rất hạn chế dẫn đến nguồn thu từ huy động cũng không đảm bảo để cho vay. Để khắc phục các điểm yếu này, việc đưa ra các giải pháp có thể tiếp cận trên hai hướng: chính sách và nâng cao năng lực của TCTCVM, nội dung này sẽ được trình bày trong chương tiếp theo.
Với kết quả hồi quy của mô hình 1, 2, 3 đại diện cho hiệu quả hoạt động kinh doanh, có thể thấy rằng có sự khác biệt về hiệu quả hoạt động kinh doanh giữa các tổ chức hoạt động theo hình thức phi chính phủ (NGOs) so với các tổ chức loại hình sở hữu theo đuổi mục tiêu lợi nhuận như ngân hàng, quỹ tín dụng và tổ chức tài chính phi ngân hàng. Cụ thể, NGOs có tỷ suất sinh lợi trên tổng tài sản cao hơn các TCTCVM có xu hướng theo đuổi lợi nhuận nhưng lại có hiệu quả hoạt động thấp hơn các tổ chức này. Nhìn chung, kết quả của bài nghiên cứu không tuân theo lý thuyết đại diện vì theo lý thuyết này khả năng sinh lời của NGOs sẽ thấp hơn các loại hình TCTCVM khác.
4.2.2. Tác động của cấu trúc sở hữu đến khả năng tiếp cận cộng đồng của các TCTCVM TCTCVM
Bảng 4.8trình bày kết quả hồi quy của phương trình (3.1) với biến phụ thuộc lần lượt là quy mô khoản vay (mô hình 4), khách hàng vay là phụ nữ (mô hình 5), số lượng khách hàng vay (mô hình 6), số lượng khách hàng (mô hình 7).
Đứng trên góc độ xã hội, trong mô hình 4, ta thấy ngân hàng, quỹ tín dụng và tổ chức tài chính phi ngân hàng đều có hệ số ước lượng dương với mức ý nghĩa khá cao 1%. Điều này nói lên các tổ chức này thường cho vay với các món lớn hơn NGOs, ngụ ý rằng đối tượng cho vay của NGOs thường là những hộ gia đình nghèo và các doanh nghiệp siêu nhỏ với những món vay nhỏ lẻ. Các đối tượng này sẽ khó mà tiếp cận được nguồn vốn từ các TCTCVM khác như ngân hàng, quỹ tín dụng hay tổ chức tài chính phi ngân hàng do họ thường không đáp ứng các yêu cầu ràng buộc để cấp tín dụng chẳng hạn như tài sản thế chấp hay mức tín độ tín nhiệm.
Tiếp đến là mô hình 5 với biến phụ thuộc là khách hàng vay là phụ nữ, kết quả cũng cho thấy NGOs hướng đến mục tiêu cộng đồng nhất mà cụ thể là đối tượng dễ bị tổn thương nhất, phụ nữ. Hệ số ước lượng của biến ngân hàng là -0,367, quỹ tín dụng là -0,278 và định chế tài chính phi ngân hàng -0,137 và tất cả đều có ý nghĩa ở các mức 1%. Cho thấy NGOs là tổ chức có tỷ lệ khách hàng vay là phụ nữ cao hơn các lại hình khác. Kết quả phân tích định lượng này bổ trợ cho kết quả phân tích thống kê (Bảng 4.1 mảng B), khách hàng mà NGOs phục vụ trung bình chiếm 91,07% là nữ, cao hơn mọi tổ chức còn lại. Nhìn chung, kết quả hồi quy từ mô hình 4 và mô hình 5 cho thấy NGOs là tổ chức theo định hướng xã hội tốt nhất trong các loại hình tổ chức, mà cụ thể NGOs có mức độ tiếp cận cộng đồng theo chiều sâu cao nhất khi mà NGOs có khả năng tiếp cận nhiều người nghèo hơn và giúp đỡ nhiều phụ nữ hơn.
