Kiểm soát rủi ro là trọng tâm của quản trị rủi ro. Đó là việc sử dụng các biện pháp, kỹ thuật, công cụ, chiến lược, các chương trình hoạt động để ngăn ngừa, phòng tránh hoặc giảm thiểu những tổn thất, những ảnh hưởng không mong đợi có thể xảy ra đối với ngân hàng.
Sau khi đã theo dõi nhận biết dấu hiệu rủi ro, thực hiện đo lường RRTK tại ngân hàng, các ngân hàng có trách nhiệm lựa chọn thực hiện các biện pháp đối đầu phù hợp với RRTK. Các ngân hàng được gợi ý sử dụng các biện pháp chính sau:
- Quản trị thanh khoản tài sản có:
Để có thể đáp ứng nhu cầu thanh khoản, ngân hàng có thể chuyển hóa một bộ
phận tài sản Có thành tiền mặt, do đó biện pháp quản trị tài sản có chú trọng vào việc nắm giữ một lượng hợp lý các tài sản Có có tính thanh khoản cao để có thể thực hiện chuyển hóa ngay khi cần thiết với tổn thất tối thiểu về giá tài sản.
Các tài sản có tính thanh khoản cao phải đáp ứng được các tính chất như: (1) Có thể nhanh chóng chuyển hóa thành tiền mặt; (2) Phí chuyển nhượng thấp; (3) Giá cả thị
trường hợp lý và (4) Được giao dịch trên thị trường hoàn hảo. Dựa vào các tính chất trên, các tài sản thanh khoản thường được ngân hàng nắm giữ bao gồm tiền mặt và các chứng khoán dễ bán như trái phiếu kho bạc.
Những tài sản có tính thanh khoản phổ biến bao gồm: trái phiếu kho bạc, các khoản vay ngân hàng trung ương, trái phiếu đô thị, tiền gửi tại các ngân hàng khác, chứng khoán của các cơ quan chính phủ, chấp phiếu của ngân hàng khác. Như vậy,
trong chiến lược quản trị thanh khoản dựa trên tài sản “Có”, một ngân hàng được coi là quản trị thanh khoản tốt nếu ngân hàng này có thể tiếp cận nguồn cung thanh khoản với chi phí hợp lý, số lượng vừa đủ theo yêu cầu và kịp thời.
Với phương pháp quản lý này, ngân hàng nhận được một số lợi thế như: + Giải quyết nhanh chóng kịp thời các yêu cầu thanh khoản;
+ Vì các tài sản thanh khoản luôn ở trạng thái sẵn sàng do đó ngân hàng có thể
chủđộng trong việc đối phó với vấn đề thanh khoản.
+ Thanh khoản được đảm bảo dưới dạng tài sản lỏng nên RRTK là tương đối thấp.
Tuy vậy, phương pháp này cũng ẩn chứa một số hạn chế nhất định:
Một là, Phương pháp này đánh đổi khả năng sinh lời của tài sản để đạt được an toàn về thanh khoản, do đó gây sức ép lên các quyết định đầu tư vào tài sản sinh lời.
Hai là, Khi cần bán gấp tài sản để đáp ứng nhu cầu thanh khoản, ngân hàng chắc chắn sẽ chịu tổn thất, nhiều hay ít tùy thuộc vào các yếu tố thị trường, mức độ rủi ro và trình độ quản lý của ngân hàng.
- Quản trị thanh khoản tài sản nợ:
Ngoài việc dự trữ các tài sản thanh khoản để có thể chuyển đổi khi cần thiết thì các ngân hàng có thể sử dụng phương pháp quản trị tài sản nợ nói cách khác là đi vay trên thị trường. Ngân hàng có thể tiếp cận thị trường liên ngân hàng để vay nợ ngắn hạn, hoặc vay vốn trực tiếp hoặc dưới hình thức tái chiết khấu với NHNN hoặc sử dụng hợp đồng mua lại. Ngoài ra, ngân hàng có thể phát hành các loại chứng khoán như kì phiếu ngắn hạn hoặc trái phiếu dài hạn để huy động vốn từ thị trường.
Với phương pháp quản trị tài sản nợ, các ngân hàng có được một số thuận lợi sau: + Việc giải quyết các vấn đề thanh khoản trở nên linh hoạt hơn vì thị trường tiền tệ
khá dồi dào và thời gian thực hiện cũng tương đôi nhanh chóng.
+ Các quyết định đầu tư tài sản trở nên linh hoạt hơn, các tài sản thanh khoản có thểđược sử dụng để kinh doanh sinh lời, không còn phải nằm bất động ở quỹ.
