên, năm 2008 và năm 2011, tỷ lệ lạm phát tăng đột biến lần lượt ở mức 19,89% và mức 18,13% và vào thời điểm này thì tỷ lệ nợ xấu của các NHTM tăng lên so với năm trước. Từ năm 2007 đến năm 2012, tỷ lệ lạm luôn ở mức cao, trung bình 12,52%/năm trong khi đó nền kinh tế trong giai đoạn này có tốc độ phát triển chậm lại, đã thể hiện sự bất ổn trong nền kinh tế. Giai đoạn từ năm 2013 đến năm 2015, nền kinh tế dần phục hồi, thêm vào đó các chính sách thúc đẩy kinh tế, kiềm chế lạm phát của Chính phủ đã phát huy tác đụng, đưa nền kinh tế trở lại ổn định và phát triển bền vững, đồng thời tỷ lệ nợ xấu của các NHTM cũng giảm từ 3,25% xuống còn 2,55%.
4.3.2.2. Tốc độ tăng trƣởng kinh tế
Tốc độ tăng trưởng GDP có tác động ngược chiều và có ý nghĩa thống kê đối với rủi ro tín dụng, cụ thể khi tốc độ tăng trưởng GDP tăng 1% thì tỷ lệ nợ xấu của
1.50% 2.06% 1.90% 2.04% 2.86% 4.08% 3.61% 3.25% 2.55% 2.46% 1.99% 12.60% 19.89% 6.52% 11.75% 18.13% 6.81% 6.04% 1.84% 0.60% 4.74% 3.53% 0.00% 5.00% 10.00% 15.00% 20.00% 25.00% 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016 2017 Tỷ lệ nợ xấu Lạm phát
Ngân hàng sẽ giảm 0,273%. Điều này là phù hợp với kỳ vọng ban đầu của tác giả và phù hợp với nghiên cứu của Asghar Ali và Kevin Daly (2010), Nabila Zribi1 và Younes Boujelbène (2011), Hasna Chaibi và Zied Ftiti (2014). Điều này được lý giải là do trong thời kỳ nền kinh tế tăng trưởng, các khách hàng vay nợ có thể có môi trường làm việc thuận lợi, hiệu quả để có đủ tiền để trả nợ, nhưng trong thời kỳ kinh tế suy thoái, khả năng trả nợ của họ giảm do công việc kinh doanh trở nên khó khăn hơn. Chính vì vậy, thời kỳ kinh tế suy thoái dễ dẫn đến việc gia tăng nợ xấu, do vậy dẫn đến mối quan hệ ngược chiều giữa tốc độ tăng trưởng GDP và rủi ro tín dụng của các ngân hàng.
Hình 4.6: Tỷ lệ tăng trưởng GDP của Việt Nam (2007-2017)
Nguồn: Tổng cục thống kê và Tổng hợp và tính toán từ dữ liệu thu thập được từ Báo cáo tài chính hợp nhất của 25 NHTM cổ phần Việt Nam
Việt Nam là quốc gia đang phát triển và có tốc độ tăng trưởng kinh tế GDP thuộc nhóm các hàng đầu thế giới. Trước năm 2008, tốc độ tăng trưởng bình quân hàng năm của Việt Nam là 7-8%/năm. Tuy nhiên đến năm 2008, tốc độ tăng trưởng đã chậm lại và chỉ đạt 5,32% năm 2009. Từ năm 2009 đến năm 2014, nền kinh tế