KIẾN NGHỊ VÀ ĐỀ XUẤT

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản trị rủi ro thanh khoản tại ngân hàng thương mại cổ phần xuất nhập khẩu việt nam001 (Trang 94)

3.3.1. Đối với Quốc Hội

3.3.1.1. Mt ngân hàng trung ương độc lp và đủ mnh

Trong đề án phát triển NHNN, Quốc Hội chưa nêu rõ mô hình NHNN sẽ theo mô hình nào: trực thuộc Chính Phủ hay độc lập với Chính Phủ. Tuy nhiên, cho dù áp dụng mô hình nào đi nữa, vấn đề then chốt là phải nâng cao vị thế và tính độc lập của NHNN với Chính Phủ. Có như vậy, NHNN mới có thểđưa ra các quyết định điều hành chính sách tiền tệ một cách nhanh chóng, nhằm tác động đến nền kinh tế một cách kịp thời và mang lại hiệu quả cao.

3.3.1.2. Hoàn thin h thng lut pháp đáp ng yêu cu hi nhp

Cuộc khủng hoảng tài chính Châu Á năm 1997 xảy ra bắt đầu ở Thái Lan, sau đó nhanh chóng lan sang một loạt các nước trong khu vực và tác động tới toàn thế giới. Trong số những nước đã tự do hóa thị trường vốn và nằm trong vòng xoáy cuộc khủng hoảng đó, không phải ngẫu nhiên mà nước khống chế tốt nhất những tác động của cuộc khủng hoảng, Singapore, chính là nước có hệ thống luật pháp tốt nhất. Việt Nam đang hội nhập ngày càng sâu rộng hơn vào nền kinh tế khu vực và thế giới, cho nên, việc tiếp tục hoàn thiện hệ thống hành lang pháp lý nói chung và hệ thống hành lang pháp lý về

hoạt động ngân hàng nói riêng là cần thiết và cấp bách.

Trong thời gian tới, cần tập trung triển khai xây dựng Luật Ngân hàng Nhà nước, Luật các tổ chức tín dụng, Luật giám sát hoạt động ngân hàng và Luật bảo hiểm tiền gửi; rà soát, sửa đổi hệ thống văn bản pháp quy trong lĩnh vực ngân hàng đảm bảo phù hợp với các cam kết của Việt Nam khi gia nhập WTO.

Việc hoàn thiện hệ thống luật pháp nhằm xây dựng hệ thống ngân hàng thương mại lành mạnh, minh bạch, vận hành theo cơ chế thị trường có sự kiểm soát hợp lý của Chính Phủ. Muốn vậy, cần quy định rõ chức năng, nhiệm vụ của từng loại hình ngân hàng: thương mại, đầu tư, chính sách, phát triển để tránh những đặc điểm riêng có

của loại hình ngân hàng này trở thành lợi thế cạnh tranh không công bằng với loại hình ngân hàng khác. Trong dự thảo Luật bảo hiểm tiền gửi, cần nghiên cứu nâng mức bảo hiểm tiền gửi của khách hàng tại các ngân hàng. Bởi lẽ, việc nâng mức tiền gửi được bảo hiểm làm cho người gửi tiền yên tâm hơn, tránh tình trạng rút tiền hàng loạt. Điều này sẽ giúp các ngân hàng thương mại ổn định được nguồn tiền gửi, nhất là khi xảy ra tình trạng căng thẳng thanh khoản.

3.3.2. Đối với Chính phủ

Thị trường tài chính phát triển là một môi trường hiệu quả cho các NHTM giảm thiểu rủi ro thanh khoản một cách đáng kể. Để tạo điều kiện cho thị trường tài chính phát triển, tôi xin kiến nghị các giải pháp sau:

- Bổ sung công cụ và hoàn thiện cơ chế hoạt động của các công cụ tài chính. Một mặt làm giảm áp lực cho các NHTM trong việc đáp ứng vốn cho nền kinh tế, mặt khác

đa dạng hóa thêm các nghiệp vụ tài chính tạo điều kiện cho các NHTM phát triển dịch vụ.

- Tiếp tục xây dựng cơ chếđiều hành tỷ giá linh hoạt, nhưng gắn với diễn biến cungcầu thị trường. Xây dựng chính sách ngoại hối hiệu quả nhằm kiểm soát được tình trạng đô la hóa, thúc đẩy các giao dịch ngoại hối, tạo điều kiện thu hút đầu tư nước ngoài.

- Phát triển thị trường tiền tệ an toàn, hiệu quả, tạo cơ sở để lãi suất được hình thành tự do theo quan hệ cung cầu.

