Bài học kinh nghiệm đối với Eximbank

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản trị rủi ro thanh khoản tại ngân hàng thương mại cổ phần xuất nhập khẩu việt nam001 (Trang 38)

Thực tế, trong lý luận và phương diện luật pháp, đến nay chưa có một mô hình nào về quản trị rủi ro thanh khoản (QTRRTK) riêng cho một chi nhánh trực thuộc ngân hàng mẹ. Tuy nhiên, việc quản lý thanh khoản ở ngân hàng các nước khác nhau có những nguyên tắc và cơ sở khoa học giống nhau. Vì vậy, kinh nghiệm QTRRTK nói chung có thể

nghiên cứu áp dụng cho việc tổ chức và quản lý thanh khoản trong các đơn vị trực thuộc của hệ thống ngân hàng. Qua việc nghiên cứu cách thức các ngân hàng và tổ chức tài chính thực hiện QTRRTK, chúng ta có thể rút ra một số bài học hữu ích cho các NHTM ở Việt Nam nói chung và Eximank nói riêng.

Thứ nhất, vai trò của một bộ máy quản QTRRTK hợp lý và hiệu quả là vô cùng quan trọng. Trách nhiệm QTRRTK phải được san sẻ từ Hội đồng quản trịđến toàn nhân viên trong hệ thống thông qua một loạt các ủy ban, bộ phận chuyên biệt và có quan hệ

mật thiết với nhau. Sự hình thành và phát triển của Hội đồng quản lý rủi ro, Hội đồng quản lý tài sản – nợ và Hội đồng kiểm soát là điều kiện tiên quyết cho một cấu trúc quản lý hợp chuẩn. Trong QTRRTK, các cơ quan trên, cùng với khối Nguồn vốn phải

thực hiện đúng và đầy đủ vai trò đã được đề ra.

Thứ hai là sự cần thiết của một khung QTRRTK toàn diện với hệ thống chính sách đồng bộ và phát triển. Khung QTRRTK và hệ thống chính sách là xương sống trong hoạt động QTRRTK, do đó, khung chính sách cần được soạn thảo, xem xét và phê chuẩn trên cơ sở đảm bảo các yếu tố nhận biết rủi ro, đo lường, giám sát và đối phó với rủi ro, đặc biệt là sự cần thiết của kế hoạch tài trợ dự phòng đểđảm bảo nguồn vốn trong điều kiện căng thẳng thanh khoản. Việc xem xét và sửa đổi định kì các chính sách và quy trình theo yêu cầu của thị trường cũng như của bản thân NH là rất cần thiết.

Thứ ba, công tác báo cáo, kiểm tra giám sát thường xuyên, định kì là không thể

thiếu. Việc kiểm tra giám sát định kì không chỉ nhanh chóng cho biết tình hình thanh khoản của ngân hàng để đưa ra các biện pháp đối phó nếu cần mà còn đảm bảo tính hiệu quả của các chính sách, khung quản lý, việc tuân thủ các hạn mức, khẩu vị rủi ro từ đó có các biện pháp sửa đổi cần thiết.

Thứ tư, việc tuân thủ các thông lệ quốc tế và trong nước là điều tối quan trọng, cần tích cực và năng động trong việc áp dụng các thông lệ mới và cần thiết.

Thứ năm, sử dụng các công cụ đo lường và theo dõi RRTK, đặc biệt là thang

đáo hạn, và các thử nghiệm kiểm tra khả năng chi trả một cách linh hoạt và sát thực tế.

Đo lường RRTK tốt tạo điều kiện cho ngân hàng kịp thời có các biện pháp chống đỡ . Các thử nghiệm khả năng chi trả tạo điều kiện cho ngân hàng đánh giá khả năng chống

đỡ của NH trong nhiều kịch bản để từđó lên kế hoạch phòng bị cho các kịch bản này.

Thứ sáu, chuyển từ phương pháp chống đỡ truyền thống là quản lý tài sản sang kết hợp quản lý nợ thông qua tiếp cận thị trường tiền tệ để vay vốn tức thời khi cần.

