Kiến nghị đối với Chính phủ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến rủi ro tín dụng của các ngân hàng thương mại việt nam (Trang 67)

Kết quả nghiên cứu của luận văn về tác động của các yếu tố vĩ mô cho thấy một sự tăng trưởng kinh tế bằng một chính sách bùng nổ tín dụng bằng mọi giá đã gây ra một tâm lý cho vay dễ dàng của các NHTM Việt Nam và nguy cơ rủi ro tín dụng gia tăng khi nền kinh tế suy giảm.

Việc sử dụng chính sách tiền tệ thúc đẩy tăng trưởng kinh tế khiến cho nền kinh tế gánh chịu nhiều rủi ro: Lạm phát b t đầu gia tăng, căng thẳng thanh khoản. Những rủi ro của nền kinh tế sẽ ảnh hưởng lớn đến khả năng trả nợ vay của khách hàng và nguy cơ rủi ro của ngân hàng càng gia tăng.

Để ngăn ngừa nguy cơ rủi ro tín dụng của các NHTM Việt Nam từ các yếu tố vĩ mô, Chính phủ cần phải duy trì ổn định kinh tế vĩ mô bằng những chính sách và thể chế kịp thời, nhất quán theo thời gian và đồng bộ giữa các ban ngành.

Thứ nhất: Không quá chú trọng thúc đẩy nền kinh tế bằng chính sách tiền tệ mọi giá do nếu Chính phủ sử dụng chính sách tiền tệ để thúc đẩy nền kinh tế sẽ làm cho tỷ lệ lạm phát tăng cao, ảnh hưởng đến tỷ giá của đồng nội tệ so với đồng ngoại tệ.

Thứ hai: Để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, chính sách tiền tệ mở rộng sẽ được thực hiện là cần thiết. Tuy nhiên việc tăng trưởng tín dụng phải được kiểm soát, giám sát chặt chẽ bởi cơ quan quản lý, giám sát ngân hàng phù hợp với khả năng

kiểm soát lạm phát và kiểm soát phân bổ luồng tín dụng vào lĩnh vực sản xuất, tránh đưa vốn tín dụng vào các lĩnh vực nhiều rủi ro như lĩnh vực bất động sản.

5.3.2. Đối với Ngân hàng Nhà nƣớc Việt Nam

Trước hết NHNN cần nâng cao năng lực quản lý, điều hành, năng lực xây dựng chính sách. Cơ cấu lại tổ chức và chức năng nhiệm vụ của NHNN nhằm nâng cao hiệu quả điều hành vĩ mô theo hướng xây dựng một ngân hàng trung ương hiện đại, phù hợp với thông lệ chung của thế giới, đảm bảo tính độc lập của NHNN trong việc điều hành chính sách tiền tệ và quản lý nhà nước về hoạt động ngân hàng, hạn chế sự can thiệp của Chính phủ vào hoạt động của NHNN.

Đảm bảo các quy chế thanh tra và giám sát của Cơ quan thanh tra, giám sát ngân hàng được triển khai một cách hiệu quả và đồng bộ trên toàn quốc, NHNN cần xây dựng hệ thống giám sát ngân hàng hiện đại và hữu hiệu (về thể chế, mô hình tổ chức, con người và phương pháp) nhằm đáp ứng yêu cầu thực tiễn phát triển hệ thống ngân hàng Việt Nam và thực hiện đúng các nguyên t c, chuẩn mực quốc tế về giám sát ngân hàng. Đồng thời, cần hoàn thiện khuôn khổ pháp luật về giám sát ngân hàng và hạ tầng cơ sở kỹ thuật phục vụ hoạt động giám sát ngân hàng. Mối tương quan âm giữa tốc độ tăng trưởng kinh tế và khả năng sinh lời của các ngân hàng thể hiện trong nghiên cứu thực nghiệm được lý giải từ sự góp mặt của các ngân hàng nước ngoài. Những ngân hàng này đã đóng góp vào sự tăng trưởng chung của nền kinh tế nhưng đồng thời cũng tạo áp lực cạnh tranh đối với các NHTM Việt Nam. Điều này đặt ra vấn đề cấp thiết là NHNN cần có tác động điều chỉnh nhằm nâng cao khả năng tài chính của các NHTM Việt Nam như việc khuyến khích các ngân hàng chủ động sáp nhập theo nguyên t c thị trường. Nếu việc sáp nhập được thực hiện tốt thì sẽ giúp các NHTM hoạt động được tốt hơn, đảm bảo cho hệ thống NHTM hoạt động ổn định, cạnh tranh lành mạnh.

