Trung tâm thông tin tín dụng có chức năng thu nhận, xử lý, lưu trữ, phân tích và dự báo thông tin phục vụ cho yêu cầu quản lý Nhà nước, thực hiện các dịch thông tin Ngân hàng. CIC là tổ chức duy nhất ở Việt nam thực hiện chức năng cơ quan đăng ký thông tin tín dụng công cộng, hoạt động vì mục tiêu an toàn hệ thống ngân hàng. Sản phẩm và dịch vụ của CIC là một kênh thông tin tin cậy, đóng góp tích cực trong công tác quản lý của NHNN cũng như bảo đảm hoạt động kinh doanh tín dụng an toàn, hiệu quả, góp phần vào việc ổn định hệ thống ngân hàng.
Trong bối cảnh mới, các NH và TCTD không thể không nâng cao năng lực quản trị, đảm bảo an toàn và hiệu quả hoạt động đáp ứng yêu cầu phát triển và hội nhập; nâng cao khả năng tiếp cận tín dụng cho khách hàng; nâng cao văn hóa tín dụng….
Điều này lại càng khiến thông tin về khách hàng vay có vai trò quan trọng hơn đối với họ trong công tác quản trị rủi ro. Chính vì vậy, nhiệm vụđặt ra với CIC từ 2011-2015 là phải hiện đại hóa và nâng cao chất lượng thông tin tín dụng.
Kết luận chương 3
Trên cơ sở khung lý thuyết ở chương 1, thực trạng ở chương 2, chương 3 đã đưa ra được những giải pháp và những kiến nghị nhằm tăng cường quản trị thanh khoản cho Eximbank, cụ thể là:
+ Nhóm giải pháp về cơ cấu tổ chức quản trị rủi ro, bao gồm: Tăng cường nhận thức, ý thức và sự chủđộng của các ban quản lý cấp cao trong việc quản trị RRTK theo những chuẩn mực an toàn; Tăng cường năng lực của hệ thống quản trị tài sản – nợ; Gắn kết công tác quản trị RRTK với công tác quản trị các rủi ro khác; Thực hiện công tác quản trị RRTK phải phù hợp với thông lệ quốc tế và đúng quy định của pháp luật.
+ Hoàn thiện hệ thống chính sách quản trị RRTK vững chắc trên cơ sở kết hợp các chuẩn mực an toàn của NHNN.
+ Nhóm giải pháp về nhận biết, đo lường và theo dõi RRTK, cụ thể là: Tiếp tục xây dựng, hoàn thiện và triển khai các thử nghiệm khả năng chi trả và phân tích tình huống; Tiếp tục triển khai áp dụng một cách có hiệu quả cơ chế chuyển vốn nội.
+ Nhóm giải pháp về kiểm soát – xử lý RRTK, như: Tiến hành xây dựng kế
hoạch tài trợ dự phòng (CFP); Nâng cao chất lượng quản lý tài sản nợ.
+ Nhóm giải pháp về kiểm tra, giám sát, cụ thể là: Chú trọng công tác giám sát và báo cáo trong nội bộ; Nâng cao vai trò và sự tham gia của Kiểm toán nội bộ.
+ Nhóm giải pháp về nhân sự, như: Đào tạo và đào tạo lại cho nguồn nhân lực hiện có; Có chính sách tuyển dụng và thu hút nhân lực có trình độ; Tạo môi trường làm việc tốt và chếđộ đãi ngộ hợp lý.
+ Phát triển công nghệ theo chiều sâu bằng việc mua ngoài hoặc đầu tư
nghiên cứu phát triển các phần mềm, tiện ích phù hợp với yêu cầu của hoạt động theo dõi, đo lường và giám sát rủi ro thanh khoản.
- Những giải pháp, kiến nghị đối với Quốc Hội về v xây dựng một Ngân hàng trung ương độc lập và đủ mạnh, hoàn thiện hệ thống pháp luật đáp ứng nhu cầu hội nhập.
- Những giải pháp, kiến nghị đối với Chính Phủ và NHNN về hoàn thiện hệ
thống tài chính, môi trường pháp lý, tăng cường công tác thanh tra, kiểm soát, điều hành chính sách tiền tệ linh hoạt, chú trọng phát triển thị trường liên ngân hàng.
KẾT LUẬN
Trên cơ sở vận dụng tổng hợp các phương pháp nghiên cứu, những lý luận và
điều kiện thực tếở Eximbank, Luận văn đã thực hiện được các nội dung sau đây: Thứ nhất, hệ thống hóa những nội dung cơ bản về rủi ro thanh khoản và quản trị
rủi ro thanh khoản trong kinh doanh ngân hàng, đủ nội hàm khoa học hình thành khung lý thuyết định hướng cho quá trình nghiên cứu;
Thứ hai, phân tích, đánh giá thực trạng tính thanh khoản và quản trị rủi ro thanh khoản, tìm ra những hạn chế, tồn tại và những nguyên nhân của những hạn chế làm cơ
sở khoa học thực tiễn nhằm đưa ra giải pháp tăng cường quản trị rủi ro thanh khoản trong thời gian tới ở Ngân hàng TMCP Xuất nhập khẩu Việt nam;
Thứ ba, Trên cơ sở khoa học lý luận và thực tiễn luận văn đưa ra hệ thống giải pháp, kiến nghị và đề xuất nhằm tăng cường quản trị rủi ro thanh khoản tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Xuất nhập khẩu Việt Nam.
