Biến kiểm soát là những biến chỉ đặc điểm riêng có được đưa vào mô hình nhằm làm giảm bất cứ tác động nào có thể gây nhiễu cho các nhân tố khác hoặc cho việc diễn giải kết quả của nghiên cứu. Biến kiểm soát cũng có một ảnh hưởng tiềm năng vào biến phụ thuộc như biến độc lập, nhưng sự tác động đó không phải là điều mà ta đang quan tâm. Bên cạnh đó, việc đưa biến kiểm soát vào mô hình phân tích vì ta không thể bỏ qua sự tác động của nó khi xem xét các tác động của biến độc lập. Chính vì vậy, trong các mô hình hồi quy tác động của biến cấu trúc sở hữu lên biến đo hiệu quả hoạt động kinh doanh và khả năng tiếp cận cộng đồng của TCTCVM, các biến kiểm soát sau được thêm vào:
Đầu tiên là quy mô, biến Quy mô được tính bằng cách lấy logarit tự nhiên của tổng tài sản. Một TCTCVM với quy mô lớn hơn được kỳ vọng sẽ hoạt động tốt hơn vì nó có thu hút được nhiều quỹ đầu tư vào công nghệ giúp sàng lọc thẩm định người cho vay tốt hơn. Tuy nhiên, TCTCVM với quy mô nhỏ có thể có lợi thế về cho vay dựa trên mối quan hệ và có thể đưa ra một mức lãi suất cao hơn cho các dịch vụ cung ứng cho các hộ gia đình và các doanh nghiệp nhỏ. Do đây chỉ là vấn đề thực nghiệm nên chúng tôi kỳ vọng dấu của hệ số có thể âm hoặc dương.
Tiếp theo, tuổi (số năm thành lập) của tổ chức cũng được kỳ vọng có tác động đến thành quả hoạt động của TCTCVM. Biến này là một biến giả, bằng 1 nếu TCTCVM được phân loại là mature- trưởng thành (có nghĩa là đã hoạt động trên 8 năm dựa theo cách phân loại của MIX), bằng 0 cho các trường hợp còn lại. TCTCVM được thành lập càng lâu thì có thể có thành quả hoạt động tốt hơn bởi vì nhân viên sẽ có nhiều kinh nghiệm hơn TCTCVM mới thành lập. Tuy nhiên có giả thiết lại cho rằng có thể TCTCVM có thời gian hoạt động lâu hơn thì phải mất một thời gian để thực hành theo phương pháp thử và sai, nhưng các TCTCVM mới thành lập lại có lợi thế của người đi sau, đúc kết kinh nghiệm từ người đi trước và
có thể có thành quả hoạt động tốt hơn. Do vậy, kỳ vọng dấu của biến Tuổi có thể âm hoặc dương.
Tỷ trọng dư nợ vay trên tổng tài sản, cũng là một biến kiểm soát. Biến dư nợ trên tổng tài sản cho thấy chiến lược sản phẩm của cũng như các thành phần trong tổng tài sản của TCTCVM.
Biến tốc độ tăng trưởng kinh tế cho biết tốc độ tăng trưởng tổng sản phẩm quốc nội. Biến này kiểm soát những thay đổi trong hoạt động do ảnh hưởng của tốc độ tăng trưởng kinh tế.
Cuối cùng, biến GDP bình quân đầu người được tính bằng cách lấy logarit tự nhiên của thu nhập bình quân đầu người. Cũng giống như các biến trên, hệ số của nó được kỳ vọng có thể âm hoặc dương.
Bảng 3.1 trình bày tóm tắt mô tả biến, định nghĩa của các biến được sử dụng trong phân tích thực nghiệm kèm theo kỳ vọng dấu của các biến độc lập tác động lên hiệu quả hoạt động kinh doanh và khả năng tiếp cận cộng đồng.