Thứ bảy, hệ thống giám sát, báo cáo được hỗ trợ rất nhiều từ các công nghệ kĩ

thuật, phần mềm tiên tiến để tăng tốc độ xử lý và khả năng chia sẻ thông tin môt cách hiệu quả và nhanh nhất, giúp xóa bỏđược các giới hạn về thời gian và địa lý.

Kết luận chương 1

Chương 1 của luận văn đã nghiên cứu, khài quát có hệ thống và làm sáng tỏ

thêm nhưng lý luận cơ bản liên quan đến đề tài nghiên cứu, bao gồm:

− Những lý luận cơ bản về thanh khoản của NHTM;

− Những lý luận về rủi ro thanh khoản và quản trị rủi ro thanh khoản của NHTM;

− Những lý luận về nhân tốảnh hưởng đến quản trị rủi ro thanh khoản tại NHTM;

− Những kinh nghiệm của một số ngân hàng về quản trị rủi ro thanh khoản và bài học kinh nghiện rút ra đối với Ngân hàng Thương mại Cổ phần Xuất Nhập khẩu Việt Nam.

Những lý luận được đề cập trên hình thành khung lý thuyết nhằm định hướng cho quá trình nghiên cứu thực hiện các mục tiêu của đề tài.

CHƯƠNG 2

THỰC TRẠNG QUẢN TRỊ RỦI RO THANH KHOẢN TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN XUẤT NHẬP KHẨU VIỆT NAM

2.1. GIỚI THIỆU VỀ NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN XUẤT NHẬP KHẨU VIỆT NAM

2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển

Eximbankđược thành lập vào ngày 24/05/1989 theo quyết định số 140/CT của Chủ Tịch Hội Đồng Bộ Trưởng với tên gọi đầu tiên là Ngân hàng Xuất Nhập Khẩu Việt Nam (Vietnam Export Import Bank), là một trong những Ngân hàng thương mại cổ

phần đầu tiên của Việt Nam.

Ngân hàng đã chính thức đi vào hoạt động ngày 17/01/1990. Ngày 06/04/1992, Thống Đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ký giấy phép số 11/NH-GP cho phép Ngân hàng hoạt động trong thời hạn 50 năm với số vốn điều lệ đăng ký là 50 tỷ đồng VN tương đương 12,5 triệu USD với tên mới là Ngân hàng Thương Mại Cổ Phần Xuất Nhập Khẩu Việt Nam (Vietnam Export Import Commercial Joint - Stock Bank), gọi tắt là Vietnam Eximbank.

Được thành lập sớm nhất trong hệ thống các NHTMCP Việt Nam, Eximbank đã trở thành một trong những NHTMCP lớn nhất. Đến nay vốn điều lệ của Eximbank đạt 12.335 tỷđồng. Vốn chủ sở hữu đạt 13.317 tỷđồng. Eximbank hiện là một trong những Ngân hàng có vốn chủ sở hữu lớn nhất trong khối Ngân hàng TMCP tại Việt Nam.

Hình ảnh và thương hiệu của Eximbank liên tục được nhiều người biết đến do những phát triển của Ngân hàng cả về lượng và chất. Quy mô của Eximbank không ngừng mở rộng với tốc độ tăng trưởng cao từ những năm đầu mới thành lập. Eximbank có địa bàn hoạt động rộng khắp cả nước với Trụ Sở Chính đặt tại TP. Hồ Chí Minh và 207 chi nhánh và phòng giao dịch trên toàn quốc và đã thiết lập quan hệđại lý với 869 Ngân hàng tại 84 quốc gia trên thế giới.

Thế mạnh của Eximbank còn ở các hoạt động phi tín dụng bao gồm: thanh toán, bảo lãnh, kinh doanh ngoại tệ … Thanh toán và kinh doanh ngoại tệ là 2 hoạt động mà

Eximbank đặc biệt có thế mạnh so với các NHTMCP khác.