Xây dựng hệ thống thông tin hiện đại hỗ trợ cho giám sát từ xa, hệ thống chấm điểm và xếp hạng theo tiêu chuẩn Camels. Định kì đánh giá hoạt động của các NHTM, thực hiện tốt việc công bố thông tin, nâng cao tính minh bạch, trách nhiệm

cũng như chất lượng trong việc cung cấp các thông tin tạo niềm tin cho công chúng qua đó tạo điều kiện thuận lợi cho việc điều hành chính sách tiền tệ của NHNN cũng như hoạt động của các NHTM. Ngoài ra, NHNN cần đẩy nhanh việc ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác điều hành, giám sát giúp công tác của NHNN cập nhật tức thời các thông tin liên quan đến hoạt động tín dụng, luôn bám sát mọi biến động của thị trường ngân hàng trong nước và thế giới. Từ đó NHNN sẽ có những quyết định kịp thời trong quá trình điều chỉnh chính sách, thúc đẩy lĩnh vực tài chính – tiền tệ ngày càng phát triển nhanh hơn.

Đối với tình hình nợ xấu xảy ra nghiêm trọng tại các NHTM Việt Nam hiện nay, NHNN phải có biện pháp quyết liệt để xác định số liệu thực tế về quy mô và cơ cấu của nợ xấu hiện nay. Đồng thời NHNN cần tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra trong vấn đề phân loại nợ, trích lập và sử dụng quỹ dự phòng rủi ro tín dụng của các NHTM. Hạn chế tình trạng sở hữu, đầu tư chéo, thông qua các biện pháp thanh tra, kiểm tra sở hữu chéo, đầu tư chéo, xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm quy định của pháp luật. Làm minh bạch các mối quan hệ r c rối này để kiểm soát tình trạng thâu tóm ngân hàng hạn chế nợ xấu trong hệ thống ngân hàng. NHNN cần xác định rõ ràng vai trò của VAMC trong vấn đề xử lý các khoản nợ xấu do tổ chức này mua lại sao cho có hiệu quả. Tránh tình trạng VAMC chỉ đơn thuần chuyển đổi nợ xấu của các TCTD yếu kém thành nợ của VAMC, rồi 5 năm sau, AMC không giải quyết được, lại tiếp tục chuyển trả về cho các TCTD. Trong khi thời gian này, các TCTD vẫn phải trích lập dự phòng rủi ro cho các khoản nợ xấu này. Vấn đề này tạo ra những tác động tiêu cực, rõ nét nhất là việc các TCTD sẽ cố tình tìm mọi cách che giấu con số nợ xấu. Khi đó, nợ xấu vẫn không được giải quyết và sự tồn tại AMC trong trường hợp này là quá thừa. Vì vậy, Nhà nước cần tạo hành lang pháp lý thuận lợi để cho các tổ chức quốc tế cũng như cá nhân quan tâm đến việc đầu tư vào các khoản nợ xấu này có cơ hội tiếp cận. Theo đó, để đẩy nhanh việc bán nợ xấu cho đối tác ngoại thì các thủ tục hành chính cũng cần phải được cải cách theo hướng đơn giản và rút gọn hơn để tạo thuận lợi nhất cho nhà đầu tư sau khi họ quyết định mua.