Cũng tương tự như trên, NGOs cũng là loại hình có sự tiếp cận cộng đồng theo chiều rộng cao hơn các loại hình sở hữu khác. Trong mô hình 6, các hệ số ước lượng của ngân hàng, quỹ tín dụng và tổ chức tài chính phi ngân hàng đều âm và có ý nghĩa thống kê ở mức 1%. Điều này cho thấy NGOs phục vụ cho nhiều khách hàng vay hơn ngân hàng và quỹ tín dụng. Kết quả này khá tương đồng với kết quả quy mô khoản vay đã xem xét ở trên. Kết quả ở mô hình 7 cho thấy NGOs tiếp tục dẫn đầu về số lượng khách hàng khi các hệ số ước lượng của ngân hàng, quỹ tín dụng và định chế tài chính phi ngân hàng đều âm và có ý nghĩa thống kê ở mức 1%. Kết quả này ngược với nghiên cứu của Barry và Tacneng (2014) theo đó ngân hàng thu hút được nhiều người gửi tiền hơn từ đó tăng số lượng khách hàng hơn tại khu vực Châu Phi Hạ Shahara.
Theo dữ liệu về toàn diện tài chính từ Global Findex 2017 cho thấy, trên toàn thế giới có khoảng 1,7 tỷ người trưởng thành chưa có tài khoản tại bất cứ tổ chức tài chính nào hoặc tài khoản mở tại nhà cung cấp dịch vụ thanh toán điện tử. Đa số họ tập trung ở các nước đang phát triển, trong đó chiếm 56% là phụ nữ. Những người không có tài khoản ngân hàng thường là những người nghèo, có trình độ thấp và là lao động phổ thông. Nguyên nhân chính là do họ có quá ít tiền để sử dụng một tài
khoản. Ngoài ra khoảng cách về vị trí địa lý và chi phí sử dụng một tài khoản cũng là rào cản lớn để mở một tài khoản ngân hàng. Một số ít cho rằng do thiếu thông tin hoặc không tin tưởng vào hệ thống tài chính làm họ không có động lực để mở một tài khoản ngân hàng trong khi đó một số rất ít đưa ra lý do duy nhất là tôn giáo. Vậy 1,7 tỷ người nói trên có thể là đối tượng khách hàng tiềm năng của TCVM. Vì họ chưa có tài khoản tại bất kỳ tổ chức tài chính nào nên càng khó để mà các đối tượng này tiếp cận được nguồn vốn từ ngân hàng, quỹ tín dụng hay tổ chức tài chính phi ngân hàng, thay vào đó họ thường tìm tới NGOs khi có nhu cầu vay mượn. Do đó, NGOs có khả năng tiếp cận được với người nghèo nói chung và phụ nữ nghèo nói riêng lớn hơn các tổ chức TCVM loại hình khác như ngân hàng, quỹ tín dụng hay tổ chức tài chính phi ngân hàng.
