Xây dựng cơ chế chuyển vốn nội bộ phù hợp là một lợi thế rất đáng kể nhằm Quản lý chặt chẽ dòng tiền vào, dòng tiền ra của hệ thống trên cơ sở hoàn thiện việc quản lý nguồn vốn tập trung nhằm quản lý tốt thanh khoản và tăng hiệu quả sử dụng vốn, tối đa lợi nhuận. Eximbank cần thực hiện hiệu quả việc gắn kết giá mua bán vốn nội bộ với giá thị trường qua việc thực hiện định giá mua bán vốn nội bộ có tính đến các chi phí quản lý rủi ro nói chung và chi phí duy trì tài sản thanh khoản nói riêng.
Tuy nhiên, ngoài việc tính bài toán chi phí - lợi nhuận mang lại khi mở các chi nhánh, phòng giao dịch, Eximbank phải tính đến việc luân chuyển các dòng vốn giữa chi nhánh, phòng giao dịch với hội sở chính như thế nào để đảm bảo tính thanh khoản của cả hệ thống với chi phí thấp nhất.Trong mọi tình huống, việc luân chuyển vốn nội bộ phải gắn với hiệu quả kinh doanh của từng chi nhánh, phòng giao dịch và vốn được tập trung về hội sở chính; có như vậy mới dự báo, đo lường được nhu cầu thanh khoản một cách chính xác và từđó có chiến lược quản trị thanh khoản phù hợp.
Cơ chế chuyển vốn nội bộ còn phải tính đến sự khác biệt vềđiều kiện kinh tế - xã hội ở địa bàn mà chi nhánh, phòng giao dịch hoạt động. Một chính sách giống nhau
đối với mọi điểm giao dịch có thể dẫn đến việc mất thị phần không đáng có; chẳng hạn, lãi suất huy động tiền gửi ở các địa bàn đều giống nhau có thể làm giảm lượng tiền gửi
ở một sốđịa bàn có mức độ cạnh tranh cao hoặc có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn. Một chính sách phân biệt hoá phù hợp sẽ góp phần nâng cao hiệu quả kinh tế nhờ lợi thế quy mô.