Hiện nay Eximbank đang thu hút được rất nhiều sự quan tâm của các nhà đầu tư

trong và ngoài nước, đặc biệt một số định chế tài chính quốc tế rất muốn hỗ trợ

Eximbank về cách thức quản trị ngân hàng hiện đại. Với ban điều hành có năng lực quản lý tốt, kinh nghiệm lâu năm trong ngành ngân hàng, và đội ngũ cán bộ được đào tạo chuyên nghiệp, trẻ trung, nhiệt huyết, Eximbank hoàn toàn có khả năng đạt được mục tiêu trở thành một trong những ngân hàng thương mại cổ phần hàng đầu Việt Nam.

2.1.2. Mô hình tổ chức

Hình 2.1: Mô hình tổ chức ngân hàng EXIMBANK

Đại hội đồng cổ đông: là cơ quan có thẩm quyền cao nhất của Ngân hàng bao gồm tất cả các cổđông có tên trong danh sách đăng ký cổđông.

Hội đồng quản trị: là cơ quan quản trị Ngân hàng, có toàn quyền nhân danh Ngân hàng để quyết định các vấn đề liên quan đến mục đích, quyền lợi của Ngân hàng, trừ những vấn đề thuộc thẩm quyền của Đại hội đồng cổ đông. Hội đồng quản trị theo

điều lệ Eximbank ít nhất 03 người và nhiều nhất 11 thành viên. Nhiệm kỳ của Hội đồng quản trị là 05 năm và có thể được bầu lại. Hiện nay, Hội đồng quản trị gồm 11 thành viên.

Ban kiểm soát: Ban Kiểm soát do Đại hội đồng Cổ đông bầu ra, là tổ chức thay mặt cổ đông để kiểm soát mọi hoạt động kinh doanh, quản trị và điều hành của Ngân hàng. Hiện nay, Ban kiểm soát gồm 3 thành viên.

Tổng Giám đốc: Tổng Giám đốc là người chịu trách nhiệm trước Hội đồng quản trị, trước pháp luật về việc điều hành hoạt động hàng ngày của Ngân hàng. Nhiệm kỳ

của Tổng Giám đốc là 05 năm và có thểđược bổ nhiệm lại. Giúp việc cho Tổng Giám

đốc có các Phó Tổng Giám đốc.

Các bộ phận nghiệp vụ: trên cơ sở các chức năng nhiệm vụ được quy định tại Quy chế tổ chức điều hành, Eximbank có 08 khối và 25 phòng ban nghiệp vụ/trung tâm chịu sự quản lý trực tiếp của Tổng giám đốc. Mỗi khối và phòng nghiệp vụ được ủy quyền một số công việc chức năng cụ thể, tạo nên một bộ máy hoạt động thông suốt trong toàn hệ thống ngân hàng.

Các chi nhánh và phòng giao dịch: Các chi nhánh là đơn vị phụ thuộc ngân hàng hoạt động theo phân cấp, ủy quyền của Tổng Giám đốc phù hợp với điều lệ và qui định của pháp luật. Mỗi chi nhánh có bảng cân đối tài khoản riêng, phải tự cân đối thu nhập, chi phí và có lãi nội bộ sau khi tính đủ các khoản chi phí và lãi điều hòa vốn. Dưới chi nhánh là các phòng giao dịch. Phòng giao dịch là đơn vị hạch toán báo sổ và có con dấu riêng, được phép thực hiện một phần các nội dung hoạt động của Chi nhánh theo sựủy quyền của Giám đốc chi nhánh.

2.1.3. Thực trạng hoạt động kinh doanh và các kết quảđạt được

Trong thời gian vừa qua, tình hình kinh tế vĩ mô, môi trường kinh doanh còn nhiều bất

hàng vững mạnh và nay đã trở thành một ngân hàng lớn.

2.1.3.1. Quy mô vn và tài sn

Trong những năm qua, Eximbank đã có những bước tiến đáng kể trong tăng trưởng tổng tài sản và vốn chủ sở hữu.