- Tiếp tục hoàn thiện thị trường chứng khoán theo tiêu chuẩn khu vực và quốc tế

3.3.3. Đối với Ngân hàng Nhà nước Việt Nam

3.3.3.1. Hoàn thin môi trường pháp lý

Hội nhập quốc tếđã mở ra cơ hội để ngành Ngân hàng trao đổi, hợp tác, tiếp cận các luồng vốn và trợ giúp kỹ thuật quốc tế cho ngân hàng Việt Nam, góp phần làm cho quản trị của hệ thống ngân hàng Việt Nam phù hợp hơn với trình độ và chuẩn mực quốc tế. Song, quản trị ngân hàng cần đứng trên giác độ tổng thể từ quản trị mục tiêu - chiến lược đến tổ chức - hoạt động và đặc biệt là quản trị rủi ro mới mang lại sự an toàn cho NHTM. Để tạo một sự thay đổi có tính chiến lược về quản trị ngân hàng, một Bộ Luật

rành rẽ là cần thiết.

Về lâu dài, NHNN cần hướng tới việc thiết lập các tiêu chuẩn pháp định về tính thanh khoản, xây dựng lộ trình thực hiện một cách phù hợp các tiêu chuẩn pháp định này để giúp các ngân hàng có thể ổn định và vững chãi kể cả trong các thời điểm xấu kéo dài.

Bên cạnh những nỗ lực của các NHTM, Chính phủ và NHNN cần phải tích cực hỗ trợ các NHTM để đảm bảo khả năng thanh khoản. Thông qua việc xây dựng và hoàn thiện khung pháp lý đồng bộ, chặt chẽ nhưng linh hoạt, đảm bảo sựổn định và hiệu quả

cao trong hoạt động của hệ thống ngân hàng Việt Nam. Đây chính là tiền đề cơ sở để

thực hiện tốt bài học kinh nghiệm, đảm bảo hoạt động ngân hàng an toàn và hiệu quả.

Để hoàn thiện khung pháp lý, học viên đưa ra một số kiến nghị đối với Chính phủ và NHNN những vấn đề sau:

- Khi ban hành các văn bản pháp luật, các văn bản hướng dẫn thi hành luật hoặc các quy chế nghiệp vụ, Chính phủ và NHNN cần xem xét và quan tâm đến tính khả thi, sự phù hợp với thông lệ quốc tế và đảm bảo đáp ứng các yêu cầu, cam kết quốc tế. Việc ban hành các văn bản quy phạm pháp luật điều chỉnh hoạt động NHTM cần thực hiện

đồng bộ với việc ban hành các văn bản điều chỉnh hoạt động kinh doanh dưới sự quản lý của các Bộ, ngành khác.

- Chính phủ và NHNN cần nghiên cứu và sớm ban hành các văn bản điều chỉnh hoạt động ngân hàng phù hợp với thời kỳ hội nhập.

- NHNN cần luôn bám sát quá trình hội nhập, tiến hành rà soát các văn bản quy phạm pháp luật đã ban hành, đối chiếu với diễn biến thực tế trên thị trường và với các cam kết của Việt Nam để sửa đổi, bổ sung cho phù hợp các quy định về thanh khoản.

- Xây dựng và bổ sung các văn bản pháp lý liên quan đến việc phát triển các dịch vụ ngân hàng mới, các công cụ tài chính phái sinh. Các văn bản liên quan đến việc phát triển dịch vụ của các NHTM Việt Nam ra thị trường nước ngoài. Xây dựng cơ chế giám sát đảm bảo an toàn hệ thống ngân hàng khi mở rộng và phát triển ra các nước trong khu vực và trên thế giới.

năng lực cạnh tranh của các NHTM trong nước, nếu môi trường tốt sẽ tạo điều kiện thúc đẩy hoạt động cạnh tranh, ngược lại sẽ kìm hãm năng lực cạnh tranh của mỗi ngân hàng. Vì vây, Chính phủ cần sớm hoàn thiện khung pháp lý cho hoạt động cạnh tranh thông qua bổ sung các văn bản hướng dẫn cụ thể Luật cạnh tranh áp dụng trong lĩnh vực tài chính tiền tệ.

3.3.3.2. Tăng cường công tác thanh tra, kim soát

Trong thời gian qua, cơ chế giám sát rủi ro của NHNN đã có nhiều đổi mới, đã

đưa được ra các quy định về an toàn hoạt động ngân hàng phù hợp với thông lệ quốc tế, … tuy nhiên vẫn còn tồn tại nhiều vấn đề yếu kém. Vì vậy, thời gian tới NHNN cần tiếp tục thực hiện công tác đổi mới, hoàn thiện cơ chế giám sát và tăng cường công tác giám sát ngân hàng. Theo đó, NHNN cần thực hiện một số công việc sau:

- Hoàn thiện cơ cấu chức năng nhiệm vụ của cơ quan thanh tra giám sát ngân hàng, đảm bảo thực hiện đầy đủ bốn khâu: cấp phép- ban hành quy chế- thực hiện giám sát- xử phạt và thu hồi giấy phép.

