Nâng cao chất lƣợng công tác thẩm định

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) rủi ro trong thanh toán quốc tế theo phương thức tín dụng chứng từ ( LC) tại ngân hàng thương mại cổ phần ngoại thương việt nam chi nhánh bình thuận (Trang 76 - 79)

8. TỔNG QUAN VỀ LĨNH VỰC NGHIÊN CỨU

3.3.2. Nâng cao chất lƣợng công tác thẩm định

Công tác thẩm định phải đƣợc thực hiện đúng quy trình đã đặt ra nhằm tìm kiếm những yếu tố tiềm ẩn rủi ro cho ngân hàng. Nhƣ vậy, chất lƣợng của việc thẩm định phải đƣợc cải thiện để không bỏ sót những yếu tố rủi ro. Nghiệp vụ thông báo L/C chỉ ràng buộc trách nhiệm của ngân hàng trong việc kiểm tra tính xác thực của L/C đƣợc thông báo nên rủi ro gặp phải trong công tác thẩm định là khá thấp. Do vậy, ở nội dung tiếp theo tác giả chỉ lƣu ý những điểm cần phải quan tâm khi thẩm định hồ sơ khách hàng khi thực hiện nghiệp vụ phát hành L/C và chiết khấu BCT.

Trong nghiệp vụ phát hành thư tín dụng

Thẩm định nhà NK: nghĩa vụ của nhà NK đối với ngân hàng cần phải đƣợc đảm bảo nhằm tránh rủi ro khi ngân hàng thực hiện nghĩa vụ với NTH nhƣng không

nhận lại đƣợc tiền thanh toán từ nhà NK. Bên cạnh việc thẩm định năng lực tài chính, tình hình sản xuất kinh doanh và phƣơng án kinh doanh của khách hàng thì việc tìm hiểu, nghiên cứu khía cạnh về mặt đạo đức không đƣợc bỏ qua. Đạo đức của khách hàng có vấn đề sẽ gây ảnh hƣởng cho ngân hàng nhƣ hành vi từ chối thanh toán khi BCT phù hợp trong lịch sử giao dịch của khách hàng, khách hàng là công ty ma đƣợc thành lập với các mục đích phi pháp,… Thông qua phân tích những yếu tố trên thì ngân hàng sẽ đƣa ra đƣợc kết luận về việc có phục vụ khách hàng này hay không? Nếu có thì phát hành từ vốn tự có 100% hay Vốn vay và tỷ lệ ký quỹ là bao nhiêu phần trăm?

Thẩm định nhà XK: khách hàng mà ngân hàng phục vụ trong nghiệp vụ này là nhà NK, tuy nhiên khi nhà XK không thực hiện đúng nghĩa vụ với nhà NK thì ngân hàng phát hành vẫn phải gánh chịu rủi ro. Do đó, bên cạnh việc khách hàng tự tìm kiếm và tìm hiểu về đối tác thì ngân hàng cũng cần nghiên cứu, tìm hiểu thông tin về lịch sử giao dịch của nhà XK. Nhằm tìm hiểu xem nhà XK có thực hiện hành vi lừa đảo hay giao hàng không đúng với hợp đồng đã ký kết hay không? Bên cạnh đó là việc kiểm tra hoạt động của nhà XK có liên quan đến các quy định cấm vận mà Việt Nam phải tuân thủ hay không. Thực trạng hiện nay cho thấy cán bộ thanh toán quốc tế chỉ kiểm tra hành vi cấm vận mà không tìm hiểu các thông tin về nhà XK để tƣ vấn cho khách hàng.

Kiểm tra nội dung L/C đƣợc yêu cầu phát hành: Việc đảm bảo L/C đƣợc phát hành với những điều khoản, quy định chặt chẽ, đảm bảo quyền lợi và tránh rủi ro cho nhà NK là cần thiết. Đây là một trong những giải pháp quan trọng giúp khách hàng giảm rủi ro và từ đó gián tiếp giúp ngân hàng giảm rủi ro. Để hoàn thành tốt việc này, cán bộ cần nghiên cứu kỹ lƣỡng các điều khoản và vận dụng trình độ của mình để nhận dạng các rủi ro có thể xảy ra để tƣ vấn.