Bảng 4.8: Kết quả hồi quy tác động của cấu trúc sở hữu lên khả năng tiếp cận cộng đồng của TCTCVM
Biến phụ thuộc (4) (5) (6) (7) Quy mô khoản vay Khách hàng vay là phụ nữ Số lượng khách hàng vay Số lượng khách hàng 1. Ngân hàng 0,199*** -0,367*** -1,135*** -0,826*** (0,026) (0,016) (0,064) (0,050) 2. Quỹ tín dụng 0,265*** -0,278*** -1,054*** -0,943*** (0,045) (0,021) (0,098) (0,066) 3. TCTC phi ngân hàng 0,353*** -0,137*** -0,891*** -1,104*** (0,034) (0,009) (0,061) (0,060) 4. Tuổi -0,112*** -0,019** -0,024 0,020 (0,030) (0,008) (0,049) (0,038) 5. Quy mô 0,067*** 0,013*** 0,914*** 0,899*** (0,007) (0,002) (0,012) (0,010)
6. Dư nợ trên tổng tài
sản 0,169*** 0,001 0,823*** 0,687*** (0,052) (0,020) (0,121) (0,128) 7. Tốc độ tăng trưởng kinh tế 0,033*** -0,004** -0,094*** -0,107*** (0,006) (0,002) (0,012) (0,010) 8. GDP bình quân đầu người -0,346*** 0,022** 0,119* 0,400*** (0,034) (0,009) (0,067) (0,055) 9. Hệ số chặn 1,530*** 0,593*** -5,193*** -6,169*** (0,269) (0,080) (0,561) (0,462) Số quan sát 653 653 653 653
Ghi chú: Các ký hiệu *, **, và *** lần lượt đại diện cho các mức ý nghĩa 10%, 5%, và 1%. Thống kê t được đặt trong dấu ngoặc đơn. Mô hình được hồi quy bằng phương pháp GLS, biến phụ thuộc là khả năng tiếp cận cộng đồng của TCTCVM, biến độc lập lần lượt là các thước đo cấu trúc sở hữu, còn lại là các biến kiểm soát liên quan đến đặc điểm của TCTCVM và nền kinh tế vĩ mô.
Đối với các biến kiểm soát, kết quả cho thấy rằng quy mô tương quan dương với khả năng sinh lời nhưng lại tương quan âm với hiệu quả hoạt động. Quy mô lớn góp phần tăng quy mô cho vay từ đó tăng quy mô lợi nhuận, các chỉ số về khả năng sinh lời tăng. Song các TCTCVM có quy mô càng lớn lại gặp khó khăn trong vấn đề quản trị chi phí dẫn tới hiệu quả họat động giảm. Tuổi của các TCTCVM lại có tác động cùng chiều lên cả hai chỉ tiêu khả năng sinh lời, như vậy đúng như kỳ vọng TCTCVM trưởng thành có kinh nghiệm và khả năng hoạt động tốt hơn các TCTCVM non trẻ. Đối với danh mục tài sản của TCTCVM, kết quả cho thấy dư nợ cho vay trên tổng tài sản có tương quan dương với khả năng sinh lời nhưng lại tương quan âm với hiệu quả hoạt động của TCTCVM. Còn về tốc độ phát triển của một quốc gia, kết quả nghiên cứu cho thấy có mối tương quan âm tốc độ tăng trưởng GPD và khả năng tiếp cận cộng đồng theo chiều rộng. Có nghĩa là ở các quốc gia có tốc độ tăng trưởng GDP cao thì tài chính vi mô lại không phổ biến trong cộng đồng.
Tóm lại, kết quả của bài nghiên cứu cho thấy rằng, tại chín quốc gia ASEAN trong mẫu nghiên cứu, NGOs có hiệu quả hoạt động kinh doanh thể hiện qua ROA tốt hơn một số loại hình TCTCVM khác và dẫn đầu về khả năng tiếp cận cộng đồng, đạt được mục tiêu xã hội của hoạt động TCVM đó là chú trọng vào việc phục vụ cho người nghèo. Điều này lại khá tương đồng với kết quả của Barry và Tacneng (2014) khi nghiên cứu ở khu vực khu vực Châu Phi Hạ Sahara nhưng khác biệt với kết quả nghiên cứu của Mersland và Strom (2008, 2009) khi họ cho rằng không có sự khác biệt về hiệu quả tài chính và mức độ tiếp cận cộng đồng giữa NGOs và các loại hình khác.