Biểu đồ 2.1: Tốc độ tăng trưởng tổng tài sản của Eximbank giai đoạn từ năm 2009 – 2012 65 131 184 170 36% 100% 40% ‐8% 0 20 40 60 80 100 120 140 160 180 200 2009 2010 2011 2012 ‐20% 0% 20% 40% 60% 80% 100% 120% T ng tà i s n (nghìn t  đ ng) T c đ  tăng tr ng Nguồn: BCTC của Eximbank.[19]

Biểu đồ 2.2: So sánh tổng tài sản của Eximbank với một số ngân hàng năm 2012 (Đvt: nghìn tỷđồng) 444 405 392 256 145 170 151 81 23 0 50 100 150 200 250 300 350 400 450 500

BIDV CTG VCB ACB STB EIB MBB SHB NVB

Tốc độ tăng trưởng tổng tài sản biến động liên tục qua các năm và bình quân từ

năm 2008 đến nay đạt 42%. Đặc biệt năm 2011, tốc độ tăng trưởng tổng tài sản sụt giảm mạnh do khủng hoảng nền kinh tế tác động và đến năm 2012, tổng tài sản của Eximbank có mức tăng trưởng âm. Trong năm 2011 và 2012 các giao dịch liên quan

đến công cụ tài chính phái sinh và các tài sản tài chính khác của EIB đều đến hạn khiến cho khoản mục này năm 2011 giảm 100% so với năm 2010, năm 2012 giảm 57% so với năm 2011. Mặt khác, trong năm 2011 EIB cũng cơ cấu lại danh mục các khoản góp vốn

đầu tư dài hạn, giảm 28% so với năm 2010. So với các ngân hàng đang niêm yết, tổng tài sản của EIB ở mức trung bình, đứng thứ 5/9 ngân hàng so sánh.

Biểu đồ 2.3: Tốc độ tăng trưởng Vốn chủ sở hữu của Eximmbank giai đoạn từ

năm 2009 – 2012 13 14 16 16 4% 1% 21% ‐6% 0 2 4 6 8 10 12 14 16 18 2009 2010 2011 2012 ‐10% ‐5% 0% 5% 10% 15% 20% 25% V n ch  s  h u (nghìn t  đ ng) T c đ  tăng tr ng (%) Nguồn: BCTC của Eximbank.[19] Tốc độ tăng trưởng vốn chủ sở hữu có xu hướng giảm, đặc biệt năm 2012, vốn chủ sở

hữu giảm 6% so với năm 2011. Nguyên nhân vốn chủ sở hữu giảm chủ yếu do ngân hàng sử dụng thặng dư vốn cổ phần của EIB để tăng vốn điều lệ và trả cổ tức cho cổ đông, giảm từ 5.292 tỷ đồng năm 2008 xuống 156 tỷ đồng năm 2012. Mặc dù tốc độ

bổ sung qua các năm, từ 7.220 tỷ đồng năm 2008 lên 12.355 tỷđồng năm 2012. So với một số ngân hàng, vốn chủ sở hữu của EIB hiện đứng thứ 4, sau 3 ngân hàng thương mại Nhà nước Biểu đồ 2.4: So sánh Vốn chủ sở hữu của Eximbank với một số ngân hàng năm 2012 (Đvt: nghìn tỷđồng) 24 31 40 14 14 16 13 6 3 0 5 10 15 20 25 30 35 40 45

BIDV CTG VCB ACB STB EIB MBB SHB NVB

Nguồn: BCTC của các ngân hàng. [ 25,24,23,20,21,19,26,27,22 ]

2.1.3.2. Hot động huy động vn

Nền kinh tế Việt Nam và diễn biến thị trường trong năm qua có nhiều thách thức

đối với hoạt động huy động vốn của các ngân hàng thương mại. Yếu tố thị trường với nhiều khó khăn như: lạm phát ở mức cao, lượng cung tiền hạn chế, các chính sách hạn chế huy động vốn bằng vàng của NHNN Việt Nam.

