8. TỔNG QUAN VỀ LĨNH VỰC NGHIÊN CỨU
1.2.3. Các nhân tố tác động đến rủi ro trong thanh toán quốc tế theo phƣơng
phƣơng thức tín dụng chứng từ
Dựa trên việc phân tích các loại rủi ro mà ngân hàng tham gia vào phƣơng thức thanh toán bằng L/C có thể gặp phải, chúng ta hình thành nên hai nhóm nguyên nhân cơ bản gây nên những rủi ro trên.
1.2.3.1.Nhóm nhân tố khách quan
Một là, do thể chế chính trị của quốc gia chƣa ổn định. Với một thể chế
thƣờng xuyên phải sửa đổi, bổ sung các văn bản pháp lý để đảm bảo tính kiện toàn, hiệu quả trong việc điều tiết các mối quan hệ tồn tại trong một quốc gia là nguyên nhân quan trọng ảnh hƣởng đến TTQT. Khi các quy định về chính sách dự trữ ngoại hối, cơ chế tỷ giá, thuế quan, XNK,… bị thay đổi thì rủi ro ngoại thƣơng xuất hiện. Chính vì vậy mà nhà nƣớc cần nghiên cứu và xây dựng một thể chế kiện toàn với độ ổn định lâu dài, tránh tình trạng sửa đổi, bổ sung thƣờng xuyên nhƣng vẫn đảm bảo đƣợc vai trò điều tiết của mình.
Hai là, các chính sách thúc đầy nền kinh tế phát triển. Những chính sách có
ảnh hƣởng đến hoạt động TTQT và có khả năng gây ra rủi ro cho phƣơng thức tín dụng chứng từ nhƣ là chính sách tiền tệ, chính sách ngoại hối và cán cân thanh toán quốc gia,
cam kết quốc tế. Chính sách tiền tệ do Ngân hàng trung ƣơng thực thi với các công cụ điều tiết cung tiền, lãi suất và ngoại tệ trong nƣớc. Những công cụ này có tác động trực tiếp và gián tiếp đến tỷ giá giao dịch trên thị trƣờng. Sự biến động này gây nên rủi ro cho các bên tham gia nhƣ đã phân tích ở mục 1.2.2.3 (Rủi ro thị trƣờng). Không những vậy, khi dự trữ ngoại hối và cán cân thanh toán của quốc gia bị thâm hụt thì sẽ làm cho lƣợng cung ngoại tệ trên thị trƣờng bị thiếu hụt dẫn đến giá trị đồng ngoại tệ tăng cao, tức là tỷ giá gia tăng đã mang lại rủi ro đáp ứng nhu cầu sử dụng ngoại tệ của nhà NK và cả ngân hàng. Về hoạt động hội nhập kinh tế thế giới, để tham gia vào một tổ chức thế giới thì các quốc gia cần phải đàm phán và cam kết các điều khoản điều hành nền kinh tế. Các cam kết quốc tề này buộc quốc gia phải thực hiện mặc dù nó có thể gây ra những biến động đáng kể cho hoạt động ngoại thƣơng.
Ba là, giai đoạn phát triển của nền kinh tế. Nếu nền kinh tế một quốc gia phát
triển ổn định và bền vững thì rủi ro sẽ thấp hơn và ngƣợc lại. Trong nền kinh tế thị trƣờng mang tính toàn cầu, cạnh tranh ngày càng khốc liệt, các mối quan hệ ngày càng phức tạp thì rủi ro là không thể tránh khỏi. Sự biến động của giá cả hàng hoá là những nhân tố khách quan làm cho nhiều doanh nghiệp và ngân hàng không thể trụ vững, bị phá sản, không thực hiện đƣợc những cam kết của mình. Một trong những nguyên nhân có thể gây nên sự leo thang của giá cả hàng hoá là khủng hoảng kinh tế. Ví dụ nhƣ khủng hoảng kinh tế thế giới năm 2008 đã tác động rất lớn đến hoạt động TTQT tại các ngân hàng. Lạm phát làm cho đồng tiền trong nƣớc mất giá so với đồng tiền nƣớc ngoài và do đó làm giá cả hàng hoá thay đổi gây nên rủi ro hàng hoá trong phƣơng thức thanh toán bằng L/C (Phạm Thị Diệu Linh 2008).
1.2.3.2.Nhóm nhân tố chủ quan
Rủi ro trong L/C không chỉ đến từ bên ngoài mà còn đến từ nội tại của các bên tham gia. Một số nguyên nhân chủ quan cốt lõi là:
Một là, năng lực quản lý, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ của các bên tham
gia còn yếu kém. L/C là phƣơng thức thanh toán yêu cầu các bên tham gia có kiến thức sâu, am tƣờng về hình thức này. Nếu các cán bộ ngân hàng làm nghiệp vụ thanh
toán này và nhà XK, NK không am hiểu nghiệp vụ, ngoại ngữ thì sẽ dẫn đến các rủi ro không đáng có đƣợc trình bày ở nội dung trên.
Hai là, uy tín, đạo đức và trách nhiệm của từng bên tham gia. L/C là một
hình thức cấp tín dụng mà ngân hàng phát hành cấp cho nhà NK để thực hiện nghĩa