Bảng 3.1: Tóm tắt mô tả biến, định nghĩa của các biến
Nhóm Tên biến Định nghĩa Nguồn dữ liệu Giả thuyết Hiệu quả hoạt động kinh doanh Mức độ tiếp cận cộng đồng
Hiệu quả hoạt động kinh
doanh
1. ROA Lợi nhuân ròng trên tổng tài sản MIX
2. ROA điều chỉnh ROA trên độ lệch chuẩn của ROA MIX 3. Hiệu quả hoạt động Chi phí hoạt động trên tổng dư nợ MIX
Tiếp cận cộng đồng theo
chiều sâu
4. Quy mô khoản vay Trung bình dư nợ của một khàch hàng vay trên GNI
bình quân đầu người MIX
5. Khách hàng vay là phụ nữ Tỷ trọng khách hàng đi vay là phụ nữ trên tổng số
lượng khách hàng vay MIX
Tiếp cận cộng đồng theo chiều rộng
6. Số lượng khách hàng vay Logarit tự nhiên số lượng khách hàng đi vay MIX
7. Tổng số khách hàng Logarit tự nhiên của tổng số lượng khách hàng bao
gồm cả người đi vay và gửi tiết kiệm MIX
Tình trạng pháp lý
8. Ngân hàng (Bank) Biến giả, bằng 1 nếu TCTCVM là ngân hàng, bằng
0 cho các trường hợp còn lại MIX +/- -
9. Quỹ tín dụng (Cooperative) Biến giả, bằng 1 nếu TCTCVM là Quỹ tín dụng,
bằng 0 cho các trường hợp còn lại MIX +/- -
10. Tổ chức tài chính phi NH (Non-bank)
Biến giả, bằng 1 nếu TCTCVM là Định chế tài chính phi ngân hàng, bằng 0 cho các trường hợp còn lại
Bảng 3.1: Tóm tắt mô tả biến, định nghĩa của các biến
Nhóm Tên biến Định nghĩa Nguồn dữ liệu Giả thuyết Hiệu quả hoạt động kinh doanh Mức độ tiếp cận cộng đồng Biến kiểm soát
11. Quy mô Logarit tự nhiên của tổng tài sản MIX + +/-
12. Tuổi Trưởng thành bằng 1, bằng 0 cho các trường hợp
còn lại MIX + +
13. Dư nợ trên tổng tài sản Tổng dư nợ trên tổng tài sản MIX +/- +/- 14. Tốc độ tăng trưởng kinh
tế Tốc độ tăng trưởng GDP WB/IMF +/- +/-
3.2. Phương pháp nghiên cứu 3.2.1. Mô hình nghiên cứu 3.2.1. Mô hình nghiên cứu
Để trả lời câu hỏi liệu các loại hình sở hữu TCTCVM khác như ngân hàng, quỹ tín dụng và tổ chức tài chính phi ngân hàng có hiệu quả hoạt động kinh doanh và khả năng tiếp cận cộng đồng có khác biệt so với NGOs hay không? Có phải tổ chức theo đuổi mục tiêu lợi nhuận tạo ra nhiểu lợi nhuận và hoạt động hiệu quả hơn các tổ chức phi lợi nhuận? Bài nghiên cứu khai thác mô hình hồi quy dữ liệu bảng và kiểm soát các biến theo cấp độ TCTCVM và môi trường vĩ mô.
Dựa trên mô hình được xây dựng bởi Barry & Tacneng (2014) khi nghiên cứu về tác động của cấu trúc sở hữu và chất lượng thể chế lên hiệu quả hoạt động kinh doanh và khả năng tiếp cận cộng đồng của các TCTCVM tại khu vực Châu Phi Hạ Sahara. Bài nghiên cứu đề xuất mô hình tác động của cấu trúc sở hữu lên hiệu quả hoạt động kinh doanh và khả năng tiếp cận cộng đồng của TCTCVM tai các quốc gia ASEAN như sau:
(3.1)
Trong đó:
là thước đo hiệu quả hoạt động kinh doanh hay khả năng tiếp cận cộng đồng của TCTCVM thứ i tại thời điểm t.
