Nhóm giải pháp này bao gồm các giải pháp chủ yếu như sau:
Thứ nhất, Tăng cường nhận thức cũng như ý thức và sự chủ động của các ban quản lý cấp cao trong việc quản trị rủi ro thanh khoản theo những chuẩn mực an toàn. Bao gồm tăng cường sự tham gia của Ủy ban về vấn đề quản lý rủi ro và ALCO vào quản trị rủi ro thanh khoản ở tầm chiến lược, gắn kết trách nhiệm cụ thể cho từng hội
đồng và yêu cầu thực hiện đầy đủ các vai trò cần thiết trong công tác quản trị rủi ro thanh khoản. Điều này có nghĩa là Ủy ban về vấn đề quản lý rủi ro và ALCO cần hoạt
động hiệu quả hơn trong việc xây dựng và sửa đổi hệ thống chính sách và theo dõi, giám sát thường xuyên hoạt động quản trị RRTK toàn ngân hàng.
Thứ hai, Tăng cường ý thức và năng lực của hệ thống quản trị tài sản – nợ trong việc theo dõi và quản lý sự bất cân xứng của các danh mục tài sản và nợ trong bảng cân
đối, từ đó góp phần quản trị tốt rủi ro thanh khoản ngân hàng. Tiếp tục hoàn thiện và nâng cao mức độ trưởng thành của quy trình quản trị tài sản – nợ.
Thứ ba, Gắn kết công tác quản trị RRTK với công tác quản trị các rủi ro khác đã,
đang và sẽđược Eximbank thực hiện quản lý bao gồm rủi ro tín dụng, rủi ro thị trường (lãi suất và tỉ giá) và rủi ro hoạt động.
Thứ tư, Eximbank nên tham khảo các khuyến nghị của Ủy ban Basel về giám sát ngân hàng và nâng cao năng lực quản trịđiều hành ngân hàng để áp dụng hợp lí, hiệu quả
vào mô hình quản trị ngân hàng. Nghiên cứu và tuân thủ các nguyên tắc quản trị ngân hàng của OECD, IFC,S&P...Nâng cao hơn nữa vai trò của tư vấn SMBC, McKinsey: thông qua các ủy ban liên minh, Eximbank kiến nghị SMBC tư vấn về mô hình, phương pháp quản lý rủi ro, như rủi ro tín dụng, rủi ro thị trường và rủi ro thanh khoản.
Thứ năm, Thực hiện công tác quản trị RRTK phải phù hợp với thông lệ quốc tế
và đúng quy định của pháp luật. Đồng thời phải tập trung vào khách hàng, vào sản phẩm dịch vụ, vào cán bộ ngân hàng, đảm bảo mở rộng khách hàng mới và nâng cao lòng tin với khách hàng cũ.