Lập biểu tra sinh khối tươi thân cây tạm thời cho Thông 3 lá vùng Gia Lai.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xác lập một số mô hình sản lượng cho rừng trồng thông 3 lá (pinus kesiya royle ex cordon) tại tỉnh gia lai​ (Trang 70 - 79)

2) Huyện Mang Yang

4.5.3. Lập biểu tra sinh khối tươi thân cây tạm thời cho Thông 3 lá vùng Gia Lai.

Gia Lai.

Với kết quả nghiên cứu mối quan hệ giữa sinh khối tươi thân cây với các nhân tố biểu thị kích thước của cây ở phần (4.4), đề tài xây dựng biểu sinh khối tươi thân cây có vỏ và không vỏ từ phương trình (4-50) và (4-56)

(Biểu 4.10: Biểu tra sinh khối tươi thân cây tạm thời cho Thông 3 lá vùng Gia Lai).

Trong biểu, tương ứng với mỗi tổ hợp d1,3, hvn, hàng trên là sinh khối tươi thân cây có vỏ, hàng dưới là sinh khối tươi thân cây không vỏ. Đơn vị tính là Kg.

Cách sử dụng biểu

Khi xác định sinh khối tươi cho từng cây cá lẻ, cần đo đường kính và chiều cao của cây. Căn cứ d1,3, hvntra biểu xác định sinh khối tươi thân cây. Trường hợp cần xác định sinh khối tươi thân cây cho lâm phần với độ chính xác cao, cần điều tra và tiến hành các nội dung sau:

 Lập ô tiêu chuẩn 500 m2.

 Đo đường kính ngang ngực toàn diện và đo chiều cao vút ngọn một số cây (n

30

 cây).

 Xác định liệt số phân bố số cây theo cỡ đường kính.  Xác lập quan hệ hvn-d1,3.

Trên cơ sở phân bố N - D, đường cong chiều cao lâm phần, xác định sinh khối tươi thân cây cho từng cỡ kính và từ đó xác định sinh khối tươi thân cây cho lâm phần.

Chương 5

Kết luận - tồn tại và đề nghị

5.1. Kết luận

Từ kết quả nghiên cứu, có thể rút ra một số kết luận sau:

1) Với khối lượng 47 ô tiêu chuẩn 500 m2, đại diện cho các lâm phần Thông 3 lá từ tuổi 9 đến tuổi 22 và 75 cây chặt ngả, đảm bảo đủ số lượng cần thiết cho việc nghiên cứu các nội dung đặt ra.

2) Qua kiểm nghiệm Biểu thể tích Thông 3 lá Lâm Đồng, kết quả cho thấy mặc dù sai số tương đối bình quân về thể tích dưới 10%, nhưng khi sử dụng cho khu vực Gia Lai sẽ mắc sai số hệ thống. Vì vậy, cần xây dựng biểu thể tích riêng cho địa bàn nghiên cứu.

3) Qua kiểm nghiệm nhận thấy, có thể sử dụng các phương trình (4-5), (4-7) để lập biểu thể tích thân cây có vỏ và không vỏ tạm thời cho tỉnh Gia Lai.

4) Từ kết quả kiểm nghiệm Biểu quá trình sinh trưởng Thông 3 lá lập cho tỉnh Lâm Đồng cho thấy, giữa các lâm phần thực tế và Biểu còn có sự sai khác tương đối lớn về một số chỉ tiêu sản lượng ở bộ phận nuôi dưỡng đặc biệt về số cây, đường kính và thể tích cây bình quân, tỷ lệ hg/dg. Nếu sử dụng số cây để lại nuôi dưỡng theo Biểu quá trình sinh trưởng Thông 3 lá Lâm Đồng áp dụng cho lâm phần thực tế sẽ dẫn đến sai số tương đối về tổng tiết diện ngang và trữ lượng lâm phần khá cao, do đó cần tiếp tục nghiên cứu để xây dựng Biểu quá trình sinh trưởng cho khu vực.

5) Từ kết quả xác lập và kiểm nghiệm các mô hình dự đoán sản lượng, có những nhận xét sau:

 Trữ lượng lâm phần trước tỉa thưa được dự đoán từ chiều cao bình quân tầng trội (ho), mật độ của lâm phần (N) thông qua phương trình (4-18)

 Tổng tiết diện ngang lâm phần trước tỉa thưa xác định qua trữ lượng và hình cao. Trong đó, hình cao (HF) được xác định thông qua phương trình (4.11).

 Chiều cao bình quân xác định từ chiều cao tầng ưu thế thông qua phương trình (4-28)

6) Mật độ tối ưu của lâm phần được xác lập thông qua quan hệ giữa diện tích tán bình quân của những cây có khả năng giữ lại nuôi dưỡng với chiều cao tầng ưu thế (4-12), (4-13).

7) Tổng tiết diện ngang, trữ lượng của bộ phận tỉa thưa và chiều cao của bộ phận nuôi dưỡng được xác định thông qua:

 Cường độ tỉa thưa theo tiết diện (Gc%).  Cường độ tỉa thưa theo trữ lượng (Mc%).  Hệ số tỉa thưa theo chiều cao (Kh).

8) Sinh khối tươi thân cây có vỏ là một hàm của đường kính, chiều cao và thể tích và được mô phỏng tốt thông qua các phương trình tương ứng (4-50) và (4-53). Sinh khối tươi thân cây không vỏ được xác định với độ chính xác cao qua phương trình (4- 56).

9) Thông qua sinh khối tươi thân cây cá thể có thể tổng hợp và tính toán sinh khối tươi thân cây của lâm phần. Ngoài ra, có thể dự đoán thông qua phương trình (4- 59).

10)Từ kết quả nghiên cứu, đã xây dựng một số biểu tra. Từ kết quả kiểm nghiệm cho thấy, trước mắt có thể sử dụng các biểu này cho khu vực Gia Lai để xác định thể tích, sinh khối cũng như một số chỉ tiêu sản lượng cho rừng trồng Thông 3 lá.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xác lập một số mô hình sản lượng cho rừng trồng thông 3 lá (pinus kesiya royle ex cordon) tại tỉnh gia lai​ (Trang 70 - 79)