CHƯƠNG 5. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 5.1. Kết luận
Mục tiêu của bài nghiên cứu này là phân tích xem liệu TCTCVM có định hướng ưu tiên về lợi nhuận như ngân hàng, quỹ tín dụng và tổ chức tài chính phi ngân hàng có hiệu quả hoạt động kinh doanh và khả năng tiếp cận cộng đồng tốt hơn Tổ chức phi chính phủ (NGOs) hay không? Nghiên cứu này cũng xem xét đến các yếu tố nội tại của chính các TCTCVM như tuổi, quy mô tài sản và tỷ lệ dư nợ cho vay cũng như các yếu tố bên ngoài mang tính quốc gia nơi TCTCVM hoạt động như tốc độ tăng trưởng kinh tế hay GDP bình quân đầu người đã tác động như thế nào đến hoạt động của TCTCVM về mặt tài chính và xã hội.
Nghiên cứu trên mẫu bao gồm chín quốc gia ở khu vực Đông Nam Á, cho thấy rằng NGOs dẫn đầu về khả năng tiếp cận cộng đồng trong các loại hình sở hữu. Hơn nữa, kết quả cũng chỉ ra NGOs cũng đạt được một số chỉ tiêu về hiệu quả hoạt động kinh doanh nhất định khi so sánh với một loại hình sở hữu khác. Cụ thể, NGOs có tỷ suất sinh lợi trên tổng tài sản cao hơn các TCTCVM có xu hướng theo đuổi lợi nhuận nhưng lại có hiệu quả hoạt động thấp hơn các tổ chức này. Nhìn chung kết quả nghiên cứu cho thấy NGOs vẫn có thể đạt được lợi ích kinh tế từ việc cung cấp các dịch vụ TCVM cho các hộ gia đình nghèo đồng thời đảm bảo sứ mệnh phục vụ cộng đồng của mình.
Tuy nhiên, các TCTCVM tại ASEAN cần có một mô hình phát triển mới với đa dạng các dịch vụ hơn để có thể phát triển bền vững, đạt được các lợi ích kinh tế cũng như xã hội. (Christine Lagarde, 2018). Mô hình mới này sẽ phụ thuộc vào các cuộc cách mạng công nghệ: trí tuệ nhân tạo, người máy, công nghệ sinh học và đặc biệt là công nghệ tài chính (fintech). Phát triển fintech sẽ giúp giảm chi phí kinh doanh và tăng biên lợi nhuận. Không chỉ ở hiệu quả về mặt kinh doanh, phát triển fintech trong hoạt động sẽ giúp các TCTCVM nâng cao khả năng tiếp cận cộng đồng.
5.2. Kiến nghị
Căn cứ vào các phân tích ở các chương trước và phần kết luận 5.1, đề tài gợi ý một số kiến nghị cụ thể để nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh và khả năng tiếp cận cộng đồng của TCTCVM. Tuy nhiên, các kiến nghị này cần có sự phối hợp đồng bộ giữa bản thân các TCTCVM, các cấp chính quyền Nhà nước, các nhà đầu tư/ tài trợ và các khách hàng TCVM.
5.2.1. Đối với nhân tố cấu trúc sở hữu
Bài nghiên cứu này cho thấy NGOs dẫn đầu về khả năng tiếp cận cộng đồng trong các loại hình sở hữu và đạt được lợi ích kinh tế từ việc cung cấp các dịch vụ TCVM cho các hộ gia đình nghèo khi đạt tỷ suất sinh lợi trên tổng tài sản cao hơn các loại hình khác. Do đó, có thể nói rằng tại các quốc gia nơi mà chính phủ quan tâm đến mục tiêu xóa đói giảm nghèo, an sinh xã hội thì hình thức TCTCVM như NGOs sẽ phù hợp để phát triển. Ngược lại, các TCTCVM có định hướng về lợi nhuận như các ngân hàng sẽ không tham gia vào thị trường TCVM một cách nhiệt tình nhất. Như vậy, việc chuyển đổi hình thức pháp lý sang NGOs được xem là một giải pháp phù hợp để nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh và khả năng tiếp cận cộng đồng của các TCTCVM hoạt động tại các nước ASEAN. Vấn đề đặt ra là cần phải làm gì để NGOs phát huy được tốt vai trò và nhiệm vụ của mình. Các kiến nghị được xây dựng dựa trên hai hướng: chính sách và nâng cao năng lực của NGOs.