Và cuối cùng, NHNN cần có chiến lược đào tạo và phát triển đội ngũ cán bộ. Nhân lực của NHNN cần được đào tạo với trình độ chuyên môn cao, n m vững các nghiệp vụ ngân hàng hiện đại và những nghiệp vụ của tổ chức tài chính quốc tế như IMF, World Bank, ADB,... Đồng thời, NHNN cần hướng các NHTM chủ động công bố và minh bạch thông tin trong quản trị rủi ro. Sớm xây dựng lộ trình cụ thể để thực hiện quản trị rủi ro toàn diện theo Basel I, Basel II và Basel III để đảm bảo an toàn trong hoạt động ngân hàng.

5.4. Hạn chế của luận văn và đề xuất hƣớng nghiên cứu tiếp theo

Trong thời gian thực hiện luận văn, tác giả đã cố g ng để hoàn thiện đề tài nghiên cứu một cách tốt nhất. Tuy nhiên, do hạn chế về khả năng của bản thân cũng như thời gian thực hiện nên luận văn không thể tránh khỏi những hạn chế nhất định như sau:

- Do hạn chế về thời gian nên mẫu nghiên cứu trong luận văn do tác giả thu thập được chỉ bao gồm 25 NHTM nên kết quả nghiên cứu chưa thật sự mang tính đại diện cho tất cả các NHTM Việt Nam hiện nay.

- Luận văn chỉ tập trung phân tích những yếu tố nội tại của hệ thống NHTM và các yếu tố vĩ mô có ảnh hưởng đến rủi ro tín dụng để trên cơ sở đó đề xuất những khuyến nghị nhằm hạn chế hoặc tăng cường sự tác động của các yếu tố này đến rủi ro tín dụng và luận văn cũng chỉ lựa chọn các yếu tố trọng yếu, chưa đưa vào được đầy đủ các yếu tố tác động khác.

Do đó, để việc nghiên cứu về đề tài rủi ro tín dụng của hệ thống NHTM Việt Nam được hoàn thiện hơn, tác giả xin đề xuất hướng nghiên cứu tiếp theo của đề tài là tiến hành lấy mẫu bao gồm nhiều NHTM hơn hoặc sử dụng các mô hình nghiên cứu rủi ro tín dụng của hệ thống NHTM dựa trên các nguyên nhân khách quan và chủ quan gây ra rủi ro tín dụng để từ đó có các biện pháp giúp hạn chế và phòng ngừa rủi ro tín dụng cho toàn hệ thống NHTM Việt Nam.

Kết luận chƣơng 5:

Trên cơ sở nghiên cứu lý thuyết, đánh giá thực trạng tại các NHTM Việt Nam, phân tích định lượng các yếu tố tác động đến rủi ro tín dụng tại các NHTM Việt Nam ở những chương trước. Chương 5 của luận văn đã cho thấy những định hướng phát triển của hệ thống NHTM Việt Nam trong thời gian tới và đề ra các giải pháp nhằm hạn chế rủi ro tín dụng cho các NHTM Việt Nam nói riêng và hệ thống ngân hàng nói chung.

Bên cạnh đó, trong chương này tác giả cũng đã trình bày một số hạn chế của đề tài nghiên cứu và gợi ý hướng nghiên cứu về chủ đề này trong những đề tài tiếp.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO Danh mục tài liệu tham khảo tiếng Việt

1. Báo cáo tài chính hợp nhất của các NHTM Việt Nam.

2. Châu Đình Linh 2015, Bức tranh toàn diện về xử lý nợ xấu ngân hàng từ 2010 đến tháng 8/2015, http://cafef.vn/tai-chinh-ngan-hang/buc-tranh-toan-dien-ve-

xu-ly-no-xau-ngan-hang-tu-2010-den-thang-8-2015-20150904084710834.chn, ngày

truy cập 08/05/2019.

3. Đinh Thị Thanh Vân 2012, So sánh nợ xấu, phân loại nợ và trích lập dự phòng rủi ro tín dụng của Việt Nam và thông lệ quốc tế, Tạp chí Ngân hàng Số 19, tháng 10, trang 5 – 12.