Năm 2009, lãi suất cơ bản đã tăng lên 8% để các ngân hàng có cơ hội tăng thêm lãi suất huy động lên đến 10,49% được xem là mức cao nhất được khuyến cáo bởi Ngân hàng Nhà nước, tổng nguồn vốn huy động của Eximbank đạt 46.989 tỷđồng.

Bảng 2.1: Tình hình huy động vốn của Eximbank giai đoạn 2009-2012 Đvt: Tỷđồng Năm So sánh 2009 2010 2011 2012 2010/2009 2011/2010 2012/2011 Chỉ tiêu Số tiền trTọỷng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền trTọỷng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Mức tăng, giảm Tốc độ tăng, giảm (%) Mức tăng, giảm Tốc độ tăng, giảm (%) Mức tăng, giảm Tốc độ tăng, giảm (%) Tổng mức huy động 46.989 100 70.705 100 72.777 100 82.338 100 23.716 50 2.072 3 9.561 13 - Phân loại theo khách hàng + Khách hàng doanh nghiệp 14.209 30,20 25.351 35,90 18.172 25,00 18.937 23 11.142 78 -7.179 -28 765 4 + Khách hàng cá nhân 32.780 69,80 45.354 64,10 54.605 75,00 63.401 77 12.574 38 9.251 20 8.796 16

- Phân loại theo thời gian

+ Ngắn hạn 41.001 87,30 38.477 54,40 49.575 68,10 58.459 71 -2.524 - 6 11.098 29 8.884 18

+ Trung và dài hạn 5.988 12,70 32.228 45,60 23.202 31,90 23.879 29 26.240 438 -9.026 -28 677 3

Nguồn: Báo cáo thường niên của Eximbank.[19]

Trong tình trạng chung đó, hoạt động huy động vốn của Eximbank đã đạt được những kết quả vượt bậc. Năm 2010, tổng nguồn vốn huy động của Eximbank đạt 70.705 tỷđồng, đạt mức tăng trưởng cao đến 50%. Huy động vốn từ các tổ chức kinh tế đạt 25.351 tỷ đồng, tăng 11.142 tỷ đồng so với năm 2009 (tương ứng tỷ lệ tăng 78%)

đưa huy động vốn từ tổ chức kinh tế từ 30% năm 2009 lên 36% tổng vốn huy động toàn hệ thống. Huy động vốn từ khách hàng cá nhân đạt 45.354 tỷđồng, tăng 12.574 tỷđồng (tương ứng tỷ lệ tăng 38%) so với năm 2009. Sở dĩđạt kết quả như vậy là do Eximbank

đã triển khai nhiều sản phẩm huy động mới nhằm đáp ứng nhu cầu ngày một đa dạng của khách hàng, không ngừng cải tiến các sản phẩm và dịch vụ hiện có song song với việc tổ chức các chương trình chăm sóc khách hàng, chương trình khuyến mại với nhiều lợi ích thiết thực.

Bên cạnh đó, số tiền huy động trung và dài hạn năm 2010 cũng tăng rất cao, từ

5.988 tỷđồng năm 2009 lên 32.228 tỷđồng năm 2010, mức tăng 438%, đưa cơ cấu huy

động vốn trung – dài hạn tăng từ 12% năm 2009 lên 45,6% tổng vốn huy động toàn hệ

thống. Cùng với đó là sự sụt giảm nhẹ trong huy động vốn ngắn hạn, giảm 2.524 tỷ đồng tương ứng 6% so với năm trước đó.

Tổng nguồn vốn huy động đối với khách hàng cá nhân và doanh nghiệp trong năm 2011 đạt 72.777 tỷ đồng, tăng 3% so với năm 2010, trong đó, huy động vốn từ

khách hàng cá nhân đạt 54.605 tỷđồng, tăng 9.251 tỷđồng (tương ứng tỷ lệ tăng 20%)

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản trị rủi ro thanh khoản tại ngân hàng thương mại cổ phần xuất nhập khẩu việt nam001 (Trang 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(103 trang)