Giới thiệu về Ngân hàng TMCP Đầu tƣ và Phát triển Việt Nam

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) rủi ro trong hoạt động thẻ tại ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển việt nam (Trang 34)

7. Kết cấu đề tài

2.1.1. Giới thiệu về Ngân hàng TMCP Đầu tƣ và Phát triển Việt Nam

Lịch sử hình thành Ngân hàng TMCP Đầu tƣ và Phát triển Việt Nam: Tên đầy đủ : Ngân hàng TMCP Đầu tƣ và Phát triển Việt Nam

Tên giao dịch quốc tế: Joint Stock Commercial Bank for Investment and Development of Vietnam

Tên viết tắt: BIDV

Vốn điều lệ : 34.187.153.340.000VND

Địa chỉ trụ sở chính: Tháp BIDV, 35 Hàng Vôi, Quận Hoàn Kiếm, TP Hà Nội Điện thoại: 84-4-22205544

Fax: 84-4-22200399

Website: www.bidv.com.vn Mã số doanh nghiệp: 0100150619

Ngân hàng Thƣơng mại Cổ phần Đầu tƣ và Phát triển Việt Nam – BIDV đƣợc thành lập vào ngày 26/4/1957 với tên gọi Ngân hàng kiến thiết Việt Nam, đến ngày 24/06/1981 đổi tên thành Ngân hàng Đầu tƣ và Xây dựng Việt Nam, đến ngày 18/11/1990 đổi tên thành Ngân hàng Đầu tƣ và Phát triển Việt Nam và từ ngày 01/05/2012 đến nay chuyển đổi chính thức thành Ngân hàng TMCP Đầu tƣ và Phát triển Việt Nam đến ngày 23/5/2015 Ngân hàng Nhà Phát triển Đồng bằng Sông Cửu Long (MHB) đƣợc sáp nhập vào hệ thống BIDV, trải qua 60 năm tồn tại và phát triển BIDV hiện nay có :

- 190 Chi nhánh trong nƣớc và 01 Chi nhánh nƣớc ngoài tại Myanmar, 815 Phòng giao dịch

- 02 đơn vị trực thuộc: Trƣờng Đào tạo Cán bộ BIDV, Trung tâm Công nghệ Thông tin

- 03 Văn phòng Đại diện tại Việt Nam: TP. Hồ Chí Minh và TP. Đà Nẵng và TP. Cần Thơ;

- 06 Văn phòng Đại diện tại nƣớc ngoài: Campuchia, Myanmar, Lào, S c, Đài Loan, Liên Bang Nga;

- Các công ty con: Công ty Cho thuê Tài chính TNHH một thành viên BIDV - BLC, Công ty TNHH Quản l. Nợ và Khai thác Tài sản BIDV - BAMC, Công ty Cổ phần Chứng khoán BIDV - BSC, Tổng Công ty Cổ phần Bảo hiểm BIDV - BIC, Công ty TNHH BIDV Quốc tế - BIDVI, Ngân hàng Đầu tƣ và Phát triển Campuchia – BIDC…

Mạng lƣới hoạt động trong nƣớc phân bố rộng khắp các tỉnh/thành phố đƣợc chia ra là 8 khu vực là: Khu vực TP.Hà nội (bao gồm các Chi nhánh tại Hà Nội và các Chi nhánh tại địa bàn Động lực phía Bắc ngoài TP. Hà Nội), Khu vực TP. Hồ Chí Minh (bao gồm các Chi nhánh tại TP. Hồ Chí Minh và các Chi nhánh tại địa bàn Động lực phía Nam ngoài TP, Hồ Chí Minh), khu vực Đồng bằng Sông Hồng, khu vực Miền núi phía Bắc, khu vực Bắc trung bộ, khu vực Nam trung bộ, khu vực Tây nguyên, khu vực Đồng bằng Sông Cửu Long. Với mạng lƣới phân bố đều giúp BIDV tiếp cận một số lƣợng lớn khách hàng trên toàn quốc và các khu lân cận, cung cấp dịch vụ đa dạng cho nhiều đối tƣợng khách hàng từ cá nhân, hộ gia đình đến các loại hình tổ chức, doanh nghiệp.