Kiểm tra về hàng hoá giao dịch: khi phát hành L/C, hàng hoá là một trong những tài sản giúp ngân hàng đảm bảo lợi ích của mình khi ngƣời yêu cầu mở L/C không thực hiện nghĩa vụ. Khi xảy ra rủi ro, ngân hàng sẽ xử lý tài sản này để thu hồi vốn đã thanh toán cho nhà XK. Chính vì vậy, cán bộ cần lƣu ý những điểm sau

để tránh rủi ro: (i) hàng hoá giao dịch có đƣợc phép tự do NK hay có hạn ngạch và phải đƣợc xin phép; (ii) hàng hoá giao dịch có thuộc danh mục sản phẩm cấm mua bán nhƣ các loại động thực vật quý hiếm, nội tạng, danh mục động vật cấm nhập cảnh,… (iii) hàng hoá có mang tính chất đặc thù mà chỉ có một hay một số doanh nghiệp có nhu cầu đầu tƣ để sản xuất hay không; (iv) hàng hoá có thể bảo quản trong bao lâu mà chất lƣợng vẫn không thay đổi và (v) giá cả trên thị trƣờng của hàng hoá có biến động mạnh hay không.

Trong nghiệp vụ chiết khấu thư tín dụng

Nhƣ đã phân tích ở nội dung trên thì rủi ro thƣờng gặp phải trong nghiệp vụ này là mâu thuẫn trong việc xác định tính phù hợp của BCT đƣợc xuất trình. Do đó, cán bộ TTQT cần phải đọc và hiểu rõ các quy định trong L/C và áp dụng thông lệ quốc tế vào để tiến hành nghiệp vụ. Nếu có quy định nào chƣa rõ hay có thể hiểu theo nhiều ý khác nhau thì cần liên hệ TT TTTM hỗ trợ xử lý, tránh việc quyết định theo suy nghĩ cá nhân mà không có cơ sở pháp lý, thông lệ.

Bên cạnh đó, ngân hàng cần phải tìm hiểu uy tín của ngân hàng phát hành nhằm đảm bảo khả năng thực hiện đúng nghĩa vụ của ngân hàng phát hành hay không. Ngoài ra, việc dự đoán xu hƣớng, diễn biến giá cả hàng hoá giao dịch trên thị trƣờng là cần thiết vì nó ảnh hƣởng đến quyết định chấp nhận bất hợp lệ của ngƣời mở L/C khi BCT không hoàn hảo.

Khi nhà XK xuất trình BCT giả cho ngân hàng để yêu cầu đòi tiền ngân hàng phát hành thì trách nghiệm kiểm tra tính thực tế của hoạt động giao hàng không thuộc về ngân hàng thƣơng lƣợng. Tuy nhiên, nhằm tránh rủi ro khi ngân hàng phát hành phát hiện BCT giả và từ chối thanh toán thì ngân hàng chiết khấu cần yêu cầu nhà NK xuất trình tờ khai hải quan để đảm bảo hoạt động giao hàng có diễn ra trong thực tế. Nếu nhƣ khách hàng chƣa kịp xuất trình tờ khai hải quan để kiểm tra thì cán bộ thanh toán cần liên hệ với hãng tàu dựa trên thông tin trên vận đơn để yêu cầu xác thực hoạt động giao hàng có diễn ra.

Để đảm bảo hoạt động TTQT đặc biệt là hoạt động thanh toán hàng hoá xuất nhập khẩu theo phƣơng thức thanh toán bằng L/C đi đúng định hƣớng phát triển và

theo đúng hành lang pháp lý của Nhà nƣớc, của Vietcombank, chi nhánh cần tăng cƣờng công tác kiểm tra kiểm soát.

Trƣớc hết, Ngân hàng cần lựa chọn cán bộ tham gia kiểm tra kiểm soát là những ngƣời công tƣ phân minh, thiết tha với sự nghiệp phát triển của Ngân hàng. Các cán bộ kiểm tra, kiểm soát phải phát hiện, uốn nắn kịp thời nâng cao nhận thức toàn diện cho nhân viên. Hơn nữa trong thời gian tới, Ngân hàng cần đẩy mạnh công tác kiểm toán nội bộ cho các lĩnh vực nhƣ: kiểm toán báo cáo tài chính...

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) rủi ro trong thanh toán quốc tế theo phương thức tín dụng chứng từ ( LC) tại ngân hàng thương mại cổ phần ngoại thương việt nam chi nhánh bình thuận (Trang 76 - 79)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(88 trang)