- Hoàn thiện các cơ chế an toàn và các biện pháp thận trọng trong lĩnh vực ngân hàng, đổi mới phương thức giám sát ngân hàng,đổi mới nội dung, phương pháp và quy trình thanh tra.

- Nâng cao trình độ cán bộ và đạo đức nghề nghiệp của các bộ thanh tra ngân hàng. Chú trọng nâng cao trình độ nghiệp vụ của thanh tra viên. Xử lý nghiêm những vi phạm đạo đức nghề nghiệp đồng thời có chế độ đãi ngộ phù hợp cho những thanh tra viên có năng lực, trình độ và có thành tích.

- Tăng cường hơn nữa hiệu quả công tác giám sát từ xa của NHNN đối với các NHTM

Cần thiết phải xem Quản trị RRTK là một ưu tiên hàng đầu trong hoạt động kinh doanh của Ngân hàng bằng cách nâng cao năng lực quản trị của ban điều hành, nâng cao năng lực hoạch địch và dự báo để có kế hoạch chủđộng đối phó kịp thời.

3.3.3.3. Điu hành chính sách tin t linh hot

Việc điều hành chính sách tiền tệ một cách linh hoạt và phát triển các hoạt động của thị trường tiền tệ một cách có hiệu quả, đặc biệt là công cụ thị trường mở, luôn là

nhân tố tích cực cho quản trị RRTK của NHTM. Cụ thể, NHNN nên:

- Tiếp tục sử dụng linh hoạt công cụ nghiệp vụ thị trường mở để thực hiện cung cấp nguồn vốn ngắn hạn cho các ngân hàng, “cứu nguy” về thanh khoản trong thời gian hệ thống ngân hàng đang thiếu thanh khoản như hiện nay. Để tạo điều kiện cho các ngân hàng nhỏ tiếp cận được với nguồn vốn này, tránh tình trạng các ngân hàng nhỏ

cần thanh khoản lại không vay được mà phải đi vay lại các khoản vốn này từ các ngân hàng lớn trên thị trường liên ngân hàng với lãi suất cao hơn, NHNN cần tăng số lượng các phiên giao dịch, tăng khối lượng giao dịch và mở rộng các loại giấy tờ có giá được thực hiện giao dịch.

- Công cụ dự trữ bắt buộc cần được xem xét kĩ lưỡng trước khi được điều chỉnh trong tình hình hiện nay. Công cụ này trực tiếp tác động tới thanh khoản của ngân hàng, một khi tăng DTBB, tuy có thể giảm lượng tiền cho vay ra của ngân hàng nhưng đồng thời làm giảm đáng kể khả năng thanh khoản của ngân hàng.Thanh khoản của cả hệ

thống trước mắt sẽ còn căng thẳng, nội lực của các ngân hàng còn yếu, lại tiếp tục tăng DTBB sẽ như đổ thêm dầu vào lửa. NHNN chỉ nên xem xét sử dụng công cụ này vào cuối năm, nếu tăng trưởng tín dụng vẫn cao hơn nhiều so với mục tiêu đề ra.

- Phát triển thị trường tiền tệ về quy mô và chiều sâu để có khả năng truyền tải cơ

chế điều tiết của NHNN đối với nền kinh tế. Cần tiếp tục đa dạng và chuẩn hoá các công cụ nợ trên thị trường tiền tệ, nới lỏng hợp lý các điều kiện gia nhập thị trường, chuẩn hoá quy trình và phương thức giao dịch giúp các NHTM nâng cao hiệu quả mua bán vốn, nâng cao khả năng phòng ngừa rủi ro thanh khoản.

3.3.3.4. Ngân hàng Nhà nước nên chú trng phát trin th trường liên ngân hàng. Như đã đề cập ở phần trên, một trong những hạn chế là tính liên kết trong toàn Như đã đề cập ở phần trên, một trong những hạn chế là tính liên kết trong toàn hệ thống còn yếu, các ngân hàng chưa có sự hỗ trợ, giúp đỡ nhau thực sự, cho nên đây là một nguyên nhân dẫn đến nguy cơ của một cuộc khủng hoảng thanh khoản bởi tính chất dễ lan truyền của nó. Chính vì thế, NHNN với tư cách là một tổ chức quản lý hoạt

động của toàn bộ hệ thống NHTM, cần nâng cao vai trò của mình trong việc tạo sự gắn kết chặt chẽ giữa các NHTM. Để làm được điều này, trước hết, NHNN cần có sựđối xử

công bằng đối với tất cả các loại hình NHTM, không kể là ngân hàng tư nhân hay ngân hàng nhà nước, có như vậy các ngân hàng mới thấy rõ được vai trò, vị trí của mình

trong toàn bộ hệ thống, từđó họ sẽ có những cách xử sựđúng mực, hợp lý, góp phần phát triển thị trường liên ngân hàng một cách bền vững. Tiếp đó, NHNN cần đa dạng hóa các công cụ thanh toán, tín dụng trên thị trường liên ngân hàng để tạo sự thuận lợi trong hoạt động giao dịch giữa các ngân hàng.