Tính đến hết 31/12/2016, BIDV có tổng số 25.988 lao động, trong đó hơn 89,5% có trình độ đại học và trên đại học. Cơ cấu nhân sự trẻ, năng động, có trình độ cao đã và đang góp phần quan trọng vào sự phát triển của mạng lƣới kinh doanh cũng nhƣ công tác quản lý của ngân hàng. Lực lƣợng nhân sự dƣới 30 tuổi chiếm 33%, dƣới 40 tuổi chiếm 46,7%, trong đó có nhiều cán bộ quản lý trẻ, góp phần không nhỏ vào sự phát triển trong tƣơng lai của một ngân hàng trẻ, năng động, không ngừng nâng cao chất lƣợng phục vụ. Nhận thức tầm quan trọng của nguồn nhân lực cho sự phát triển bền vững và lâu dài của ngân hàng, nâng cao yếu tố cạnh tranh và thu hút nhân lực từ bên ngoài, tạo động lực gắn bó làm việc cho CBCNV, BIDV đã chú trọng xây dựng chế độ đãi ngộ cho CBCNV theo cơ chế thịtrƣờng.

Hình 2.1: Sơ đồ cơ cấu tổ chức BIDV NGÂN HÀNG TMCP ĐT VÀ PT VIỆT NAM KHỐI CÔNG TY CON Cty TNHH MTV cho thuê tài chính Cty quản lý nợ và khai thác tài sản Cty TNHH BIDV quốc tế tại Hong Kong Tổng cty CP bảo hiểm BIDV Cty Cp Chứng khoán BIDV Ngân hàng ĐTPT Campuchia KHỐI NGÂN HÀNG Ban/ Trung tâm hội sở chính Các chi nhánh sở giao dịch Các văn phòng đại diện trƣờng đào tạo Cán bộ BIDV KHỐI LIÊN DOANH Cty liên doanh bảo hiểm BIDV Ngân hàng liên doanh Lào Việt Ngân hàng liên doanh Việt Nga Cty liên doanh quản lý đầu tƣ BIDV KHỐI GÓP VỐN Cty CP cho thuê máy bay VN

2.1.2. Khái quát tình hình hoạt động kinh doanh tại ngân hàng TMCP Đầu tƣ và Phát triển Việt nam

Tính đến 31/12/2016, tổng tài sản của BIDV đạt gần 1.006.404 tỷ đồng, tốc độ tăng trƣởng 18,31% tƣơng ứng 155.734 tỷ đồng so với năm 2015 và tiếp tục là một trong những ngân hàng TMCP có quy mô tổng tài sản dẫn đầu thị trƣờng, tốc độ tăng trƣởng tổng tài sản bình quân giai đoạn 2013-2016 là 20%.

Vốn chủ sở hữu của BIDV cuối năm 2016 tăng 4,27% tƣơng đƣơng 1.809tỷ đồng so cuối năm 2015. Tốc độ tăng trƣởng vốn chủ sở hữu bình quân từ năm 2013-2016là 13,6%.

Tổng tài sản BIDV đến 31/12/2016 đạt 1.006.404 tỷ đồng, tăng trƣởng 18,3% so với năm 2015, chiếm 14% tổng tài sản toàn ngành ngân hàng.