4. Hồ Diệu 2002, Quản trị ngân hàng, Nhà xuất bản thống kê, Hà Nội.

5. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam 2013, Thông tư 2/2013/TT-NHNN, Quy định về phân loại tài sản có, mức trích, phương pháp trích lập dự phòng rủi ro và việc sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro trong hoạt động của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài.

6. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam 2013, Thông tư số 39/2013/TT-NHNN

Quy định xác định, trích lập, quản lý và sử dụng khoản dự phòng rủi ro của NHNN Việt Nam.

7. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam 2014, Quyết định số 22/VBHN-NHNN,

Ban hành quy định về phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro tín dụng trong hoạt động ngân hàng của tổ chức tín dụng.

8. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam 2015, Chỉ thị số 02/CT-NHNN, Tăng cường xử lý nợ xấu của tổ chức tín dụng.

9. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam 2015, Tình hình nợ xấu và các giải pháp chủ yếu để xử lý nợ xấu trong hệ thống Ngân hàng, Tài liệu phụ vụ Hội nghị Báo cáo viên toàn quốc tháng 04/2015.

10. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam 2016, Thông tư 39/2016/TT-NHNN, Quy định về hoạt động cho vay của tổ chức tín dụng, Chi nhánh ngân hàng nước ngoài đối với khách hàng.

11. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Báo cáo thường niên,

https://www.sbv.gov.vn/webcenter/portal/vi/menu/rm/apph/bctn?_afrLoop=591141 269000#%40%3F_afrLoop%3D591141269000%26centerWidth%3D80%2525%26l eftWidth%3D20%2525%26rightWidth%3D0%2525%26showFooter%3Dfalse%26s

howHeader%3Dfalse%26_adf.ctrl-state%3Dlbez9v543_4, ngày truy cập

08/05/2019.

12. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam 2019, Thống kê hoạt động của hệ thống

các Tổ chức tín dụng, https://sbv.gov.vn/webcenter/portal/vi/menu/trangchu/tk/hdchtctctd/tkmsctcb?_afrL oop=797495670000#%40%3F_afrLoop%3D797495670000%26centerWidth%3D8 0%2525%26leftWidth%3D20%2525%26rightWidth%3D0%2525%26showFooter %3Dfalse%26showHeader%3Dfalse%26_adf.ctrl-state%3Dyg9d0kc0a_100, ngày truy cập 08/05/2019.

13. Nguyễn Chí Trung 2017, Về quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng thương mại, http://thoibaonganhang.vn/ve-quan-tri-rui-ro-tin-dung-tai-nhtm-

62918.html, ngày truy cập 08/05/2019

14. Nguyễn Tuấn Kiệt và Đinh Hùng Phú 2015, Các yếu tố vĩ mô và vi mô tác động đến nợ xấu của hệ thống Ngân hàng Việt Nam, Phát triểntriển kinh tế - xã hội ĐBSCL, số 12/2015.

15. Phan Hồng Mai và Cao Đức Anh 2014, Nhân tố ảnh hưởng tới tỷ lệ nợ xấu của các ngân hàng thương mại Việt Nam, Tạp chí Kinh tế và Phát triển Số 207, tháng 9 năm 2014.

16. Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa iệt Nam khóa XII 2010, Luật số 47/2010/QH12, “Luật các tổ chức tín dụng”.

17. Tạp chí tài chính 2017, Thực trạng nợ xấu hiện nay ra sao?,

http://tapchitaichinh.vn/kinh-te-vi-mo/thuc-trang-no-xau-hien-nay-ra-sao-

114968.html, ngày truy cập 08/05/2019.

18. Tổng cục thống kê, Chỉ số giá tiêu dùng,

https://www.gso.gov.vn/default.aspx?tabid=628, ngày truy cập 08/05/2019.