Về chính sách: Chính phủ cần hoàn thiện hệ thống pháp luật về quản lý các tổ chức phi chính phủ. Xây dựng hành lang pháp lý theo hướng đơn giản hóa hơn nữa và sửa đổi, bổ sung những quy định cụ thể và phù hợp, đẩy mạnh công tác phổ biến các quy định pháp luật liên quan tới việc phê duyệt, quản lý dự án, quy chế hoạt động của các tổ chức phi chính phủ và đảm bảo việc thực hiện các văn bản pháp quy một cách hiệu quả hơn, tạo điều kiện thuận lợi hơn nữa cho quá trình triển khai các hoạt động TCVM của NGOs. Bên cạnh đó vẫn đảm bảo việc kiểm tra giám sát, nắm bắt được tình hình hoạt động của NGOs để đánh giá kết quả hoạt động của NGOs cũng như có thể phát hiện sớm những sai phạm để xử lý kịp thời.
nhân lực được xem là bộ mặt của NGOs, NGOs với một người điều hành giàu kinh nghiệm và một đội ngũ nhân viên có chuyên môn sẽ dễ dàng nhận được các khoản tài trợ hơn vì các nhà tài trợ thường có tâm lý “chọn mặt gửi vàng”, họ kỳ vọng đồng vốn của mình được sử dụng có ích về mặt kinh tế lẫn xã hội. Do đó, để nâng cao chất lượng nguồn nhân lực qua đó thu hút nguồn tài trợ, NGOs cần có chính sách tuyển dụng, chính sách đào tạo và đào tạo lại, chính sách đãi ngộ phù hợp nhằm thu hút nhân tài, nâng cao chất lượng cán bộ để đáp ứng được yêu cầu của công việc trong điều kiện mới.
5.2.2. Đối với một số nhân tố nội tại của TCTCVM
* Quy mô của TCTCVM
Nghiên cứu đã chỉ ra rằng quy mô của TCTCVM càng lớn thì khả năng tiếp cận cộng đồng càng tăng. Do đó, việc phát triển quy mô của TCTCVM không chỉ mang ý nghĩa nâng cao năng lực tài chính của tổ chức mà đồng thời giúp tăng cường khả năng phục vụ người nghèo.
Để phát triển quy mô, các TCTCVM phải thu hút được nhiều nguồn vốn khác nhau bao gồm từ bên trong lẫn bên ngoài. Nguồn vốn nội bộ có thể thông qua các kênh như tăng vốn góp cổ phần, tăng lợi nhuận giữ lại hoặc phát hành cổ phiểu nội bộ… Nguồn vốn từ bên ngoài đa dạng hơn như phát hành cổ phiếu cho nhà đầu tư, phát hành trái phiếu chuyển đổi hoặc trái phiếu dài hạn, nhận tài trợ từ các tổ chức nước ngoài, nhận tiền gửi từ dân cư…
Để thu hút được vốn, các TCTCVM cần nghiên cứu và học hỏi kinh nghiệm của các tổ chức đã thành công trong việc tìm kiếm nguồn tài trợ như Grameen Bank hay thực tế hoạt động của các quỹ tín dụng nhân dân, cũng như đảm bảo đáp ứng năm yếu tố cốt lõi được CGAP (2006) đề cập thông qua hai tiêu chí chính: Minh bạch thông tin tài chính, phi tài chính; Xây dựng hệ thống thông tin quản lý. Để có thể huy động được nguồn tiết kiệm đặc biệt là tiết kiệm tự nguyện, TCTCVM phải: đăng ký hoạt động theoluật của nước sở tại, cung cấp các dịch vụ dựa trên đặc thù của vùng, đa dạng hóa sản phẩm tiết kiệm.
* Tuổi của TCTCVM
Các TCTCVM có kinh nghiệm thì có khả năng sinh lời cao hơn các