Về ho t n uy ng vốn: Nguồn vốn huy động bao gồm (tiền gửi khách hàng, phát hành giấy tờ có giá, các khoản tiền gởi, tiền vay đƣợc ghi nhận vào nguồn vốn huy động) có tốc độ tăng trƣởng cao hơn tốc độ tăng trƣởng tín dụng, đáp ứng nhu cầu sử dụng vốn, đảm bảo an toàn thanh khoản hệ thống. Năm 2016, huy động vốn từ tổ chức, dân cƣ đạt 797.689 tỷ đồng, trong đó: (i) Tiền gửi khách hàng đạt 726.022 tỷ đồng, tăng trƣởng 28,6% so với năm trƣớc; (ii) Phát hành giấy tờ có giá đạt 66.642 tỷ đồng, duy trì ổn định mức thực hiện so với năm 2015. Cơ cấu huy động vốn tiếp tục chuyển dịch tích cực:(i) Tiền gửi VND đạt trên 683.871 tỷ, tăng trƣởng 32%, chiếm 94% tổng tiền gửi khách hàng; (ii) Tỷ trọng tiền gửi không kỳ hạn chiếm 17,23% tổng tiền gửi khách hàng; (iii) Tiền gửi dân cƣ đạt 394.647 tỷ đồng, tăng 27,2%, chiếm 54% tổng tiền gửi của khách hàng, khẳng định vị trí dẫn đầu thị trƣờng về quy mô và tỷ trọng tiền gửi dân cƣ.

Với số dƣ huy động: 797.689 tỷ đồng, tăng trƣởng 21,1% so với năm 2015, tăng trƣởng bình quân giai đoạn 2013- 2016 là 22,7%, đáp ứng tốt cho nhu cầu sử dụng vốn, đảm bảo mục tiêu đã đƣợc đại hội đồng cổ đông giao (tăng 21%-22%)

Bảng 2.1: Tình hình kinh doanh tại BIDV từ 2013 - 2016 ĐVT: Tỷ đồng, % Chỉ tiêu 2016 2015 2014 2013 2016 so với 2015 2015 so với 2014 2016 so với 2015 Số tuyệt đối % (+/-) Số tuyệt đối % (+/-) Số tuyệt đối % (+/-)

Chỉ tiêu quy mô

1. Tổng tài sản 1.006.404 850.670 650.340 548.386 155.734 18,3 200.300 30,8 101.954 18,5 2. Tổng nguồn vốn CSH 44.144 42.335 33.271 32.040 1.809 4,3 9.064 27,2 1.231 3,8 3. Tổng dƣ nợ trƣớc DPRR 723.697 598.434 445.693 391.035 125.263 20,9 152.741 34,3 54.658 14 4. Tiền gửi và phát hành GTCG 797.689 658.701 488.860 372.156 320.988 21,1 169.841 34,7 116.704 20 Chỉ tiêu chất lƣợng Tỷ lệ nợ xấu (%) 1,95 1,68 2,03 2,37 0,27 16 -17,2 - -14,35 -

Chỉ tiêu hiệu quả

1. Tổng thu nhập từ các hoạt động 30.434 24.712 21.907 19.209 5.722 23,15 2.805 12,8 2.698 14,05 2. Chi phí hoạt động (13.527) (11.087) (8.624) (7.436) (2.440) 22 (2.463) 28,6 (1.188) 15,6 3. Chi phí dự phòng rủi ro (9.199) (5.676) (6.986) (6.483) (3.223) 62 1.310 (18,75) (3.260) 7,76 4. Lợi nhuận trƣớc thuế 7.709 7.473 6.297 5.290 236 3,16 1.176 18,7 1.007 19 5. Lợi nhuận sau

thuế 6.229 5.901 4.986 4.030 328 5,6 915 18,4 956 23,7 5. ROA (%) 0,67 0,79 0,83 0,78 -0,12 -15,2 -0,04 -4,8 0,05 -6,4 6. ROE (%) 14,7 15,5 15,27 13,8 -0,8 -5,2 0.23 -1,5 1.47 -10,6