19. Trầm Thị Xuân Hương 2012, Giáo trình nghiệp vụ Ngân hàng thương mại, Nhà xuất bản kinh tế TP.Hồ Chí Minh.

20. Trần Huy Hoàng 2011, Quản trị ngân hàng thương mại, Nhà xuất bản Lao động xã hội, TP.HCM.

21. Trần Trọng Phong, Trần ăn Bằng và Nguyễn Song Phương 2015, Các nhân tố ảnh hương đến nợ xấu tại các ngân hàng thương mại Việt Nam, Tạp chí kinh tế và phát triển, số 6/2015.

22. Trương Quang Thông và cộng sự 2015, Ngân hàng Việt Nam giai đoạn 2007– 2013, Nhà xuất bản kinh tế TP.HCM.

23. Võ Thị Quý và Bùi Ngọc Toản 2014, Các yếu tố ảnh hưởng đến rủi ro tín dụng của hệ thống Ngân hàng thương mại Việt Nam, Tạp chí khoa học trường Đại học Mở TPHCM, số 5/2014.

24. Vietstock, Dữ liệu Báo cáo tài chính các NHTM, https://vietstock.vn/, truy cập ngày 08/05/2019.

Danh mục tài liệu tham khảo tiếng Anh

1. Abhiman Das and Saibal Ghosh 2007, Determinants of Credit Risk in Indian State-owned Banks: An Empirical Investigation, MPRA Paper.

2. Asghar Ali, Kevin Daly 2010, Macroeconomic determinants of credit risk: Recent evidence from a cross country study, International Review of Financial Analysis.

3. Daniel Foos, Lars Norden, Martin Weber 2007, Loan Growth and Riskiness of Banks, Working paper.

4. David Roodman 2009, A Note on the Theme of Too Many Instruments, Working paper 125.

5. Eftychia Nikolaidou and Sofoklis D. Vogiazas 2014, Credit Risk Determinants for the Bulgarian Banking System, International Atlantic Economic Society.

6. Fadzlan Sufian and Royfaizal Razali Chong 2008, Determinants Of Bank Profitability In A Developing Economy: Empirical Evidence From The Philippines, Asian Academy of Management Journal of Accounting and Finance.

7. Gabriel Jimenez and Jesus Saurina 2003, Collateral, type of lender and relationship banking as determinants of credit risk, Journal of Banking & Finance 28 (2004), pp. 2191–2212.

8. Gary H. Stern and Ron J. Feldman 2004, To Big to Fail: The Hazards of Bank Bailouts, Brookings Institution Press.

9. Hasan Ayaydin 2014, The Effect of Bank Capital on Profitability and Risk in Turkish Banking, International Journal of Business and Social Science, Turkey.

10. Hasna Chaibi and Zied Ftiti 2015, Credit risk determinants: Evidence from a cross-country study, Research in International Business and Finance 33 (2015), pp. 1–16.

11. Iftekhar Hasan and Larry D. Wall 2004, Determinants of the Loan Loss Allowance: Some Cross-Country Comparisons, The Financial Review, Eastern Finance Association.

12. Mark Swinburne 2007, Decomposing Financial Risks and Vulnerabilities in Eastern Europe, IMF Working Paper.

13. Muhammad Nur Aidi and Resty Indah Sari 2012, Classification of Debtor Credit Status and Determination Amount of Credit Risk by Using Linier Discriminant Function, The 5th International Conference on Research anh Education in Mathematics.

14. Nabila Zribi1 and Younes Boujelbène 2011, The factors influencing bank credit risk: The case of Tunisia, Journal of Accounting and Taxation Vol. 3(4), pp. 70-78.

15. Nicolae Petria 2013, Determinants of banks’ profitability: evidence from EU 27 banking systems, Procedia Economics and Finance.

16. Norlida Abdul Manab, Ng Yen Theng and Rohani Md-Rus 2015, The Determinants of Credit Risk in Malaysia, Procedia - Social and Behavioral Sciences 172 (2015), pp. 301 – 308.

17. Somanadevi Thiagarajan, S. Ayyappan, A. Ramachandran 2011, Credit Risk Determinants of Public and Private Sector Banks in India, European Journal of

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến rủi ro tín dụng của các ngân hàng thương mại việt nam (Trang 67)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(84 trang)