Nhân tố khách quan

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản trị rủi ro thanh khoản tại ngân hàng thương mại cổ phần xuất nhập khẩu việt nam001 (Trang 28 - 30)

- Tình hình tài chính - tiền tệ trong nước và quốc tế

Tình hình tài chính – tiền tệ trong nước và quốc tế là nhân tố khách quan tác động

đến quản trị RRTK của NHTM. Một nền kinh tế với nhiều bất ổn sẽ khiến cho hoạt

động kinh doanh của Ngân hàng gặp nhiều rủi ro nói chung và rủi ro thanh khoản nói riêng. Ngân hàng phải tăng cường quản trị RRTK nhằm mục tiêu an toàn của hệ thống trước những nguy cơ sụp đổ của doanh nghiệp hay khủng hoảng của một NHTM khác.

Quản trị RRTK của NHTM chịu ảnh hưởng bởi các chính sách kinh tế vĩ mô của Nhà nước. Khi nhà nước có chính sách khuyến khích phát triển kinh tế, thúc đẩy tín dụng, nhà nước sẽ sử dụng chính sách về tiền tệ nới lỏng, NHTM sẽ đẩy mạnh huy

động vốn và cho vay,

Mặt khách, hoạt động quản lý thanh khoản của NHTM phải tuân thủ mục tiêu chung của quản lý an toàn hệ thống quốc gia, vì vậy, buộc NHTM phải điều chỉnh quản trị RRTK của mình cho phù hợp với chính sách chung của nhà nước. Để đạt được mục tiêu của mình, nhà nước sử dụng mệnh lệnh hành chính để buộc các TCTD, đặc biệt là các TCTD của nhà nước phải đảm bảo các tỷ lệđảm bảo an toàn hay các quy định về

vốn.

Trong nền kinh tế thị trường mọi thành phần kinh tếđều có quyền tự chủ về hoạt

động sản xuất kinh doanh nhưng phải đảm bảo trong khuôn khổ của pháp luật. Nếu những quy định của pháp luật không rõ ràng, không đồng bộ, có nhiều kẽ hở thì sẽ rất khó khăn cho Ngân hàng trong các hoạt động nói chung và hoạt động quản trị thanh khoản nói riêng. Với những văn bản pháp luật đầy đủ rõ ràng, đồng bộ sẽ tạo điều kiện cho Ngân hàng yên tâm hoạt động kinh doanh, cạnh tranh.

Sự thay đổi những chủ chương chính sách về Ngân hàng cũng gây ảnh hưởng đến khả năng trả nợ của doanh nghiệp. Sự thay đổi về cơ cấu kinh tế, chính sách xuất nhập khẩu một cách đột ngột gây xáo trộn hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Doanh nghiệp không tiêu thụ hết được sản phẩm hay chưa có phương án kinh doanh mới dẫn đến nợ quá hạn, nợ khó đòi, gián tiếp gây ra rủi ro thanh khoản cho Ngân hàng.

- Tính liên kết giữa hệ thống Ngân hàng

Rủi ro thanh khoản là loại rủi ro có tính chất hệ thống. Rủi ro xảy ra ở một ngân hàng này có thể ngay lập tức ảnh hưởng tới Ngân hàng khác, do tác động tâm lý. Nguồn tiền vay từ các NHTM khác là một nguồn cung thanh khoản cho Ngân hàng trong trình trạng thiếu hụt thanh khoản. Bên cạnh đó, khi dư thừa, Ngân hàng có thể cho vay trên thị trường liên ngân hàng, hay đơn giản là gửi tiền vào NHTM khác để dữ trữ thanh khoản cho mình và thu lợi nhuận nhất định.

Khi Ngân hàng có mối liên kết bền vững với các NHTM khác, Ngân hàng có thể

tiếp cận được nguồn tín dụng với chi phí hợp lý khi cần, hay có được lợi nhuận kỳ vọng khi đầu tư.

1.3.2. Nhân tố chủ quan - Tiềm lực vốn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản trị rủi ro thanh khoản tại ngân hàng thương mại cổ phần xuất nhập khẩu việt nam001 (Trang 28 - 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(103 trang)