Nhiệm vụ xã hội của TCTCVM là cải thiện phúc lợi xã hội của người nghèo. Khả năng tiếp cận cộng đồng đo những lợi ích xã hội mà TCTCVM mang lại. Trong bài nghiên cứu này sẽ xem xét hai khía cạnh chính: khả năng tiếp cận cộng đồng theo chiều rộng và theo chiều sâu.
* Theo chiều sâu
Mức độ tiếp cận cộng đồng theo chiều sâu cho thấy những lợi ích xã hội mà khách hàng nhận được từ TCTCVM. Theo lý thuyết về phúc lợi xã hội, chiều sâu được biểu thị là trọng số của một khách hàng trong hàm tổng phúc lợi xã hội. Do phương pháp tính trực tiếp khả năng tiếp cận cộng đồng theo chiều sâu thông qua thu nhập hay tài sản thường không sẵn có nên nó thường được xác định một cách gián tiếp, chẳng hạn như giới tính (phụ nữ được ưa thích hơn), địa điểm (nông thôn được ưa thích hơn), giáo dục (càng ít càng được ưa chuộng) và các dịch vụ, phương tiện công cộng (ít phương tiện thì được yêu thích hơn). Trong bài nghiên cứu này, chúng tôi sử dụng hai biến chính để đo lường chiều sâu của khả năng tiếp cận cộng đồng là quy mô khoản vay và tỷ trọng khách hàng vay là phụ nữ.
Quy mô khoản vay = Trung bình dư nợ của 1 khách hàng GNI bình quân đầu người
Tỷ trọng khách hàng là phụ nữ = Khách hàng vay là phụ nữ Tổng số lượng khách hàng vay
* Theo chiều rộng
Trong khi đó, chiều rộng của khả năng tiếp cận cộng đồng được biểu hiện qua cả số lượng khách hàng đi vay và gửi tiết kiệm. Trong bài nghiên cứu này, chúng tôi sử dụng hai chỉ số là Số lượng khách hàng vay được lấy logarit tự nhiên và biến thứ hai là Số lượng khách hàng là logarit tự nhiên của tổng số lượng khách hàng bao gồm cả người đi vay và gửi tiết kiệm.
Số lượng khách hàng vay = ln (số lượng khách hàng đi vay)
Số lượng khách hàng = ln (số lượng khách hàng đi vay và gửi tiết kiệm)