Biến giả , , chỉ hình thức pháp lý của TCTCVM
thứ i, bằng 1 nếu lần lượt là ngân hàng, quỹ tín dụng hay tổ chức tài chính phi ngân hàng, và bằng 0 cho các trường hợp còn lại.
Zc là các biến kiểm soát được thêm vào mô hình để giải thích những đặc điểm riêng có của mỗi TCTCVM và của từng quốc gia. Những đặc điểm này kỳ vọng sẽ ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động kinh doanh và khả năng tiếp cận cộng đồng của TCTCVM tại thời điểm t.
3.2.2. Phương pháp hồi quy – trình tự thực hiện
Hồi quy dữ liệu bảng có thể được tiến hành bằng nhiều phương pháp khác nhau như Pooled OLS, FEM hay REM. Tuy nhiên, đối với dạng dữ liệu bảng hỗn
hợp (panel data) thì Pooled OLS không phải là một lựa chọn hợp lý vì phương pháp này là phương pháp ước lượng đơn giản nhất và trong trường hợp này Pooled OLS có thể làm cho các hệ số ước lượng không đồng nhất và thiếu hiệu quả, tức là ước lượng không nhất quán (bị chệch) và khả năng mức ý nghĩa thống kê không còn chính xác. Để tìm ra phương pháp phù hợp nhất, tác giả tiến hành hồi quy theo ba mô hình Pooled OLS, FEM, REM lần lượt theo các bước:
Bước 1: Tác giả tiến hành hồi quy dữ liệu theo mô hình Pooled OLS, FEM, REM.
Bước 2: Tác giả tiến hành kiểm định so sánh sự phù hợp giữa Pooled OLS và FEM; giữa FEM và REM. Từ đó chọn ra mô hình tốt nhất trong ba mô hình Pooled OLS, FEM, REM. Sau đó thực hiện kiểm định hiện tượng phương sai sai số thay đổi và tự tương quan bậc nhất của mô hình vừa chọn được.
Bước 3: Khi có hiện tượng phương sai sai số thay đổi, tác giả thực hiện hồi quy mô hình theo phương pháp GLS nhằm khắc phục vi phạm giả thuyết về phương sai sai số không đổi.
3.2.3. Các kiểm định
3.2.3.1. Kiểm định lựa chọn Pooled OLS, FEM
Sự phù hợp của mô hình FEM được kiểm chứng bằng kiểm định F. Giả sử, xét một mô hình tác động cố định với N đối tượng và 2 biến giải thích:
Giả thuyết H0 cho rằng tất cả các hệ số ai đều bằng 0 (nghĩa là không có sự khác biệt giữa các đối tượng hoặc các thời điểm khác nhau). Bác bỏ giả thuyết H0 với mức ý nghĩa cho trước (mức ý nghĩa 5% chẳng hạn) sẽ cho thấy mô hình tác động cố định là phù hợp.