Tuy vây, phương pháp này vẫn tồn tại một số hạn chế lớn như:
rủi ro thanh khoản là cao hơn.
Hai là, Chi phí của việc vay vốn trên thị trường tiền tệ thường phụ thuộc vào lãi suất do các ngân hàng cho vay đề ra và tình hình thị trường do đó ngân hàng gặp khó khăn trong việc xác định trước một cách chính xác các chi phí cần bỏ ra.
Ba là, Bên cạnh đó, việc vay vốn và phát hành chứng khoán của ngân hàng phụ
thuộc hoàn toàn vào thị trường tiền tệ, khối lượng vốn và thời gian để có được khoản vốn này là hoàn toàn ngoài tầm kiểm soát của ngân hàng.
- Quản trị thanh khoản phối hợp (tài sản có và tài sản nợ)
Lựa chọn thứ ba cho ngân hàng là sử dụng hỗn hợp hai biện pháp quản lý rủi ro thanh khoản bằng quản lý tài sản có và quản lý tài sản nợ một cách linh hoạt. Như vậy ngân hàng có thể vừa tích trữ tài sản thanh khoản để đáp ứng một phần nhu cầu thanh khoản, phần còn lại sẽđược đáp ứng bằng cách đi vay trên thị trường tiền tệ hoặc phát hành kì phiều ngắn hạn, trái phiếu dài hạn. Bằng cách kết hợp hai phương pháp trên làm giảm bớt các hạn chế vốn có của mỗi phương pháp, đem đến các lợi ích sau:
+ Tăng thu nhập do ngân hàng có thể giảm thấp lượng dữ trữ thanh khoản vốn không sinh lời để chuyển hướng đầu tư tăng các tài sản sinh lời
+ Chi phí thanh khoản được giảm xuống mức hợp lý do có nhiều lựa chọn hơn và phần nào giúp ngân hàng có thểước lượng tương đối về chi phí phải bỏ ra.
+ Ngân hàng có thể chủ động hơn trong việc tìm kiếm, lựa chọn và sử dụng các nguồn cung thanh khoản phù hợp.
Các yếu tốảnh hưởng đến việc lựa chọn các nguồn dự trữ khác nhau khi vận dụng chiến lược quản trị thanh khoản cân bằng:
Thứ nhất, tính cấp thiết của nhu cầu thanh khoản: Một nhu cầu thanh khoản tức thời sẽ được tài trợ bằng ngân quỹ dự trữ, vay qua đêm hoặc tái chiết khấu tại ngân hàng trung ương.
Thứ hai, Thời hạn nhu cầu thanh khoản: Một nhu cầu thanh khoản kéo dài vài ngày, vài tuần hoặc vài tháng có thểđược tài trợ bằng nguồn bán tài sản “Có” hay vay trên thị trường tiền tệ.
hàng lớn mới có thể tham gia thị trường tài sản “Nợ”, cho nên nhà quản trị ngân hàng phải giới hạn phạm vi lựa chọn các thị trường tài sản “Nợ” mà ngân hàng muốn tham gia.
Thứ tư, Chi phí và rủi ro: Lãi suất các nguồn vốn trên thị trường thay đổi hàng ngày; do đó, các ngân hàng phải thường xuyên theo dõi thị trường để nắm bắt được các thông tin về lãi suất và các điều kiện cho vay đi kèm.
Thứ năm, Dự báo tỷ lệ lãi suất: Khi lập kế hoạch để xử lý tình trạng thâm hụt thanh khoản dự kiến, nhà quản trị phải đưa ra các nguồn vốn có thể đáp ứng nhu cầu thanh khoản với lãi suất mong đợi thấp nhất.
Thứ sáu, Triển vọng chính sách của ngân hàng trung ương và các khoản vay mượn của kho bạc: Nhà quản trị cũng cần nghiên cứu động thái của ngân hàng trung
ương, tình hình ngân sách nhà nước để định hướng điều kiện tín dụng và dự đoán lãi suất trên thị trường tiền tệ sẽ thay đổi ra sao. Chẳng hạn, một kế hoạch huy động vốn lớn của chính phủ, hoặc việc thực thi chính sách tiền tệ thắt chặt sẽ làm giảm hạn mức tín dụng và gia tăng lãi suất. Khi đó, quản trị thanh khoản gặp khó khăn hơn và chi phí lãi vay của ngân hàng cũng tăng tương ứng.
Thứ bảy, Các quy định liên quan đến nguồn vốn thanh khoản: Các quy định của các cơ quan quản lý ngân hàng ngày càng có xu hướng quốc tế hoá nên ngân hàng trong nước phải vận dụng một cách sáng tạo và phù hợp với thông lệ chung.