7.CAR (%) 9,32 >9 >9 >10,23 1,75 - - - -

Biểu đồ 2.2: Tổng tài sản và nguồn vốn BIDV năm 2013-2016

Về ho t n tín dụng: Dƣ nợ tín dụng tăng trƣởng ngay từ đầu năm, bám sát tốc độ tăng trƣởng của toàn ngành ngân hàng, phù hợp với sức hấp thụ vốn của nền kinh tế: Dƣ nợ tín dụng (bao gồm Dƣ nợ cho vay tổ chức, cá nhân, đầu tƣ trái phiếu doanh nghiệp và cho thuê tài chính ngoại ngành) đạt 751.448 tỷ, trong đó riêng cho vay khách hàng đạt 723.697 tỷ, tăng 20,9% so với năm trƣớc. Tăng trƣởng tín dụng đi đôi với kiểm soát chất lƣợng tín dụng đảm bảo kiểm soát tốt rủi ro: Tỷ lệ nợ xấu là 1,95%, tỷ lệ nợ nhóm 2 là 3,7%. Tăng trƣởng tín dụng năm 2016 so với năm 2015 là120,9%, bám sát mục tiêu NHNN giao, phù hợp với sức hấp thu vốn của nền kinh tế. Trong đó cho vay khách hàng đạt 723.897 tỷ đồng. Chất lƣợng tín dụng đƣợc kiểm soát quyết liệt, chặt chẽ và theo định hƣớng, tỷ lệ nợ xấu đạt 1,95% thấp hơn tỷ lệ nợ xấu tối đa do đại hội đồng cổ đông năm 2016 đặt ra (<3%).

2.2. KHÁI QUÁT TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH THẺ VÀ RỦI RO TRONG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH THẺ TẠI BIDV GIAI ĐOẠN RỦI RO TRONG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH THẺ TẠI BIDV GIAI ĐOẠN 2013-2016

2.2.1. Thực tế hoạt động kinh doanh thẻ

Với định hƣớng phát triển các sản phẩm dịch vụ ngân hàng bán lẻ, đa dạng hóa dịch vụ ngân hàng, trong những năm qua BIDV luôn quan tâm đến hoạt động kinh doanh thẻ, xem đây là một trong những mũi nhọn để tăng cƣờng hoạt động bán lẻ, nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh, các chỉ tiêu về thẻ luôn tăng dần với tốc độ trung bình hơn 25%. Phân tích chi tiết sau đây sẽ cho thấy rõ tình hình tăng trƣởng trong lĩnh vực thẻ của BIDV.

Bảng 2.2: Tình hình hoạt động kinh doanh dịch vụ thẻ của BIDV 2013-2016 Chỉ tiêu 2016 2015 2014 2013

2016 so 2015 2015 so 2014 2014 so 2013 Số

tuyệtđối % (+/-) tuyệtđối Số % (+/-) Số tuyệt đối % (+/-)

Số lƣợng thẻ ghi nợ nội địa ( thẻ) 4.644.325 3.793.700 2.924.980 2.197.717 850.625 22 868.720 29.7 727.263 33 Số lƣợng thẻ ghi nợ quốc tế ( thẻ) 316.163 217.200 155.143 114.920 98.963 46 62.057 40 40.223 35 Thẻ tín dụng ( thẻ) 103.317 81.600 73.158 69.512 21.717 27 8.442 11,54 3.646 5,25 ATM (máy) 1.823 1.798 1.507 1.482 25 1,3 291 19,3 25 1,7 POS (máy) 34.792 25.421 12.342 9.170 9.371 36,86 13.079 205,9 3.172 34,59 Doanh số giao dịch qua ATM (tỷ đồng). 173.670 141.424 116.948 100.634 32.246 23 24.476 20.09 16.314 16,21 Doanh số giao dịch qua POS (tỷ đồng). 22.939 14.799 9.401 7.312 8.140 55 5.398 57,42 2.089 28,57

(Nguồn: Báo cáo trung tâm thẻ BIDV)

Đối với thẻ ghi nợ nội địa: Tốc độ tăng trƣởng thẻ ghi nợ nội địa của BIDV trong những năm gần đây đang có xu hƣớng chậm lại, do nhiều ngân hàng cùng tham gia vào kinh doanh dịch vụ thẻ nên thị trƣờng thẻ đã bị chia sẻ. So với toàn ngành đến năm 2016 thẻ ghi nợ nội địa BIDV chiếm 10,64%.