Một khi thị trường liên ngân hàng phát triển, nó sẽ trở thành nơi quen thuộc để các NHTM giải quyết những khó khăn về thanh khoản của mình: các ngân hàng dư thanh khoản sẽ kịp thời hỗ trợ các ngân hàng đang thiếu hụt thanh khoản, san sẻ gánh nặng cho NHNN. Điều này sẽ giảm áp lực lên NHNN trong việc hỗ trợ thanh khoản, đồng thời tăng tính chủđộng, độc lập của các NHTM trong việc quản trị thanh khoản – đây cũng chính là cái đích mà các NHTM muốn vươn tới trong nền kinh tế thị trường.

3.3.3.5. Nâng cao cht lượng trung tâm thông tin tín dng (CIC)

Trung tâm thông tin tín dụng có chức năng thu nhận, xử lý, lưu trữ, phân tích và dự báo thông tin phục vụ cho yêu cầu quản lý Nhà nước, thực hiện các dịch thông tin Ngân hàng. CIC là tổ chức duy nhất ở Việt nam thực hiện chức năng cơ quan đăng ký thông tin tín dụng công cộng, hoạt động vì mục tiêu an toàn hệ thống ngân hàng. Sản phẩm và dịch vụ của CIC là một kênh thông tin tin cậy, đóng góp tích cực trong công tác quản lý của NHNN cũng như bảo đảm hoạt động kinh doanh tín dụng an toàn, hiệu quả, góp phần vào việc ổn định hệ thống ngân hàng.

Trong bối cảnh mới, các NH và TCTD không thể không nâng cao năng lực quản trị, đảm bảo an toàn và hiệu quả hoạt động đáp ứng yêu cầu phát triển và hội nhập; nâng cao khả năng tiếp cận tín dụng cho khách hàng; nâng cao văn hóa tín dụng….

Điều này lại càng khiến thông tin về khách hàng vay có vai trò quan trọng hơn đối với họ trong công tác quản trị rủi ro. Chính vì vậy, nhiệm vụđặt ra với CIC từ 2011-2015 là phải hiện đại hóa và nâng cao chất lượng thông tin tín dụng.

Kết luận chương 3

Trên cơ sở khung lý thuyết ở chương 1, thực trạng ở chương 2, chương 3 đã đưa ra được những giải pháp và những kiến nghị nhằm tăng cường quản trị thanh khoản cho Eximbank, cụ thể là:

+ Nhóm giải pháp về cơ cấu tổ chức quản trị rủi ro, bao gồm: Tăng cường nhận thức, ý thức và sự chủđộng của các ban quản lý cấp cao trong việc quản trị RRTK theo những chuẩn mực an toàn; Tăng cường năng lực của hệ thống quản trị tài sản – nợ; Gắn kết công tác quản trị RRTK với công tác quản trị các rủi ro khác; Thực hiện công tác quản trị RRTK phải phù hợp với thông lệ quốc tế và đúng quy định của pháp luật.

+ Hoàn thiện hệ thống chính sách quản trị RRTK vững chắc trên cơ sở kết hợp các chuẩn mực an toàn của NHNN.

+ Nhóm giải pháp về nhận biết, đo lường và theo dõi RRTK, cụ thể là: Tiếp tục xây dựng, hoàn thiện và triển khai các thử nghiệm khả năng chi trả và phân tích tình huống; Tiếp tục triển khai áp dụng một cách có hiệu quả cơ chế chuyển vốn nội.

+ Nhóm giải pháp về kiểm soát – xử lý RRTK, như: Tiến hành xây dựng kế

hoạch tài trợ dự phòng (CFP); Nâng cao chất lượng quản lý tài sản nợ.

+ Nhóm giải pháp về kiểm tra, giám sát, cụ thể là: Chú trọng công tác giám sát và báo cáo trong nội bộ; Nâng cao vai trò và sự tham gia của Kiểm toán nội bộ.

+ Nhóm giải pháp về nhân sự, như: Đào tạo và đào tạo lại cho nguồn nhân lực hiện có; Có chính sách tuyển dụng và thu hút nhân lực có trình độ; Tạo môi trường

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản trị rủi ro thanh khoản tại ngân hàng thương mại cổ phần xuất nhập khẩu việt nam001 (Trang 94)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(103 trang)