3.2.3.2. Kiểm định lựa chọn FEM và REM
Xét một mô hình tác động ngẫu nhiên được viết dưới dạng:
với i= 1, 2, …, N; t = 1, 2, …, T
Trong đó sai số cổ điển được chia làm hai phần . đại diện cho tất cả các yếu tố không quan sát được mà thay đổi giữa các đối tượng nhưng không thay đổi
theo thời gian. đại diện cho tất cả các yếu tố không quan sát được thay đổi giữa các đối tượng và thời gian . Trong nhiều trường hợp, chúng ta không chắc chắn có hay không có việc các tác động không quan sát được phụ thuộc đối tượng là có tương quan với một hay nhiều biến giải thích, và vì vậy, chúng ta cũng không chắc về việc lựa chọn mô hình FEM hay REM là phù hợp. Trong những trường hợp như vậy, chúng ta có thể sử dụng kiểm định Hausman để kiểm định vấn đề các tác động không quan sát được phụ thuộc đối tượng có tương quan với một hoặc một số biến giải thích (Baltagi, 2008 trang 320; Gujarati, 2004 trang 652). Đối với kiểm định Hausman, giả thuyết H0 cho rằng không có tương quan với (mô hình REM là phù hợp). Trong trường hợp giả thuyết H0 bị bác bỏ thì ước lượng tác động cố định là phù hợp hơn so với ước lượng tác động ngẫu nhiên. Ngược lại, chưa có đủ bằng chứng để bác bỏ H0 nghĩa là không bác bỏ được sự tương quan giữa sai số và các biến giải thích thì ước lượng tác động cố định không còn phù hợp và ước lượng ngẫu nhiên sẽ ưu tiên được sử dụng.
CHƯƠNG 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ BÀN LUẬN 4.1. Thống kê mô tả
Bảng 4.1, mảng A trình bày kết quả thống kê mô tả của các biến có trong bài nghiên cứu. Về ROA, ta thấy ROA trung bình của các TCTCVM trong mẫu nghiên cứu bằng 2,77%, nhưng có sự chênh lệch rất lớn giữa các tổ chức. Tổ chức có ROA thấp nhất bằng -111,12% có tên là SCU Mittaphap thuộc Lào, trong khi đó tổ chức có ROA cao nhất bằng 60,98% là PT Dana Mandiri Sejahtera thuộc Indonesia. Indonesia cũng là quốc gia nơi mà các TCTCVM có hiệu quả kinh doanh cao nhất trong chín nước ASEAN với ROA trung bình đạt 3,62% và cao hơn ROA trung bình của khu vực. Ngược lại, tại Myanmar, hiệu quả hoạt động kinh doanh của các TCTCVM là thấp nhất ROA chỉ đạt 0,68%. Đây là quốc gia nghèo nhất khu vực Đông Nam Á với hàng thập kỷ ở trong tình trạng trì trệ, bị cô lập, thu nhập bình quân đầu người chỉ đạt 1.195 USD trong năm 2016, hệ thống tài chính chưa phát triển dẫn tới hoạt động TCVM còn gặp nhiều khó khăn. Việt Nam, Thái Lan, Malaysia là các quốc gia có ROA trung bình của TCTCVM cao hơn trung bình của khu vực trong khi đó các nước còn lại thấp hơn trung bình khu vực. Như vậy, có thể nói rằng một số TCTCVM có kết quả hoạt động khá khả quan trong khi số còn lại hoạt động không có lợi nhuận thậm chí thua lỗ, kết quả hoạt động kinh doanh ít nhiều có ảnh hưởng từ đặc trưng của quốc gia.
ROA điều chỉnh cũng có sự biến động giữa các tổ chức, tuy nhiên chênh lệch được giới hạn lại so với chỉ tiêu ROA, cụ thể dao động trong khoảng từ -5,22% đến 32,97%.
Về tỷ lệ khách hàng vay là phụ nữ, kết quả thống kê cho thấy phụ nữ vẫn là đối tượng mà các TCTCVM hướng tới, trung bình bằng 80%. Điều này cũng một phần phản ánh định hướng hoạt động của TCVM trên thế giới nói chung và ở các quốc gia ASEAN nói riêng. Thậm chí, một số TCTCVM chỉ cung cấp các dịch vụ tài chính cho khách hàng là phụ nữ.
Trong mẫu quan sát có đến 67% TCTCVM đã trưởng thành có nghĩa là đã hoạt động trên 8 năm theo phân loại của MIX, tất cả các TCTCVM này đều tập
trung ở Malaysia, Philippine, Indonesia và Việt Nam. Như vậy TCVM đã hình thành phát triển sớm ở các quốc gia này sau đó lan rộng ra các quốc gia ASEAN còn lại. Sự mở rộng hoạt động TCVM đem lại nhiều lợi ích về mặt kinh tế lẫn xã hội trong khu vực.