Những đóng góp mới của luận văn:
- Hệ thống hóa và làm sáng tỏ thêm những lý luận cơ bản về rủi ro thanh khoản và quản trị rủi ro thanh khoản;
- Phân tích, đánh giá thực trạng quản trị rủi ro thanh khoản tại NHTM Cổ phần Xuất nhập khẩu Việt Nam, trên cơ sởđó rút ra được những nguyên nhân của những hạn chế là cơ sở khoa học thực tiễn cho hệ thống giải pháp, kiến nghị và đề xuất;
- Đưa ra được một số nhóm giải pháp có yếu tố mới, như: + Nhóm giải pháp về cơ cấu tổ chức quản trị rủi ro
+ Nhóm giải pháp về chính sách quản trị rủi ro thanh khoản + Nhóm giải pháp về kiểm soát – xử lý rủi ro thanh khoản
Mặc dù đã hết sức cố gắng, được sự hướng dẫn tận tình của người hướng dẫn khoa học TS. Nguyễn Văn Phúc, sự giúp đỡ của ban lãnh đạo, đồng nghiệp ngân hàng TMCP Xuất nhập khẩu Việt Nam. Song luận văn chắc chắn còn những hạn chế nhất định, rất mong Hội đồng bảo vệ luận văn thạc sỹ kinh tế Trường Đại học Ngân hàng TP.HCM và những ai quan tâm đóng góp để luận văn được hoàn thiện hơn.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO Tiếng việt
1. Frederic S.Mishkin (1995), Tiền tệ, ngân hàng và thị trường tài chính, Nxb khoa học và kỹ thuật, Hà Nội.
2. Phan Thị Thu Hà (2009), Quản trị ngân hàng thương mai, Nxb Giao thông vận tải, Hà nội.
3. Benton E.Gup (2005), Commercial banking – the management of risk, Nxb J.Wiley.
4. Nguyễn Thị Mùi (2008), Quản trị ngân hàng thương mại, Nxb tài chính, Hà Nội. 5. Peter S.Rose (2001), Quản trị ngân hàng hàng thương mại, Nxb tài chính, Hà Nội. 6. Nguyễn Văn Tiến (2010), Quản trị rủi ro trong kinh doanh ngân hàng, Nxb thống
kê, Hà Nội.
7. Chính phủ, Nghị định số 141/NĐ – CP ngày 22/11/2006 quy định mức vốn pháp
định của các TCTD.
8. Ngân hàng TMCP XNK Việt nam, Báo cáo thường niên năm 2009, 2010, 2011, 2012
9. Ngân hàng TMCP XNK Việt nam, Báo cáo tài chính năm 2009, 2010, 2011, quý 2 năm 2012.
10. Ngân hàng TMCP XNK Việt nam (2010), Quy định về quản lý khả năng chi trả, khả năng thanh khoản.
11. Ngân hàng TMCP XNK Việt nam (2010), Quy định về quản lý kỳ hạn TSC, TSN 12. Ngân hàng TMCP XNK Việt nam (2010), Quy định về các tỷ lệđảm bảo an toàn
trong hoạt động của Ngân hàng.
13. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Quyết định 457/QĐ-NHNN ban hành ngày 19/04/2005 quy định về tỷ lệđảm bảo an toàn trong hoạt động kinh doanh của các
TCTD.
14. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Thông tư 13/2010/TT-NHNN ban hành ngày 20/05/2010 quy định về tỷ lệ bảo đảm an toàn của TCTD.
15. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Thông tư số 19/2010/TT-NHNN ban hành ngày 27/09/2010 về sửa đổi, bổ sung một số điều của thông tư số 13/2010/TT-NHNN quy định về các tỷ lệ bảo đảm an toàn trong họat động của tổ chức tín dụng.
16. Quốc Hội, Luật các tổ chức tín dụng Việt Nam năm 2010 17. Quốc Hội, Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam năm 2010.
website: 18. http://www.sbv.gov.vn/ 19. http://www.eximbank.com.vn/ 20. http://www.acb.com.nv/ 21. http://www.sacombank.com.vn/ 22. http://www.navibank.com.vn/ 23. http://www.vietcombank.com.vn/ 24. http://www.vietinbank.vn/ 25. http://www.bidv.com.vn/ 26. http://www.mbbank.com.vn/ 27. http://www.shb.com.vn/ 28. http://www.vneconomy.vn/ 29. http://www.mof.gov.vn/ 30. http://www.cafef.vn/ 31. http://www.vnexpress.net