Xác lập mô hình mật độ tối ưu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xác lập một số mô hình sản lượng cho rừng trồng thông 3 lá (pinus kesiya royle ex cordon) tại tỉnh gia lai​ (Trang 35 - 36)

2) Huyện Mang Yang

3.2.4.1. Xác lập mô hình mật độ tối ưu

Cơ sở để xác định lâm phần tỉa thưa là diện tích tán. Theo quan điểm của nhiều tác giả cho rằng, lâm phần chuẩn là lâm phần có tổng diện tích tán trên ha bằng 10.000 m2. Chỉ khi nào tổng diện tích tán bằng tổng diện tích đất rừng thì cây rừng mới lợi dụng triệt để không gian dinh dưỡng. Do đó, nguyên tắc xác định lâm phần tỉa thưa là

những lâm phần có tổng diện tích tán trên ha lớn hơn 10.000 m2. Những lâm phần này được tỉa thưa cho tới khi diện tích tán giảm xuống bằng 10.000 m2. Các lâm phần được áp dụng phương thức tỉa thưa tầng dưới. Căn cứ để nhận biết phương thức này là tỷ số:

1

21  1 

V

V (3-8)

Với V1 : Thể tích bình quân cây trước tỉa thưa 2

V : Thể tích bình quân cây sau tỉa thưa

Đối tượng tỉa thưa là những cây tầng dưới, sinh trưởng kém, nơi có mật độ dày. Cây tỉa thưa được bài khi điều tra và đánh số theo thứ tự ưu tiên 1, 2, 3. Theo thứ tự này, sẽ tiến hành tỉa thưa cho tới khi tổng diện tích tán của những cây để lại nuôi dưỡng xấp xỉ bằng 10.000 m2.

Việc xác định mật độ tối ưu là nội dung hết sức cần thiết phục vụ công tác tỉa thưa và dự đoán sự biến đổi mật độ, sản lượng. Để xác định mật độ tối ưu, đề tài đã thăm dò một số dạng quan hệ trình bày trong phần 1.1.2.1, 1.2.2.1. Kiểm tra sự tồn tại các tham số của phương trình và sử dụng dạng quan hệ thích hợp nhất để xác định mật độ tối ưu thông qua chỉ tiêu cơ bản nhất, dễ xác định ngoài thực địa (Y).

N2= F(Y) (3-9)

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xác lập một số mô hình sản lượng cho rừng trồng thông 3 lá (pinus kesiya royle ex cordon) tại tỉnh gia lai​ (Trang 35 - 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(86 trang)