Kết quả thống kê cũng cho thấy rằng quy mô tổng tài sản trung bình đạt 113 triệu USD, trong đó dư nợ cho vay chiếm 79% tổng tài sản phản ánh hoạt động chủ yếu của TCVM tại ASEAN là tín dụng, hoạt động này được xem như là truyền thống và cơ bản nhất của TCVM. Do đó có thể thấy yếu tố công nghệ hay công nghệ tài chính chưa thực sự phát triển mạnh mẽ ở ASEAN.
Nhìn chung tốc độ tăng trưởng kinh tế ở chín quốc gia nghiên cứu ASEAN trong giai đoạn 2008-2016 tương đối cao, trung bình đạt 6,11%. Forbes & JPMorgan đánh giá đây là khu vực tăng trưởng nhanh để đầu tư. Tuy nhiên, đây cũng là khu vực có thu nhập bình quân đầu người thấp. GDP bình quân đầu người trung bình của chín quốc gia nghiên cứu trong giai đoạn 2008-2016 chỉ đạt 1.934 USD. Theo World Economic Outlook 2013, tại Đông Nam Á dữ liệu cho thấy rằng Cambodia, Lào, Myanmar và Việt Nam có GDP bình quân đầu người càng thấp thì có tỷ lệ người nghèo càng cao hơn so với các nước còn lại trong khu vực. Do đó về cơ bản, nhu cầu TCVM trong khu vực là cao.
Bảng 4.1 Thống kê mô tả Mảng A. Tổng mẫu quan sát Mảng A. Tổng mẫu quan sát Biến Số quan sát Trung bình Độ lệch chuẩn Nhỏ nhất Lớn nhất Đơn vị ROA 653 2,77 9,00 -111,12 60,98 % ROA điều chỉnh 653 2,58 3,49 -5,22 32,97 %
Hiệu quả hoạt động 653 0,23 0,26 0,01 4,69
Quy mô khoản vay 653 0,56 1,29 0,00 13,98
Khách hàng vay là phụ nữ 653 0,80 0,22 0,00 1,00 Số lượng khách hàng vay 653 155.563 788.378 9 8.166.287 Người Số lượng khách hàng 653 265.732 1.231.467 9 15.100.019 Người Tuổi 653 0,67 0,47 0 1
Quy mô 653 113.868.999 653.099.743 5.036 7.135.422.197 USD Dư nợ trên tổng tài
sản 653 0,79 0,17 0,05 1,77
Tốc độ tăng trưởng
kinh tế 653 6,11 1,81 -2,53 13,00 %
GDP bình quân đầu
người 653 1.934 894 720 9.071 USD
Bảng 4.1, mảng B trình bày kết quả thống kê phân theo loại hình TCTCVM. Có thể quan sát thấy, nhìn chung hoạt động TCVM là có tỷ suất sinh lợi dương tại các quốc gia ASEAN. Ngân hàng và NGOs là tổ chức có khả năng sinh lợi cao tương đương nhau và cao hơn các loại hình tổ chức còn lại. Ngoài ra, ngân hàng
dường như hoạt động hiệu quả cao hơn khi tiết kiệm chi phí hoạt động trên các khoản cho vay. Về mặt tiếp cận cộng đồng, NGOs có quy mô khoản vay nhỏ hơn so với các TCTCVM loại hình còn lại, điều này cho thấy NGOs tài trợ cho nhiều người nghèo hơn trong khi đó phân khúc khách hàng của các tổ chức còn lại ít chú trọng vào người nghèo. Bên cạnh đó, NGOs cũng là tổ chức có tỷ trọng khách hàng là phụ nữ cao nhất.
Bảng 4.1 Thống kê mô tả (tiếp theo)
Mảng B. Phân loại theo loại hình TCTCVM