Đối với thẻ ghi nợ quốc tế: Đến năm 2016 chiếm 8,8% so với toàn ngành và đứng thứ 4 sau các ngân hàng Viettinbank, Agribank, Sacombank. Số lƣợng thẻ liên tục tăng qua các năm, năm 2016 thẻ ghi nợ quốc tế tăng so với năm 2015 là 46% tƣơng đƣơng 98.963 thẻ và so với năm 2013 tăng 204.243 thẻ. Sở dĩ thẻ ghi nợ quốc tế tăng nhanh vì nhu cầu khách hàng đi du lịch nƣớc ngoài đang có xu hƣớng gia tăng, thủ tục phát hành thẻ ghi nợ quốc tế nhanh chóng, đơn giản, thuận tiện, cụ thể: khách hàng phát hành ở Chi nhánh này nhƣng có thể nhận thẻ ở chi nhánh khác, nếu nhận thẻ tại thành phố lớn thì trong vòng 2 ngày và tại các tỉnh lẻ thì trong vòng 5 ngày.

Đối với thẻ tín dụng quốc tế: Thẻ tín dụng quốc tế Visa, MasterCard tại BIDV còn hết sức khiêm tốn chỉ đạt 103.317 thẻ đến cuối năm 2016. So với toàn thị trƣờng thẻ tín dụng quốc tế ở Việt Nam, BIDV chỉ chiếm 4,1% đứng thứ 5 sau các ngân hàng Viettinbank, Vietcombank, Techcombank, Sacombank.

Nhƣng đến năm 2014 với định hƣớng phát triển ngân hàng bán lẻ, đẩy nhanh tăng trƣởng quy mô thẻ tín dụng, nới lỏng các điều kiện cho vay, mở rộng đối tƣợng đƣợc áp dụng cho vay tín chấp phát hành thẻ tín dụng. Từ đó số lƣợng thẻ tín dụng tại BIDV tăng khá cao, nếu năm 2013 phát hành đƣợc gần 70 ngàn thẻ, thì đến năm 2016 đã lên đến 103 ngàn thẻ, tăng 150% và dự đoán sẽ tăng nhanh trong thời gian tới vì đây là sản phẩm đƣợc BIDV ƣa chuộng.

Đối với mạng lƣới ATM: để đáp ứng nhu cầu thanh toán không dùng tiền mặt ngày càng lớn, hệ thống máy ATM của BIDV mỗi năm đều tăng lên. Tốc độ tăng bình quân là 0,9%/năm, sau khi loại trừ 291 máy từ Ngân hàng Nhà đồng Bằng Sông Cửu Long chuyển sang khi sáp nhập vào BIDV năm 2015.

Biểu đồ 2.3: Số lƣợng thẻ và số máy ATM của BIDV 2013-2016

Đối với mạng lƣới ĐVCNT: mạng lƣới ĐVCNT của BIDV hiện nay đƣợc cung ứng rất đa dạng: khách sạn, nhà hàng, các điểm bán v máy bay, công ty du lịch, các siêu thị, các cửa hàng điện máy, điện thoại,…Để chiếm lĩnh thị phần về ĐVCNT, các Ngân hàng đang nới lỏng các điều kiện, tiêu chí lắp đặt POS. Cùng với xu hƣớng đó, BIDV cũng tăng trƣởng ĐVCNT rất nhanh, nếu năm 2013 BIDV có 9.170 máy POS thì đến năm 2016 có 34.792 máy POS, tăng 25.622 máy POS, tăng xấp xỉ 3 lần số máy POS năm 2013 và đứng thứ 3 trên thị trƣờng Việt Nam.

Đối với doanh số thanh toán thẻ: doanh số thanh toán thẻ năm sau luôn cao hơn năm trƣớc, điều đó cho thấy thói quen thanh toán không dùng tiền mặt của ngƣời dân đã có những bƣớc chuyển biến, tốc độ tăng trƣởng doanh số thanh toán qua ATM bình quân là: 20%/năm, tốc độ tăng trƣởng doanh số thanh toán qua POS bình quân là 47%/năm. Trong khi đó tốc độ tăng trƣởng của tổng số lƣợng thẻ phát

hành đang có xu hƣớng giảm hơn 3%, đặc biệt là đối với thẻ ghi nợ nội địa tốc độ giảm rất mạnh, điều đó chứng tỏ thị trƣờng thẻ ghi nợ nội địa tại Việt nam đang bảo hòa. Doanh số thanh toán (qua ATM-POS) trung bình hàng năm tăng lên do trong giai đoạn 2013-2016 BIDV có nhiều chính sách ƣu đãi cho khách hàng thanh toán qua thẻ: Chƣơng trình điểm ƣu đãi vàng, mua sắm toàn cầu, săn samsung Note 8, chƣơng trình tích lũy điểm thƣởng… Và BIDV đang chú trọng tăng trƣởng về chất lƣợng hơn là chạy đua theo số lƣợng nhƣ giai đoạn trƣớc.

Biểu đồ 2.4: Doanh số thanh toán thẻ trung bình/năm qua ATM, POS của BIDV 2.2.2. Rủi ro hoạt động kinh doanh thẻ tại ngân hàng TMCP Đầu tƣ và Phát triển Việt Nam 2013-2016

Hoạt động kinh doanh thẻ của BIDV trong thời gian qua phát triển mạnh cả về số lƣợng lẫn chất lƣợng, biểu hiện qua số lƣợng thẻ phát hành đến năm 2016 là hơn 5 triệu thẻ, doanh số thanh toán qua ATM trong năm 2016 là 173.000 tỷ đồng, doanh số thanh toán qua POS là 23.000 tỷ đồng, đã triển khai 10 sản phẩm/ dịch vụ thẻ và hoàn thiện 10 tính năng trên sản phẩm thẻ nhƣ dịch vụ thanh toán sao kê thẻ tín dụng qua kênh smartbanking, kích hoạt thẻ qua tin nhắn, dịch vụ phòng chờ sân bay quốc tế cho chủ thẻ VISA Platinium... Song hành với phát triển thì rủi ro cũng là thách thức lớn đối với BIDV. Để biết thêm chi tiết chúng ta đi tìm hiểu tình hình rủi ro gian lận thẻ tại BIDV trong thời gian qua, cụ thể nhƣ sau:

2.2.2.1. ố vớ o t n p t n t

ro phổ biến nhất. Với thủ đoạn là kẻ gian thuê, dụ dỗ một số ngƣời dân đứng ra mở tài khoản phát hành thẻ ghi nợ tại các ngân hàng và sau đó trao lại thẻ và mã số PIN cho chúng hoặc lừa ngƣời bị hại nộp tiền vào tài khoản (gọi điện đến số điện thoại của ngƣời bị hại yêu cầu chuyển tiền vào tài khoản với nhiều lý do khác nhau nhƣ bị điều tra việc rửa tiền, đòi tiền chuộc bắt cóc, yêu cầu trả nợ cƣớc vi n thông, để nhận quà từ nƣớc ngoài…) Sau đó rút tiền tại nƣớc ngoài (Trung quốc, Malaysia, Campuchia…) bằng thủ đoạn này kẻ gian lợi dụng thẻ, tài khoản mở dƣới tên ngƣời khác để lợi dụng, chiếm đoạt tiền từ ngƣời bị hại.

Bảng 2.3: Tỷ lệ rủi ro gian lận đối với hoạt động Phát hành thẻ Năm Tỷ lệ rủi ro gian lận (%) So sánh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) rủi ro trong hoạt động thẻ tại ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển việt nam (Trang 34)